Trong khi sư tử là vua rừng già thì hổ là hoàng đế không thể tranh cãi của loài mèo lớn. Trong quá khứ gần đây, những con hổ từng sống lang thang khắp Nam và Trung Á. Thật không may, số lượng hổ đã giảm dần do bị săn trộm và mất môi trường sống.
Trong vài thập kỷ qua, một số loài hổ đã tuyệt chủng, hoàn toàn biến mất khỏi phạm vi tự nhiên. Các nỗ lực bảo tồn quần thể hổ tiếp tục diễn ra nhưng đó là cuộc chiến khó khăn. Hiện nay, số ít hổ còn lại phải chiến đấu để tồn tại trong các lãnh thổ ngày càng nhỏ hơn.
Các phân loài hổ
Cho đến gần đây, các nhà khoa học tin rằng có 8 phân loài hổ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới trong vài năm qua khiến các chuyên gia phải sửa lại tổng số này thành 9. Các loài hổ còn tồn tại bao gồm hổ Bengal (hoặc Ấn Độ), hổ Siberia (hoặc Amur), hổ miền nam Trung Quốc (hổ Hoa Nam), hổ Sumatra, hổ Đông Dương và hổ Mã Lai mới được bổ sung. Trong số những hổ còn sống này, con nhỏ nhất đến nay là hổ Sumatra.
Hổ Sumatra là phân loài hổ duy nhất còn lại ở quần đảo Sunda. Con đực dài từ 2,2 m đến 2,54 m và nặng 100 kg đến 140 kg.
Tiếp theo về kích thước là loài hổ Mã Lai mới được dán nhãn từ Bán đảo Mã Lai. Những con hổ này chỉ lớn hơn một chút so với hổ Sumatra: Con đực dài từ 1,9 m đến 2,84 m và nặng từ 100 kg đến 140 kg.
Sau đó là hổ Hoa Nam. Ban đầu có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, những con hổ này có thể không còn tồn tại được trong tự nhiên. Trong số những hổ Hoa Nam đang sống trong điều kiện nuôi nhốt, con đực thường dài từ 2,31 m đến 2,64 inch và nặng khoảng 130 kg đến 175 kg.
Tiếp đến là hổ Đông Dương, sống ở các vùng biệt lập của Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Lào. Trung bình những con hổ đực Đông Dương có chiều dài khoảng 2,54 m đến 2,84 m và nặng từ 150 kg đến 195 kg.
Hổ Bengal đứng thứ hai trong danh sách những con hổ lớn nhất thế giới. Những con hổ mang tính biểu tượng này có mặt ở khắp Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và là một trong những loài hổ có số lượng nhiều nhất. Con đực có chiều dài trung bình từ 2,794 m đến 3,048 m và dao động từ 175 kg đến 260 kg. Dù lớn nhưng hổ Bengal vẫn thua kém loài hổ lớn nhất còn tồn tại. Đó là hổ Siberia.
Loài hổ lớn nhất thế giới
Có nguồn gốc từ Viễn Đông Nga, đông bắc Trung Quốc và Triều Tiên, hổ Siberia có nhiều tên gọi tùy thuộc vào khu vực chúng sinh sống. Các tên khác bao gồm hổ Amur, hổ Hàn Quốc, hổ Mãn Châu và hổ Ussurian.
Là một họ hàng gần của hổ Caspi (đã tuyệt chủng), hổ Siberia gần như tuyệt chủng nhưng quần thể đang được coi là ổn định nhờ những nỗ lực bảo tồn mạnh mẽ. Theo ghi chép, những con hổ Siberia đực thường dài tới 3,04 m và nặng từ 180 kg đến 306 kg. Thật không may, do mất môi trường sống và giảm nguồn thức ăn, những con hổ Siberia hiện đại không phát triển lớn như họ hàng cũ của chúng.
Ngày nay, hầu hết hổ Siberia hoang dã đều có kích thước nhỏ hơn, có thể do khoảng thời gian giữa các lần được ăn tăng lên vì mất môi trường sống.
Các loài hổ đã tuyệt chủng
Các loài hổ hiện đại đã tuyệt chủng gồm hổ Bali, hổ Java, hổ Caspi và hổ Ngandong. Trước khi tuyệt chủng vào những năm 1950, hổ Bali đã giữ kỷ lục là loài hổ nhỏ nhất. Con đực thường dài khoảng 2,2 m đến 2,31 m và nặng khoảng 90.718 kg đến 99.79 kg.
Sau đó là hổ Java, có khả năng đã tuyệt chủng trong tự nhiên vào giữa những năm 1970, phần lớn do môi trường sống bị tàn phá và săn bắn. Khi còn sống, con đực thường dài khoảng 2,489 m và nặng từ 99,7 kg đến 141 kg.
Hổ Caspi là phân loài hổ hiện đại lớn nhất đã tuyệt chủng. Hổ Caspi chỉ mới bị tuyệt chủng gần đây, với 2003 được coi là năm có khả năng là con cuối cùng chết.
Phạm vi sống của hổ Caspi trong lịch sử gồm các vùng của Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Afghanistan, Trung Quốc và các khu vực xung quanh Biển Caspi, nơi chúng được đặt tên. Còn được gọi là hổ Balkhash, hổ Hyrcanian, hổ Turanian và hổ Mazandaran, hổ Caspi có rất nhiều điểm chung với hổ Siberia.
Chỉ nhỏ hơn một chút so với hổ Siberia, hổ Caspian đực thường có chiều dài từ 2,6924 m đến 2,9464 mét và nặng 167,829 kg đến 240,4 kg. Loài hổ này không phải tuyệt chủng gần đây mà biến mất khỏi bề mặt Trái đất từ hàng nghìn năm trước.
Hổ Ngandong sống ở vùng Sundaland của Indonesia trong kỷ nguyên Pleistocen. Dấu tích của con hổ khổng lồ này đến từ một địa điểm gần làng Ngandong, nơi nó được đặt tên. Dựa trên kích thước của các hóa thạch được phục hồi, hổ Ngandong có thể nặng tới 471 kg và dài gần 3,5 m.
Với các số đo như vậy, hổ Ngandong sẽ nặng gần gấp đôi những con hổ lớn nhất còn sống và đại diện cho một trong những loài ăn thịt lớn nhất trên hành tinh.
Con hổ lớn nhất bị giam cầm
Là loài hổ lớn nhất thế giới, Siberia cũng là loài hổ lớn nhất sống trong điều kiện nuôi nhốt. Theo Sách Kỷ lục Guinness Thế giới, kỷ lục hổ lớn nhất sống trong điều kiện nuôi nhốt thuộc về con hổ Siberia đực tên là Jaipur.
Thuộc sở hữu của Joan Byron Marasek (huấn luyện viên động vật người Mỹ), Jaipur có kích thước lớn hơn nhiều so với hầu hết kỷ lục về con hổ khác. Khi lên 9 tuổi, Jaipur đã dài 2,794 m và nặng gần 422 kg. Dù có khả năng bị thừa cân về mặt lâm sàng, Jaipur vẫn xứng đáng với danh hiệu con hổ bị nuôi nhốt lớn nhất.
Con hổ lớn nhất từng được tìm thấy trong tự nhiên
Con hổ lớn nhất từng được tìm thấy trong tự nhiên là hổ Bengal đực phát triển quá mức, dài 3,22 m và nặng 389 kg. Con hổ khổng lồ này sống ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ trước khi bị thợ săn bắn chết vào tháng 11.1967. Cuộc khám nghiệm tử thi cho thấy hổ Bengal đực ăn một con trâu, điều này có thể góp phần vào trọng lượng trên mức trung bình của nó.
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ HỔ
Có bao nhiêu con hổ còn sống trong tự nhiên?
Theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, chỉ có gần 4.000 con hổ còn sống trong tự nhiên trên toàn thế giới. So với khoảng 100.000 con vào đầu thế kỷ 20, con số này cho thấy quần thể hổ trên thế giới đã giảm hơn 95%.
Hổ trắng đã tuyệt chủng?
Hổ trắng không phải là một phân loài khác, mà do sự bất thường về gen khiến bộ lông của chúng phát triển thành màu trắng thay vì màu cam. Do đó, hổ trắng không tuyệt chủng vì không đại diện cho một phân loài riêng biệt.
Hổ hiếm nhất là gì?
Loài hổ hiếm nhất còn tồn tại là hổ Hoa Nam. Về mặt chức năng, loài hổ này đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Trong khi một số cá thể đơn độc có thể vẫn còn, các quần thể hổ Hoa Nam đáng kể duy nhất đang sống trong các vườn thú. Hiện tại, chỉ có khoảng 100 con hổ Hoa Nam sống trong điều kiện nuôi nhốt trên toàn thế giới.