Thị trường lao động ngày càng khắc nghiệt, tầng lớp trí thức phải đối mặt với nguy cơ mất việc, giảm thu nhập do làn sóng sa thải nhân sự; người buôn bán kinh doanh cũng không khá hơn là mấy, vì khách hàng ngày càng có xu hướng thắt chặt hầu bao.
Trong bối cảnh ấy, tôi nhận ra vẫn có không ít người duy trì được mức thu nhập tốt, thậm chí, còn thành công tăng thu nhập, bất chấp muôn vàn khó khăn của thị trường lao động.
Vậy đâu điều làm nên sự khác biệt giữa người giỏi kiếm tiền, với những người mãi không thể tăng thu nhập? Sau khi tìm hiểu, lắng nghe chia sẻ của những người thuộc tầng lớp C-Levels (lãnh đạo cấp cao) trong các tập đoàn lớn, tôi đã tìm được câu trả lời cho riêng mình. Dù mỗi người một câu chuyện, một hành trình khác nhau trước khi trở thành Giám đốc, Tổng Giám đốc, nhưng ở họ đều có 1 điểm chung: Sống có nguyên tắc.
Là người sáng lập Bridgewater Associates - Một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, Ray Dalio được mệnh danh là "Steve Jobs của giới đầu tư". Ông từng nói 1 câu khiến tôi thức tỉnh: Người làm được việc lớn không phải là người có tầm nhìn xa trông rộng, mà là người có khả năng tư duy thực tế và không trì hoãn hành động.
Dalio cho rằng đó mới là điều quan trọng nhất trong việc quyết định sức bật của một cá nhân, dù là trong khía cạnh tiền bạc hay phát triển nhận thức. Nếu một người chỉ suy nghĩ, dù anh ta có nghĩ xa, nghĩ sâu đến đâu, thì tất cả cũng trở nên vô nghĩa. Mọi thứ chỉ thay đổi khi người ta hành động, kể cả là hành động sai đi chăng nữa, việc đó vẫn tốt nhiều trạng thái chẳng chịu làm gì.
"Những mục tiêu không được thực thi là thứ gây tốn thì giờ một cách vô nghĩa nhất trong cuộc đời này" - Dalio từng viết.
Nhà xã hội học người Mỹ - Sunstein từng nói: "Sự xuất hiện của các thuật toán công nghệ đang tạo ra hiệu ứng sàng lọc gây ra tác dụng ngược".
Sau đó, ông giải thích rằng điều này có nghĩa là các thuật toán hiểu được sở thích của bạn, rồi nó sẽ lọc ra những thông tin trái đúng với những gì bạn muốn xem, muốn nghe, muốn nhìn thấy; đồng thời, những thông tin được coi là "trái với sở thích" của bạn sẽ ngày càng hiển thị ít đi.
Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy, bạn sẽ mất đi cơ hội tiếp xúc với những điều khác biệt, tầm nhìn của bạn sẽ ngày càng hạn hẹp và ý tưởng của bạn sẽ ngày càng nghèo nàn hơn. Và cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này, theo Sunstein, chính là không ngừng tự học, tự tìm kiếm để tiếp cận những thông tin, kiến thức đa dạng. Cơ hội kiếm tiền từ đó cũng sẽ đa dạng theo.
"Những người có tư duy cởi mở thường không phủ nhận những hạn chế của bản thân, càng không ngại học hỏi, thậm chí còn cảm thấy yêu thích việc tự thách thức bản thân để phát triển kỹ năng, sự hiểu biết. Cuộc sống của họ nói chung và sự nghiệp của họ nói riêng, vì thế, sẽ không bao giờ dậm châm ở một điểm. Dù nhanh, dù chậm, họ vẫn luôn tiến lên phía trước" - Sunstein từng nói khẳng định.
Dalio cho rằng đây là đức tính chỉ có ở những người gan lỳ, dũng cảm. Họ có thể từng bị đuổi việc, từng kinh doanh thất bại, nhưng thay vì chìm trong sự tiêu cực chán nản, họ đối mặt bằng cách thừa nhận hiện thực chưa ổn của bản thân, để thấy được những lỗi sai và tìm cách cải thiện vấn đề.
Thái độ đối mặt với thất bại này được các nhà tâm lý học gọi là khả năng kiểm soát nội tại bên trong.
Trong cuộc sống, những người thích phàn nàn khi có chuyện bất như ý xảy ra luôn nghĩ rằng số phận thật bất công với họ, thậm chí, họ còn đổ lỗi cho tất cả mọi người xung quanh, đổ lỗi cho cuộc đời.
"Bạn càng phàn nàn, vận rủi sẽ càng đeo bám bạn. Chỉ tới khi nào bạn dám đối mặt với thất bại bằng cách tự giác ngộ, cuộc sống và sự nghiệp của bạn mới có sự khởi sắc" - Dalio chia sẻ.
Theo Toutiao