Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?

Thanh Long06/03/2025 12:00
Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?

Trên thực tế, loài người đã sử dụng các hệ đồng hồ có 6 số, 8 số, 10 số, 18 số và 24 số. Nhưng bằng cách nào đó, hệ thống 12 giờ vẫn trở nên phổ biến nhất.

"Đó là một ngày tháng Tư lạnh lẽo và đồng hồ đang điểm 13 giờ": Khi tiểu thuyết gia người Anh George Orwell mở đầu cuốn sách "1984" nổi tiếng nhất của mình, ông không có ý nói về một chiếc đồng hồ chỉ vào 1 giờ chiều, mà nó là một số 13 thực sự.

Trên chiếc đồng hồ của Orwell thực sự có 24 con số, đại diện cho 24 tiếng đồng hồ trong ngày. Đó là bối cảnh ông đã cố tình xây dựng cho thế giới của 1984, khi những chiếc đồng hồ 12 tiếng được coi là một tàn tích cũ của xã hội tiền cách mạng, không còn được sử dụng nữa.

Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?- Ảnh 1.
 

Một chiếc đồng hồ có 24 giờ cũng được nhắc đến trong kiệt tác viễn tưởng "Hai vạn dặm dưới đáy biển" của nhà văn người Pháp Jules Verne. Trong đó, Nemo, thuyền trưởng của chiếc tàu ngầm Nautilus đã mô tả về hệ thống tính giờ mà ông sử dụng:

"Bây giờ, hãy nhìn vào chiếc đồng hồ đó: nó chạy bằng điện, chạy với độ chính xác sánh ngang với những chiếc đồng hồ bấm giờ tốt nhất. Tôi đã chia nó thành 24 giờ như đồng hồ Ý, vì đối với tôi, không có ngày hay đêm, Mặt Trời hay Mặt Trăng tồn tại, mà chỉ có ánh sáng nhân tạo mà tôi mang xuống sâu dưới đáy biển! Nhìn xem, bây giờ là mười giờ sáng".

Những mô tả này khiến chúng ta không thể tự hỏi: Liệu ngoài đời có những chiếc đồng hồ cơ học, không phải đồng hồ điện tử, có đầy đủ cả 24 số giờ trên một mặt tròn hay không? Và trong khi loài người chúng ta đã chia một ngày ra làm 24 tiếng cách đây hàng ngàn năm, thì logic nào đã khiến những chiếc đồng hồ mà chúng ta dùng ngày nay chỉ có 12 số giờ trên đó, mà không phải 24, hay thậm chí rút gọn xuống 6 số?

Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?- Ảnh 2.

Một chiếc đồng hồ 6 số thực sự tồn tại.

Nguồn gốc của hệ thống 12 giờ

Hóa ra con số 12 không phải là một sự nhầm lẫn hay trò đùa của người thiết kế đồng hồ, mà là cả một câu chuyện lịch sử ly kỳ và thú vị, nơi khoa học, văn hóa và cả một chút... lười biếng đã góp phần tạo nên hệ thống thời gian mà chúng ta sử dụng ngày nay.

Chuyện bắt đầu từ khoảng năm 1500 TCN, người Ai Cập là những người đầu tiên sử dụng một hệ thống phân chia ngày thành 12 giờ. Công việc bắt đầu bằng việc chia đường đi biểu kiến của Mặt Trời trên bầu trời thành các phần bằng nhau, nhằm biết được thời gian đã trôi qua.

Ban đầu, những người Ai Cập vốn đã sử dụng hệ thập phân để đếm từ năm 2.900 TCN đã có ý định chia một ngày ra làm 10 tiếng đồng hồ. Nhưng sau đó, họ nhận thấy con số 12 sẽ tiện cho việc đo đạc và phân chia thời gian hơn rất nhiều. Bởi 12 chia hết cho 2, 3, 4 và cả 6. Còn 10 thì chỉ chia hết cho 2 và 5.

Hãy tưởng tượng một người quản đốc trên công trường kim tự tháp muốn biết những nô lệ đã hoàn thành 1/3 khối lượng công việc vào ngày hôm đó hay chưa? Phép chia 10 cho 3 sẽ trở thành một cơn ác mộng đối với ngay cả một nhà toán học giỏi nhất ở Ai Cập thời điểm đó.

Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?- Ảnh 3.

Chiếc đồng hồ mặt trởi của người Ai Cập cổ đại.

Vì vậy, cuối cùng, người Ai Cập đã sử dụng một hệ thống đếm giờ có 12 tiếng mỗi ngày. Và cũng chính họ đã làm ra những chiếc đồng hồ Mặt Trời đầu tiên trên Trái Đất, với 12 khoảng chia bóng đổ, tương đương với 12 giờ trong một ngày.

Ngày ở đây theo đúng nghĩa đen là ban ngày, vì ban đêm không có Mặt Trời để xác định các vị trí biểu kiến của nó, đồng hồ Mặt Trời về cơ bản là vô dụng. Vì vậy, các nhà thiên văn ở Ai Cập cổ đại đã tìm ra một cách đo thời gian mới, sử dụng đến một công cụ gọi là Merkhet.

Nó là một thanh ngang làm bằng gỗ hoặc xương gắn với dây dọi. Bằng cách sử dụng 2 Merkhet, một trong số đó hướng thẳng hàng với sao Bắc Cực (Polaris), người Ai Cập cổ có thể tìm ra một đường kinh tuyến chia đôi chính giữa bầu trời theo trục Bắc-Nam, nơi mà mọi ngôi sao đều phải trôi qua trong đêm.

Sử dụng một bộ 12 ngôi sao lần lượt trôi qua đường kinh tuyến trong 12 khoảng thời gian bằng nhau, người Ai Cập đã có thể xác định được 12 giờ trong một đêm. Cộng 12 giờ ban ngày vào 12 giờ ban đêm, họ là nền văn minh đầu tiên sử dụng hệ thống 24 giờ trong một ngày.

Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?- Ảnh 4.

Merkhet: công cụ đo thời gian ban đêm của người Ai Cập.

Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?- Ảnh 5.
 

Sự ra đời của đồng hồ

Bởi sự tiện dụng của hệ thống 24 giờ mà người Ai Cập đã phát minh, các nền văn minh theo sau ở Phương Tây như Babylon, Hy Lạp và La Mã đơn giản chỉ cần thừa hưởng thành quả nghiên cứu đó. Họ thấy không nhất thiết phải phát minh ra những cách đo giờ mới trong ngày, mà có cố gắng thì cũng chẳng ai nghĩ ra cách đo thời gian nào tiện dụng hơn hệ thống cơ số 12 của người Ai Cập.

Do đó, cách chia một ngày ra làm 24 giờ tiếp tục được sử dụng phổ biến trong hàng thiên niên kỷ. Chỉ có phương pháp đo thời gian là khác đi.

Ban đầu, người ta đã sử dụng những thiết bị đếm giờ đơn giản như đồng hồ cát, đồng hồ nến và đồng hồ hương, đồng bộ tốc độ biến dạng của chúng theo từng giờ quan sát được.

Sau đó, người Ai Cập cũng phát minh ra đồng hồ nước, lợi dụng thế năng của nước chảy xuống các hệ thống bình và phao nổi cho phép phân chia và hiển thị giờ. Nước và một số hệ thống quả nặng đã được nhà bác học Archimedes sử dụng để tạo ra chiếc đồng hồ cơ học đầu tiên vào thế kỷ thứ 3 TCN, cũng là chiếc đồng hồ báo thức đầu tiên bằng chim cúc cu.

Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?- Ảnh 6.
 

Nhìn chung, các hệ thống đồng hồ cổ đại về cơ bản rất cồng kềnh, không phổ biến và chỉ làm nhiệm vụ báo hiệu. Ví dụ, mỗi một giờ trôi qua, một người canh đồng hồ ở nhà thờ sẽ lên tháp chuông đánh một hồi chuông để mọi người dân biết đó là mấy giờ.

Bây giờ, người đánh chuông sẽ có 2 lựa chọn: Một là họ sẽ đánh lần lượt đủ 24 lượt chuông, từ 1 đến 24 tiếng mỗi ngày. Hai là họ sẽ đánh 12 lượt chuông, từ 1 đến 12 tiếng lặp lại 2 lần. Vì sự lười biếng của người đánh chuông mà phương án số 2 đã được chọn.

Cộng thêm nhiều nguyên nhân nữa, việc đánh quá nhiều tiếng chuông liên tiếp khiến người nghe dễ dàng bị nhầm lẫn khi đếm chúng, hoặc cảm thấy khó chịu. Tưởng tượng đó là 3 giờ chiều và bạn phải đếm 15 tiếng chuông thay vì chỉ 3 tiếng.

Nhưng tại sao không rút gọn xuống chu kỳ 6 tiếng chuông và lặp lại 4 lần trong ngày? Điều đó thậm chí còn tiết kiệm sức lực cho người đánh chuông hơn trong khi vẫn đảm bảo chu kỳ 24 tiếng/ngày.

Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?- Ảnh 7.
 

Trên thực tế, phương án đánh 6 tiếng chuông cũng đã được sử dụng ở một số nơi, như ở Ý cho tới tận thời Trung Cổ. Bạn thậm chí vẫn có thể thấy những chiếc đồng hồ chỉ có 6 số giờ từ 1 tới 6 ở Ý cho tới tận ngày nay. Ở Thái Lan người ta cũng đã từng sử dụng những chiếc đồng hồ chỉ có 6 số giờ.

Nhưng vấn đề là chu kỳ 6 giờ quá ngắn, nó có thể dễ gây nhầm lẫn cho người xem. Ví dụ như 3 giờ trong chu kỳ thứ hai là 9 giờ sáng, rất khó để phân biệt với 3 giờ trong chu kỳ thứ ba, là 15 giờ chiều vì ánh sáng Mặt Trời ở 2 thời điểm này tương đương nhau.

Tương tự, 3 giờ sáng sớm và 21 giờ đêm sẽ cùng được báo hiệu bằng 3 tiếng chuông. Hai khoảng thời gian này trong đêm tối gần như nhau nên sẽ chẳng ai phân biệt nổi chúng. Trong khi sự khác biệt giữa hai giờ giống nhau trong đồng hồ 12 tiếng là quá rõ ràng, 3 giờ chiều sẽ khác hẳn 3 giờ đêm.

Đó là lý do tại sao những chiếc đồng hồ 12 giờ 2 chu kỳ được lựa chọn.

Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?- Ảnh 8.
 

Những chiếc đồng hồ có đầy đủ 24 giờ

Phải cho đến tận thế kỷ 14 ở Châu Âu, nhờ sự phát triển của máy móc, các hệ thống đồng hồ cơ học hoàn toàn đầu tiên trên thế giới mới ra đời.

Việc sử dụng bánh răng, lưu trữ năng lượng bằng con lắc, lò xo hoặc cót đã giúp thu nhỏ những chiếc đồng hồ khổng lồ, nhỏ tới khi bạn có thể mua chúng về đặt trong nhà thay vì xây cả một tháp chuông như nhà thờ, ở kệ phòng ngủ thay vì trên đỉnh một tòa tháp, và thậm chí đút túi rồi đeo trên tay của mình.

Đây cũng là khoảng thời gian mà những chiếc đồng hồ có mặt số, kim giờ, kim phút và kim giây ra đời. Người ta bắt đầu chuyển từ việc nghe giờ sang xem giờ. Theo quán tính văn hóa, những chiếc đồng hồ này tiếp tục thừa hưởng hệ thống 12 giờ 2 chu kỳ quen thuộc.

Theo đó, mặt đồng hồ sẽ được chia thành 12 số giờ và kim giờ sẽ chạy 2 vòng mỗi ngày. Thế nhưng, sự thật là không phải ai cũng thích điều đó. Trong một số lĩnh vực đặc biệt, đòi hỏi sự chính xác cao như quân sự, y tế và khoa học, người ta sẽ cần một chiếc đồng hồ có đầy đủ 24 số giờ để tránh gây nhầm lẫn.

Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?- Ảnh 9.

Một chiếc đồng hồ hải quân với 24 giờ.

Tưởng tượng các binh sĩ sống dưới hầm hào, các thủy thủ tàu ngầm hoặc các bác sĩ làm việc trong phòng mổ cả ngày, không có điều kiện tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời, họ sẽ cần một chiếc đồng hồ 24 số để phân biệt đó là ngày hay đêm.

Mặc dù việc thêm các cơ chế AM và PM vào đồng hồ 12 số có thể giúp ích, nhưng nếu cơ chế này bị hỏng, nó sẽ là một thảm họa. Do đó, ngành hàng không và đường sắt cho đến tận bây giờ cũng vẫn sử dụng những chiếc đồng hồ 24 giờ.

Trước thời đại mà đồng hồ điện tử ra đời, đã có những chiếc đồng hồ 24 số giờ được chế tạo riêng dành cho họ.

Mặc dù vậy, đối với đại đa số dân chúng phổ thông, đồng hồ 12 số giờ vẫn phổ biến hơn cả. Vì việc in cả 24 số La Mã lên mặt một chiếc đồng hồ đeo tay thực sự là quá ríu rít. Nó cũng khiến độ phân giải của phút và giây trên đồng hồ bị giảm xuống.

Cho nên, về cơ bản nếu việc in toàn bộ 24 số giờ là không cần thiết, người dân vẫn sẽ ưu tiên sử dụng đồng hồ có 12 số giờ, vì chúng đã quá đủ tiện lợi.

Thế nhưng, sự kỳ lạ của những con số trên đồng hồ vẫn chưa dừng lại ở đó. Đâu đó trên thị trường đồ cổ, đôi khi, bạn vẫn có thể bắt gặp một chiếc đồng hồ có 6 số giờ, 8 số giờ thậm chí 10 hoặc 18 số giờ:

Tại sao đồng hồ có 12 số giờ, mà không phải 6, hay đủ cả 24 tiếng?- Ảnh 10.
 

Những chiếc đồng hồ này có thể đại diện cho tập quán sử dụng thời gian ở một số khu vực thiểu số. Ví dụ như người Thái Lan đôi khi vẫn sử dụng hệ 6 tiếng 4 chu kỳ mỗi ngày. Người Pháp, trong một giai đoạn sau Cách mạng 1789 đã sử dụng những chiếc đồng hồ hệ thập phân, nghĩa là mỗi ngày chỉ có 10 tiếng.

Điều này thậm chí có thể dẫn tới một hệ quả, suýt nữa thì người Việt Nam cũng phải sử dụng hệ cơ số 10 để đếm giờ trong ngày, nếu người Pháp vẫn sử dụng đồng hồ 10 số giờ cho tới thế kỷ 19, khi họ bắt đầu xâm lược và đô hộ nước ta.

Vậy câu chuyện kỳ lạ này đã diễn ra như thế nào? Tại sao người Pháp lại muốn một mình dùng đồng hồ một kiểu? Mời độc giả đón đọc trong kỳ tiếp theo của bài viết: Một lịch sử đếm thời gian của người Việt: Suýt nữa thì 1 ngày của chúng ta chỉ có 10 tiếng đồng hồ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Top 3 cao thủ chưa từng lộ diện trong truyện Kim Dung, Độc Cô Cầu Bại chỉ xếp thứ 2

Bài viết này sẽ hé lộ danh tính và xếp hạng ba vị đại cao thủ "ẩn dật" này.
2

Ảnh địa phận 29 tỉnh thành chỉ còn trong kỷ niệm, chạm cảm xúc nhiều người

Từ năm 2020 tới nay, anh Duy An rong ruổi tới khắp các vùng miền trên Tổ quốc, ghi lại bức ảnh về địa phận từng tỉnh thành. Không ngờ bộ ảnh nhận sự quan tâm đặc biệt do chạm tới cảm xúc nhiều người.
4

Cô nàng siêu robot Sophia từng tuyên bố “sẽ hủy diệt loài người” bây giờ ra sao?

Trong thời điểm AI bùng nổ, lời nói năm xưa của Sophia có đáng lo sợ?
5

Là tôi, con người đây mà

Cốc, cốc, cốc, ai gọi đó? - Tôi là người - Nếu là người, cho xem…?

Trung Quốc sử dụng “phóng viên robot”

Tại kỳ họp “Lưỡng hội” của thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, một “phóng viên người máy” đã được đưa vào tác nghiệp. Đây là lần đầu tiên một “phóng viên robot” tác nghiệp tại kỳ họp này.

Đàn ông 'thất thế' trong chuyện hẹn hò trước 1 đối thủ: ChatGPT

Ngày càng nhiều phụ nữ trẻ dựa vào ChatGPT để tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt cảm xúc, trong khi đàn ông sử dụng AI để soạn những tin nhắn lãng mạn.

Kiều Phong có dễ dàng đánh bại cùng lúc 3 cao thủ trên núi Thiếu Thất?

Nhiều người cho rằng Kiều Phong có thể dễ dàng đánh bại Mộ Dung Phục, Du Thản Chi và Đinh Xuân Thu trên núi Thiếu Thất.

Võ công của Đông Phương Bất Bại có phải là đệ nhất thiên hạ?

Ít ai biết rằng đằng sau câu khẩu hiệu "Nhật xuất đông phương, duy ngã bất bại" lại ẩn ý nhắc đến một cao thủ khác, người được cho là còn lợi hại hơn cả Đông Phương Bất Bại.

Há miệng "nuốt tàu": Trào lưu mới ở Trung Quốc sau cơn sốt dốc Đại Lý

Chán "săn" dốc Đại Lý, giới trẻ Trung Quốc lại rủ nhau tham gia trào lưu mới: Chụp ảnh tạo ảo giác "nuốt tàu điện" tại nhà ga Liziba (thành phố Trùng Khánh).

Cao thủ đen đủi nhất của Kim Dung: Võ công ngang hàng Quách Tĩnh, nhưng độc giả ít biết

Cao thủ này là nhân vật chính trong tiểu thuyết của Kim Dung, sở hữu võ công cái thế nhưng lại ít được biết đến.

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Xem Sex Education, mặt tôi đỏ như gấc, cứ ngỡ đang xem chuyện nhà mình

Điện ảnh - Thanh Hương - 16/07/2025 13:00
Tôi đã nhận ra những bài học cực đắt giá trong việc nuôi dạy con cái.

Hướng dẫn dùng ChatGPT tạo ảnh căn cước

Kỹ năng - Quang Huy - DT - 16/07/2025 12:00
Bạn muốn chụp một bức ảnh căn cước trong trang phục văn phòng lịch sự để sử dụng khi nộp hồ sơ trực tuyến hoặc cho một mục đích nào đó? Bài viết sau sẽ giúp bạn tạo ra hình ảnh như vậy bằng ChatGPT.

"Logo sống" đọc sách trên cao hút du khách: Công việc kỳ lạ, lương cao ngất ngưởng không ngờ

Thư giãn - Phạm Trang - 16/07/2025 11:00
Chỉ cần ngồi yên trên chiếc ghế cao cả mét, đọc sách giữa dòng người qua lại, chàng trai trẻ ở khu du lịch Vũ Nữ Châu đang khiến dân mạng Trung Quốc phát sốt với mức lương hơn 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng, kèm theo bao ăn ở.

Người lớn không hiểu được đâu: Tralalero Tralala, Tung Tung Tung Sahur hot đến thế là vì lý do này!

Suy ngẫm - Chi Chi - 16/07/2025 10:00
Vì sao Brainrot - xu hướng 3 tỷ view đang xâm chiếm “khối nghỉ hè” toàn cầu?

Đại địa chấn kinh tế - Giải mã khủng hoảng quá khứ, kiến tạo tương lai bền vững

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 16/07/2025 09:00
"Đại địa chấn kinh tế" của Linda Yueh là cuốn cẩm nang vô cùng quan trọng, mang tính định hướng. Nó cung cấp cái nhìn toàn diện về lịch sử khủng hoảng và những bài học thực tiễn để định hướng trong hiện tại, chuẩn bị cho tương lai.

6 bài học Na Tra dạy phụ huynh

Điện ảnh - Trang Vũ - 16/07/2025 08:00
Phim hoạt hình đôi khi không chỉ dành cho trẻ nhỏ.

Top 5 AI tạo video đỉnh, VEO 3 có phải số 1?

Kỹ năng - Lê Hà - 15/07/2025 13:00
VEO 3 được giới sành công nghệ ca ngợi là "phù thủy tạo video", nhưng nó có thực sự là số 1? Hãy cùng trải nghiệm ngay top 5 công cụ AI giúp tạo ra những clip viral cực chất dành cho giới trẻ và dân văn phòng.

"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" - Đây là cách mà phụ nữ thông minh thua trong thế thắng!

Điện ảnh - VV - 15/07/2025 12:00
Chủ nghĩa nữ quyền là một quá trình chứ không phải kết quả.

Canva Text-To-Image: Biến văn bản thành hình ảnh trong tích tắc

Kỹ năng - Bùi Tú - 15/07/2025 11:00
Bạn đã bao giờ mơ ước chỉ cần mô tả ý tưởng bằng lời nói và một hình ảnh sống động hiện ra ngay trước mắt? Với Canva Text-to-Image, điều đó hoàn toàn có thể!

Bố mẹ EQ cao sẽ không để con mình mắc kẹt trong vũ trụ Brainrot đến "thối não" ra đâu!

Suy ngẫm - Mạn Ngọc - 15/07/2025 10:00
Bố mẹ có EQ cao sẽ không bao giờ cho con xem vũ trụ Brainrot!

'Hạnh phúc tuổi trẻ' - Cuốn sách nhỏ gói trọn chân lý lớn về tự do và yêu thương

Từ sách - Phim - Thu An - 15/07/2025 09:00
​​​​​​​“Hạnh phúc Tuổi trẻ” của J. Krishnamurti là một quyển sách khổ nhỏ, nhưng lại chứa đựng nhiều kiến thức, những lời khuyên giá trị, và một tấm lòng yêu thương dào dạt với người trẻ, có thể giúp chữa lành cho những người đang hoang mang, khổ đau, bế tắc.

Không còn bệnh tim - Giữ trái tim khỏe mạnh từ bên trong: 4 dưỡng chất hỗ trợ tăng Oxit Nitric (NO)

Từ sách - Phim - Quìn - 15/07/2025 08:00
Để trái tim thực sự khỏe mạnh, cơ thể bạn cần đủ lượng phân tử đặc biệt mang tên Oxit Nitric (NO) – một chất có khả năng điều hòa huyết áp, cải thiện lưu thông máu và bảo vệ lớp nội mạc mạch máu khỏi tổn thương.

Giới marketing ngày càng phụ thuộc vào AI

Kỹ năng - Anh Tú - 14/07/2025 14:00
Theo một nghiên cứu mới thực hiện bởi Hootsuite, hơn một nửa số chuyên gia marketing được khảo sát cho rằng họ không thể tưởng tượng làm việc nếu thiếu AI.

AI tràn ngập dịch vụ số: Sáng tạo của con người đang bị thay thế?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 14/07/2025 13:00
Từ học ngôn ngữ đến nghe sách nói, trí tuệ nhân tạo (AI) đang len lỏi vào các dịch vụ kỹ thuật số phổ biến, thay thế ngày càng nhiều vai trò vốn thuộc về con người.

Xem Sex Education, càng nghĩ tôi càng lo tật xấu của con gái, không biết dạy thế nào để con tỉnh ngộ!

Điện ảnh - Thanh Hương - 14/07/2025 12:00
Tôi sợ con sẽ mất hết bạn bè vì tính xấu này!
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 17/07/2025