Thế nào là "tự giác kỉ luật"? Đó là làm 2 việc tới cực hạn

12/09/2020 07:30
Thế nào là "tự giác kỉ luật"? Đó là làm 2 việc tới cực hạn

Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời, muốn trở thành được chủ nhân của “tâm” của mình, chỉ có thể dựa vào tự giác kỉ luật. Thế nào là tự giác kỉ luật? Đó là khả năng làm hai việc gì đó tới cực hạn.

Trên mạng có một câu hỏi như này: "Lầm tưởng sâu sắc nhất của bạn từ trước tới nay là gì?" Câu trả lời nhận được nhiều lượt like nhất đó là: "Cứ cho rằng tự do là muốn làm cái gì thì làm, sau này mới phát hiện ra, có kỉ luật tự giác rồi thì mới có tự do."

Lúc trước luôn cho rằng, đời người ngắn ngủi, nên hưởng thụ thì hãy hết mình mà hưởng thụ, rượu hôm nay say bữa hôm nay, sống ở đời, không ngông cuồng không phải thiếu niên. Sau khi "vào đời", sau khi trải qua rất nhiều chuyện rồi mới dần dần phát hiện ra: mỗi một hành vi tùy tiện, không tự giác kỉ luật, trong tương lai, đều sẽ đem lại cho người ta sự đau khổ hơn.

Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời, muốn trở thành được chủ nhân của "tâm" của mình, chỉ có thể dựa vào tự giác kỉ luật.

Thế nào là tự giác kỉ luật? Đó là khả năng làm hai việc gì đó tới cực hạn.

01
Làm việc không thích nhưng nên làm

Con người là loài động vật vô cùng mâu thuẫn, cả tính lười và tiềm lực đều cùng tồn tại trong một cơ thể. Trong hoàn cảnh không có áp lực, con người sẽ trở nên cực kì lười biếng, làm gì cũng ì ạch, chần chừ. Nhưng khi phải chịu áp lực hoặc một sự thúc ép nhất định nào đó, không ngừng nỗ lực tiến tới một mục tiêu nào đó, tiềm lực của chúng ta khi đó mới dần dần bộc lộ ra, hiện ra những điểm khác với người bình thường.

Vì vậy, muốn làm được tự giác kỉ luật, mấu chốt ở chỗ mỗi ngày làm một chút những việc mà mình vốn dĩ không thích nhưng lại giúp ích cho bản thân, rồi từ đó rèn luyện, mài dũa tâm tính của mình.

Nói cách khác là bạn phải thường xuyên tự ép mình vào một trạng thái nào đó. Bạn không thích đọc sách, nhưng đọc sách có ích, hãy "ép" mình đọc, bạn không thích vận động, nhưng vận động lại tốt cho sức khỏe, hãy "ép" mình tập, bạn không thể rời khỏi cái điện thọai dù chỉ 5 phút, nhưng ôm điện thoại suốt ngày lại không tốt, hãy "ép" mình tránh xa nó.

Mỗi ngày, mỗi ngày một chút. Có thể ban đầu bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn, cảm thấy chẳng có tác dụng gì, nhưng lâu dần, những hành vi tự giác kỉ luật ấy sẽ biến thành thói quen, và làm chủ các hành vi của bạn sau đó, và tất nhiên, thứ mà bạn thu được cũng sẽ khiến bạn bất ngờ.

Thế nào là tự giác kỉ luật? Đó là làm 2 việc tới cực hạn - Ảnh 1.

Thời xưa, có một đại học  tên Xu Pu, ông sống vào thời Minh, Trung Quốc, ngay từ nhỏ đã bộc lộ tư chất thông minh, chịu khó học hành.

Thời niên thiếu, khi còn đi học ở một trường tư, có một lần, thầy giáo phát hiện Xu Pu lấy từ trong cặp của mình ra vài tập vở size nhỏ, cứ nghĩ rằng đó là đồ chơi trẻ con, sau này mới phát hiện ra, thì ra đó là những cuốn vở mà Xu Pu dùng để ghi chép lại những trích dẫn kinh điển của Nho giáo.

Xu Pu rất có ý thức noi gương người xưa, không ngừng tự kiểm điểm hành vi và lời nói của mình. Ông đặt trên bàn học hai cái lọ, một lọ đựng đậu đen, một lọ đựng đậu xanh.

Mỗi lần ông có suy nghĩ gì đó hay, nói ra những câu nói thể hiện lòng tốt, hay làm được việc tốt, ông sẽ thêm một hạt đậu xanh vào lọ.

Ngược lại, mỗi lần mà trong đầu nảy sinh ra những suy nghĩ lười nhác, không hay ho hay có những hành động và lời nói không đúng mực, ông sẽ thêm một hạt đậu đen vào lọ.

Khi mới bắt đầu, lọ đậu đen nhiều hơn lọ đậu xanh, Xu Pu không ngừng tự ngẫm lại mình, đồng thời cũng không quên khích lệ bản thân.

Dần dần, đậu xanh đã cân bằng với đậu đen, nhưng ông vẫn tiếp tục không ngừng nghiêm khắc với bản thân.

Lâu dần, lọ đậu xanh đã nhiều hơn đậu đen rất nhiều.

Dựa vào sự "ràng buộc" và tự khích lệ, Xu Pu không ngừng mài dũa bản thân, hoàn thiện mình, cuối cùng trở thành đại thần nổi tiếng, có sức ảnh hưởng suốt cả một thời đại của Trung Quốc.

Thế gian này lấy đâu ra nhiều chuyện khiến bạn can tâm tình nguyện hay làm một cách vui vẻ thoải mái tới vậy?

Trừ phi đó là ăn chơi hưởng lạc, hay mưu đồ xấu xa, muốn đi đường tắt, nhanh đạt được điều gì đó.

Càng là những việc hữu ích, càng khiến bạn không thoải mái.

Đây chính là yếu điểm của con người.

Có thể nói, thế gian này, rất nhiều chuyện đều là "ép" mà ra.

Con người, nhất định phải "ép" mình, mài dũa cái tâm của mình, chỉ khi bạn bỏ ra nhiều nỗ lực hơn người khác, dần dần loại bỏ đi những thói hư tật xấu thông qua mỗi một lần "ép buộc", "kiểm soát" bản thân, mới có thể khôi phục lại ánh sáng vốn có trước đây, tìm ra được những thói quen tốt cho mình.

Vì vậy, năng làm những việc mình không thích, bạn mới có thể gặt hái được những thành công ngoài mong đợi.

Thế nào là tự giác kỉ luật? Đó là làm 2 việc tới cực hạn - Ảnh 2.

02

Không làm những việc mình thích nhưng không nên làm

Người xưa nói, con người cần phải biết tự kiểm điểm lại mình, có vậy mới có thể khắc chế được dục vọng và ham muốn của bản thân, rồi thành toàn nên được chính mình.

Cao độ lớn nhất của đời người, quyết định bởi cao độ mà chính bản thân họ đặt ra, đó là điều chắc chắn.

Yêu cầu cao với bản thân, đồng thời nghiêm túc đi làm, đây chính sự tự giác kỉ luật tốt nhất.

Wang Tingxiang, Đô ngự sử thời nhà Minh, Trung Quốc, khi nhậm chức, trong một lần tiếp kiến thuộc hạ của mình là Zhang Han, đã kể một câu chuyện như này.

"Ngày hôm qua, khi ta ngồi kiệu tới đây thì trời mưa, một kiệu phu hôm đó lại đi đôi giày mới, lúc mới đầu thì rất cẩn thận, lựa những chỗ sạch sẽ để đi, sợ giẫm vào vũng nước bẩn sẽ làm hỏng giày.

Đi được một lúc, vì không thể tránh khỏi nên đã giẫm vào một vũng nước bẩn, kể từ sau đó, kiệu phụ ấy không còn để ý tới đôi giày mới của mình nữa, nước bẩn nước sạch ra sao cứ đi, không cắm đầu nhìn đất nữa.

Nguyên nhân là vì khi giày còn mới chỉ muốn ra sức bảo vệ.

Nhưng một khi nó đã bẩn rồi, tâm lý "vỡ chai" xuất hiện: đằng nào cũng bẩn rồi, thôi không cần phải cẩn thận nữa."

Con người ta ý à, sống nhưng luôn xót xa, không nỡ từ bỏ cái gì đó, nhưng có những cái từ bỏ sẽ tốt đẹp hơn, đỡ phải cẩn trọng từng ly từng tý, vậy thì tại sao không từ bỏ nó ngay từ đầu?

Thế nào là tự giác kỉ luật? Đó là làm 2 việc tới cực hạn - Ảnh 3.

Tương tự, vì sao mọi người đều ý thức được tầm quan trọng của tự giác kỉ luật, nhưng thực tế lại rất ít người làm được?

Đó là bởi tự giác kỉ luật đồng nghĩa với việc bạn bắt buộc phải từ bỏ, từ bỏ đi những sở thích của mình, từ bỏ đi tính ì, tính lười của mình.

Bạn muốn có một vóc dáng hoàn hảo, một cơ thể khỏe mạnh, bạn phải nói tạm biệt với những món ăn vặt không lành mạnh.

Bạn muốn học giỏi, muốn có được học bổng, bạn phải từ bỏ những đêm cày phim, cày trò chơi tới tận 1,2 sáng, những buổi nấu cháo điện thoại với người thương.

Bạn muốn có sự nghiệp của riêng mình, bạn bắt buộc phải nghiên cứu, tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực mình thích trong khoảng thời gian rảnh rỗi hiếm hoi sau giờ làm, cự tuyệt những buổi tụ tập hay trà chanh chém gió.

……

Con người, chỉ khi làm được hai điều trên, bạn mới xem là tự giác kỉ luật thực sự, mới bước tới được cảnh giới cao hơn.

Theo Báo Dân Sinh


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025