Theo triết gia Krishnamurti, trong thiền không có một thẩm quyền nào cả, tâm bạn phải hoàn toàn tự do để xem xét, quan sát và và tìm hiểu về bản ngã của mình.
Khi tâm của bạn quan sát, lắng nghe sự vận động của cuộc sống, cả bên ngoài lẫn bên trong, thì sự yên lặng sẽ tự đến mà không cần tư tưởng phải xếp đặt…
Với 72 câu/trích đoạn từ những bài nói chuyện của J. Krishnamurti qua nhiều năm, cuốn sách “Thiền là gì?” sẽ mở ra cho bạn cách tiếp cận theo kiểu Krishnamurti về chủ đề này một cách đơn giản đến ngạc nhiên, nhưng cũng cực kỳ sâu sắc.
Nếu trong những bài giảng của triết gia J. Krishnamurti; những hệ thống, quy tắc, khuôn mẫu luôn nhận phải một thái độ gay gắt từ vị bậc thầy; thì vẻ đẹp thiên nhiên lại đón nhận những miêu tả dịu dàng nhất.
Với Krishnamurti, thiền không phải là một phương pháp hay một kỹ thuật có thể học được từ bên ngoài, thay vào đó, thiền phải được hiểu và thực hành từ bên trong bản thân.
Nhiều người cảm thấy bị áp lực bởi ý nghĩ rằng thiền định đòi hỏi một không gian yên tĩnh, một tư thế ngồi cố định, và một tâm trí hoàn toàn thanh tịnh - những điều mà trong cuộc sống bận rộn hiện nay có vẻ gần như là không thể.
Ngày nay, thiền càng ngày càng trở nên phổ biến với vô số trường phái, hệ thống và phương pháp tiếp cận khác nhau. Vậy thiền thực chất là gì? Tại sao người ta nên thiền? Và thiền sẽ đưa bạn đến đâu?
Trong cuốn sách “Thiền là gì?”, Krishnamurti cho rằng thiền có liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày của chúng ta, chứ không phải thứ gì đó tách biệt, và nó chỉ khả dĩ với trật tự trong đời sống thường ngày.