Thời trang Nhật Bản đã làm gì cho môi trường và chống lãng phí?

Nhật Hạ - Ảnh: CNN28/03/2021 09:00
Thời trang Nhật Bản đã làm gì cho môi trường và chống lãng phí?

Ngành may mặc thời trang của Nhật Bản được các nhà hoạt động môi trường thế giới ca ngợi vì sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên kết hợp công nghệ cao tạo ra các sản phẩm hữu ích, thân thiện môi trường và chống lãng phí.

Mottainai và văn hóa thủ công Nhật Bản

"Mottainai" là một thuật ngữ có nguồn gốc xa xưa ở Nhật được các nhà bảo vệ môi trường sử dụng. Thuật ngữ có nguồn gốc sâu xa, bắt nguồn từ tín ngưỡng tôn giáo Nhật Bản cho rằng mọi vật đều có giá trị nội tại và cần được sử dụng trọn vẹn. "Mottainai" có thể dịch là "Thật là lãng phí!".

Kaoru Imajo, Giám đốc Tổ chức Tuần lễ Thời trang Nhật Bản cho biết trong một email rằng: “Mottainai và văn hóa thủ công hiện diện ở khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản”. Theo ông, ở quốc gia này không có gì là lãng phí. Ông chỉ ra rằng rượu Sake lee (phần men còn sót lại sau quá trình lên men) từ lâu đã được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn hay vỏ cam bỏ đi đã được tái sử dụng bằng cách chế thành sợi và giấy.

Tại Tuần lễ Thời trang Rakuten của Tokyo như Nisai, trong bộ sưu tập Thu Đông 2021 của mình đã có những thiết kế “có một không hai” từ các nguyên liệu bỏ đi như boro – loại dễ bị sờn rách. Nisai đã tái sử dụng, vá lại với nhau để tạo ra những trang phục “không đụng hàng” trên sàn diễn.

thoitrangnhat1.jpg
Những tấm vải sờn rách được tái sử dụng 

Kaoru Imajo nói: “Chúng tôi đã sử dụng những tấm thảm, quần áo và vải cũ một cách lâu nhất có thể. Bây giờ, hàng dệt may boro buôn bán rất đắt hàng và được gọi là vải cổ điển của Nhật”.

Ngày nay, một số nhãn hiệu thời trang Nhật Bản đang đi theo cách này với danh nghĩa phát triển bền vững. Họ vận dụng kỹ thuật sản xuất hàng may mặc trước đó nhưng kết hợp với công nghệ mới trong quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu chất thải và tác hại đến môi trường xung quanh.

Sáng tạo từ nguyên liệu thiên nhiên

Shohei, thành lập vào năm 2016 bởi Giám đốc Sáng tạo Lisa Pek và Giám đốc Tài chính Shohei Yamamoto, đã bắt tay vào việc phát triển thương hiệu bền vững bắt đầu với quy trình nhuộm. Pek cho biết về thương hiệu giữa Nhật Bản và Áo, đã làm việc với một nghệ nhân ở Kyoto để mua hàng dệt nhuộm bằng phương pháp kakishibu truyền thống.

thoitrangnhat2.jpg
Một trang phục được tạo ra từ vải được nhuộm bằng phương pháp shibori

Trong quá trình nhuộm kakishibu, hàng dệt được ngâm trong nước ép lên men của quả hồng lúc chưa chín - một chất thay thế cho thuốc nhuộm tổng hợp phổ biến hiện nay vốn có thể gây hại cho môi trường, đặc biệt là đất và nguồn nước.

Sau quá trình nhuộm, vải được phơi dưới ánh nắng mặt trời để tạo ra màu cam. Ngoài ra, quá trình nhuộm kakishibu cũng tạo ra hiệu ứng chống thấm nước khi bị oxy hóa trong không khí và cung cấp các đặc tính kháng khuẩn. "Đây là thứ mà bạn có thể tìm thấy trong một loại vải công nghiệp nhưng nó cũng có trong tự nhiên", Pek giải thích.

Ngoài phương pháp nhuộm kakishibu, Shohei còn sử dụng công nghệ nhuộm truyền thống khác, được gọi là shibori. Shibori là một kỹ thuật nhuộm bằng tay có từ thế kỷ thứ 8, xuất phát từ một doanh nghiệp gia đình ở Nagoya. Giống như kakishibu, shibori sử dụng chất nhuộm tự nhiên (thường có nguồn gốc từ chàm) và ít gây hại cho môi trường hơn so với các loại thuốc nhuộm tổng hợp.

Tương tự, với tinh thần sản xuất thời trang thân thiện với môi trường, nhà thiết kế Nhật Bản Hiroaki Tanaka, người sáng lập Studio Membrane, đã sử dụng nhựa sinh học có khả năng phân hủy có nguồn gốc từ len. Chất liệu này là nền tảng cho "The Claws of Clothing", một bộ sưu tập ra mắt tại Tuần lễ thời trang sinh thái Australia 2018 ở Perth, được tạo ra với sự hợp tác của Shinji Hirai, một giáo sư tại khoa khoa học và tin học tại Viện Công nghệ Muroran của Hokkaido.

thoitrang3.jpg
Thiết kế làm từ nhựa phân hủy sinh học

Tanaka nói trên Zoom thông qua một người phiên dịch: “Tôi muốn làm ra những bộ quần áo hoàn toàn có thể phân hủy. Bởi vì nó chỉ được làm bằng len nên rất thân thiện vớibmôi trường”.

Tuy nhiên, Tanaka thừa nhận rằng nhựa phân hủy sinh học của ông ấy phù hợp với nghệ thuật trình diễn hơn là quần áo mặc hàng ngày. Khi nhựa bị ướt, nó sẽ trở lại dạng len thông thường và mất cấu trúc. Tuy nhiên, vì len có thể phân hủy sinh học, ông tin rằng vật liệu này có thể được sử dụng để thay thế một số đồ dùng một lần, chẳng hạn như tã hiện đang đầy rẫy các bãi chôn lấp.

Tận dụng công nghệ để chống lãng phí

Việc lựa chọn vải rất quan trọng cho sự phát triển bền vững trong ngành công nghiệp thời trang, tuy nhiên việc áp dụng công nghệ và máy móc mới cũng không kém phần quan trọng trong phong trào bảo vệ môi trường. Nó giúp giảm lượng vải bị lãng phí trong quá trình tạo mẫu, lấy mẫu và may đo. Ở lĩnh vực này, nhà sản xuất Nhật Bản Shima Seiki đã thiết lập tiêu chuẩn với máy dệt kim Wholegarment được vi tính hóa.

Khác với cách sản xuất hàng dệt kim truyền thống, trong đó các mảnh riêng lẻ được dệt kim sau đó may lại với nhau, các mặt hàng Wholegarment được dệt kim liền mạch toàn bộ.

thoitrangnhat6.jpeg

Masaki Karasuno, đại diện của thương hiệu Shima Seiki nói rằng có tới 30% lượng vải bị lãng phí trong quá trình sản xuất tiêu chuẩn, khi các mảnh hoa văn riêng lẻ được cắt ra từ các sợi vải trước khi được may lại với nhau. Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Masaki Karasuno nói: “Với Wholegarment, tất cả những điều đó sẽ bị loại bỏ khi toàn bộ quần áo được dệt kim thành một mảnh trực tiếp từ máy”.

Máy móc của Wholegarment cung cấp cho các thương hiệu sản xuất quần áo tùy theo nhu cầu riêng của thương hiệu nhằm tránh lãng phí. "Hàng may mặc được sản xuất hàng loạt ​​có xu hướng vượt quá nhu cầu thực tế và đó là lý do tại sao có rất nhiều hàng tồn kho. Điều này sẽ dẫn đến lãng phí. Wholegarment có thể sản xuất số lượng hàng may mặc theo yêu cầu của từng khách hàng", Karasuno giải thích.

thoitrangnhat5.jpg

Vào năm 2016, Fast Retailing Co., công ty mẹ của hãng thời trang Uniqlo, bắt đầu hợp tác chiến lược với Shima Seiki có tên là Innovation Factory, nơi sản xuất nhiều loại quần lót Wholegarment cho thương hiệu Uniqlo. Kể từ đó, nhãn hiệu thời trang Ý Max Mara và nhãn hiệu quần áo Mỹ Paul Stuart cũng đã chuyển sang sử dụng công nghệ Wholegarment của Shima Seiki.

Shima Seiki cũng cung cấp nền tảng mẫu ảo, cung cấp hình ảnh thực tế của từng sản phẩm may mặc để nhà sản xuất quyết định trước khi phát triển và ra mắt trên thị trường. Thông thường, việc lấy mẫu là một quá trình lặp đi lặp lại khi các nhà máy gửi các phiên bản quần áo mới, được tinh chỉnh cho đến khi nhà thiết kế hài lòng với sản phẩm cuối cùng. Mặc dù quy trình này rất hữu ích với các nhà thiết kế, cho phép họ điều chỉnh các yếu tố như phom dáng, vị trí và chất lượng, nhưng những nguyên mẫu này thường kết thúc ở các bãi chôn lấp.

Karasuno cho biết: “Mỗi mẫu bị lãng phí đều đòi hỏi thời gian, chi phí, vật liệu và năng lượng để sản xuất... và rồi sau đó, tất cả đều bị vứt bỏ”.

Shohei đã hợp tác với No Form, một studio thiết kế kỹ thuật số, để tạo ra hình ảnh 3D thực tế của một số sản phẩm may mặc của họ bằng cách sử dụng công nghệ tương tự như nền tảng lấy mẫu ảo của Shima Seiki. Những hình ảnh này có thể được sử dụng trong cửa hàng trực tuyến của họ thay cho ảnh của các mẫu. “Nó giống như khi bạn nghĩ về kiến ​​trúc, nơi bạn tạo ra một mô hình… trước khi xây dựng nó”, Pek nói. "Đó cũng là một cách khác để thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí".

Christiana Dean, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT của Redress, một tổ chức từ thiện, cho rằng việc giảm chất thải dệt may thì với các bước thực hiện của ngành công nghiệp thời trang Nhật Bản hiện nay đang làm là một ví dụ tích cực cho một hệ sinh thái thời trang lành mạnh hơn trên toàn thế giới.

"Tôi nghĩ điều đó rất thú vị khi các quốc gia muốn đổi mới. Một đất nước không có những bãi chôn lấp vô tận và cũng không thể vận chuyển tất cả rác thải của mình để đổ đi nơi khác... thì điều đó sẽ thúc đẩy sự đổi mới", Christiana Dean nói.

"Khi bạn đến Nhật Bản, đó là một xã hội đẹp đẽ, văn hóa đề cao sự tối giản; đề cao truyền thống và hiện đại. Nhật Bản có công nghệ rất cao còn ngành dệt may ở Nhật Bản là vô địch về mặt công nghệ".


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sách giả, sách lậu bán trên Shopee: Đâu chỉ mình First News điêu đứng

Thông tin Công ty First News chuẩn bị kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam vì bán sách giả, sách lậu đang nhận được sự chú ý của nhiều độc giả.
2

Hà Nội: Quán cà phê rộng 1.600m2 với 3 tấn sách đặt trên chiếc kệ khổng lồ

Quán cà phê mới mở nằm tại 348 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, thu hút phần lớn khách hàng trẻ tới chụp ảnh và trải nghiệm nhờ không gian giếng trời độc đáo có kệ sách khổng lồ chứa khoảng 3 tấn sách.

Người đẹp Mỹ đăng quang Hoa hậu Hòa bình Thế giới, Á hậu Ngọc Thảo dừng chân top 20

Chung kết cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới 2021 đã kết thúc vào tối 27/3 tại Bangkok, Thái Lan. Danh hiệu Hoa hậu thuộc về người đẹp Mỹ và đại diện của Việt Nam - Á hậu Ngọc Thảo dừng chân ở top 20.

Những bản Acoustic đầy cảm xúc làm xiêu lòng khán giả TP.HCM

Đêm 26.3.2021, đông đảo khán giả TP.HCM đã được thưởng thức bữa tiệc âm nhạc Acoustic đầy tình cảm tại MTV Showcase.

Á hậu Ngọc Thảo hoàn tất sứ mệnh ở Miss Grand International 2020

Tối 27.3, Á hậu Ngọc Thảo đã hoàn tất sứ mệnh của mình tại đêm chung kết Miss Grand International 2020.

Nữ nhà văn của 'Ramona và Beezus' qua đời ở tuổi 104

Nữ nhà văn người Mỹ Beverly Cleary, tác giả của những đầu sách thiếu nhi được yêu thích, đã vừa qua đời ở tuổi 104.

Vỡ mộng khi sang Mỹ, Long Nhật vội về Việt Nam vì nghi bị lao phổi

Ca sĩ Long Nhật mới đây đã “đăng đàn” trên YouTube tâm sự chuyện sang Mỹ bị vỡ mộng và nghi bị lao phổi nên phải quay về Việt Nam chữa trị.

Diva Thanh Lam: "Phật pháp giúp tôi bớt sân si, nóng giận và biết như nào là đủ"

Hạnh phúc là thứ không thể giấu được. Với Thanh Lam, điều đó chưa bao giờ đúng như lúc này. Bất cứ ai gặp cũng cảm nhận được niềm vui, sự yêu đời và năng lượng tích cực từ "người đàn bà đẹp hát".

20 năm nhớ Trịnh Công Sơn - Chuỗi chương trình đặc biệt tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa

Chuỗi chương trình “20 Năm Nhớ Trịnh Công Sơn 2021” được gia đình cố nhạc sĩ tổ chức xuyên suốt trong tháng 4 cho đến cuối năm 2021 tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Ngọc Thảo gây ấn tượng với màn 'hất tà' đỉnh cao tại bán kết Miss Grand International 2020

Tối 25.3, bán kết Miss Grand International 2020 diễn ra tại Thái Lan, Á hậu Ngọc Thảo đã có màn trình diễn bikini và dạ hội đầy tự tin.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 19/01/2025