Nhiều người thua cuộc vì họ dành phần lớn thời gian để chiến đấu thay vì toan tính

21/12/2020 07:30
Nhiều người thua cuộc vì họ dành phần lớn thời gian để chiến đấu thay vì toan tính

Những người chơi khéo léo nhất trong bất kỳ trò chơi nào cũng tránh những trận chiến không cần thiết. Người chiến thắng biết khi nào nên chiến đấu và đó là lý do họ chiến thắng. Vào thời điểm xuất trận, họ đã xác định được chiến thắng của mình.

Có thể bạn đã từng nghe qua những câu nói này: "Trong tình yêu và chiến tranh, tất cả đều công bằng", "Tình trường là chiến trường", "sống là đau khổ" …Chúng ta có nhiều câu nói như vậy để mô tả bản chất thích đấu tranh vốn có trong con người, và mặc dù nhiều người thích thể hiện theo kiểu cường điệu hóa, không thể phủ nhận rằng, thực sự, tất cả chúng ta đều đấu tranh cho một điều gì đó trong cuộc sống.

Khi biên soạn cuốn sách "Binh pháp Tôn Tử" vào năm 500 trước Công nguyên, nhà chiến lược quân sự Trung Quốc - Tôn Tử đã không thể ngờ nó lại trở thành "tuyệt tác binh thư". Tuy là một cuốn binh pháp cổ, nhưng cả những triết gia, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu văn học, doanh nhân lẫn các vận động viên thể thao cũng có thể tìm thấy trong cuốn sách này nhiều bí kíp để giành chiến thắng trong các "trận đấu cuộc sống".

Nhiều người thua cuộc vì họ dành phần lớn thời gian chỉ để chiến đấu thay vì toan tính

James Altucher nói: “Đừng bao giờ vật lộn với một con lợn. Bạn sẽ bẩn còn con lợn lại rất thích thú." Vậy nếu ai đó đang muốn gây chiến với bạn, đừng mất bình tĩnh. Bản thân người chế nhạo hay khiêu khích chỉ muốn thể hiện thế thượng phong và bắt bạn phải cúi đầu vì nể mà thôi.

Năm 1972, Bobby Fischer đưa ra một số yêu cầu điên rồ để tiếp tục thi đấu trong giải vô địch thế giới cờ vua trước Boris Spassky sau khi thua vài ván đầu tiên. Cuối cùng, Spassky cũng thua, và thế trận bắt đầu chuyển hướng. Đến cuối trận, Fischer đã giành được một chiến thắng lịch sử. Anh ta đã làm nghiêng ngả trận đấu cho đến khi có thể giành được chiến thắng cuối cùng. Anh đã chứng minh tất cả những gì cần được chứng minh.

 3 bài học sống đắt giá từ cuốn sách được coi là tuyệt tác binh thư: Nhiều người thua cuộc vì họ dành phần lớn thời gian để chiến đấu thay vì toan tính  - Ảnh 1.

Những người chơi khéo léo nhất trong bất kỳ trò chơi nào cũng tránh những trận chiến không cần thiết. Người chiến thắng biết khi nào nên chiến đấu và đó là lý do họ chiến thắng. Vào thời điểm xuất trận, họ đã xác định được chiến thắng của mình.

Tất cả chiến tranh đều có sự "mưu mẹo, hãy chú ý khi bộc lộ bản thân

Trong sách, Tôn Tử nói: “Tất cả chiến tranh dựa trên sự mưu mẹo. Do đó, khi có thể tấn công, ta phải tỏ ra như không thể; khi điều binh, phải tỏ ra như đang án binh bất động; khi ở gần, phải lừa địch rằng ta đang ở xa; khi ở xa, lại phải khiến địch tin rằng ta đang rất gần.”

Cuộc sống thì khác. Bạn sẽ không muốn nói dối vợ hoặc chồng mình hoặc che giấu ý kiến chân thành với những người bạn tốt. Tuy nhiên, có một bài học ở đây có thể áp dụng trong hầu hết các trường hợp: Đừng bộc bạch tất cả ngay từ lần đầu tiên.

Hãy học cách bình tĩnh để suy nghĩ về thời điểm nào nên nói và khi nào nên im lặng. Cẩn thận xem xét những người bạn có thể chia sẻ. Thông thường, chia sẻ là lựa chọn đúng đắn, vì sự chia sẻ giúp mọi người hiểu nhau hơn và làm mối quan hệ trở nên sâu sắc hơn. Nhưng đôi khi, tốt hơn là bạn nên có một thời gian để quan sát và cùng nhau xây dựng lòng tin thay vì bày tỏ hết thảy mọi thứ.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với vấn đề tài chính hoặc các quyết định lớn trong đời: Bạn muốn chắc chắn rằng người mà bạn tâm sự có quyền được đưa ra lời khuyên và ý kiến của họ. Điều này chỉ có thể thực hiện từ từ, theo thời gian và nếu bạn vội vàng chỉ biết bày tỏ phần mình, người kia sẽ không có cơ hội đó.

Hãy suy nghĩ khi nào nên nói và khi nào nên im lặng. Cẩn thận cân nhắc những điều mình đang chia sẻ. Thông thường, chia sẻ không có gì sai. Nhưng đôi khi, phải biết giữ mình hơn một chút.

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

 3 bài học sống đắt giá từ cuốn sách được coi là tuyệt tác binh thư: Nhiều người thua cuộc vì họ dành phần lớn thời gian để chiến đấu thay vì toan tính  - Ảnh 2.

Một điều đáng ngạc nhiên khác mà Tôn Tử nói đến trong bối cảnh chiến tranh là sự tự nhận thức: “Biết địch, biết mình thì không lo cục diện cả trăm trận đánh. Nếu chỉ biết mình, không biết địch, mỗi chiến thắng đạt được cũng sẽ phải chịu một thất bại đi kèm. Nếu không biết mình, cũng không biết địch, tất yếu sẽ thất bại trong mọi trận chiến.”

Trong cuộc sống, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là chính bản thân, và để thành công nhất thiết phải tự hiểu rõ mình. Những người vô lo vô nghĩ về bản thân và thế giới xung quanh có xu hướng sống liều lĩnh. Họ có thể vui, có thể buồn, nhưng họ luôn là quả bóng của cuộc đời, không bao giờ được là người kiến thiết cuộc sống của bản thân.

Những người chỉ biết đến xung quanh mà không thể tự hiểu chính bản thân sẽ chỉ cảm thấy cuộc sống đang đày đọa họ, và điều tốt nhất họ có thể làm là phàn nàn về nó. “Tại sao lại là tôi? Tại sao trời luôn mưa khi tôi muốn đạp xe?…”. Họ trở thành nạn nhân của cuộc sống hơn là người kiến tạo nên nó.

Chỉ khi hiểu rõ cả thế giới xung quanh và bản thân mình, ta mới có mọi thứ cần thiết để thay đổi bất cứ điều gì, nếu cuộc sống buộc ta phải thay đổi. Không cần sợ hãi bất cứ điều gì xảy tới, bởi chúng ta đều có thể làm điều gì đó hoặc ít nhất là chấp nhận nó.

"Những chiến binh chiến thắng đã biết giành thắng lợi từ trước khi tham chiến, trong khi những kẻ thất bại sẽ ra trận trước và sau đó mới tìm cơ hội thành công.”

Cuộc sống không hoàn toàn là một cuộc chiến, nhưng mỗi chúng ta đều phải chiến đấu. Hãy nhớ rằng: "Các chiến binh chiến thắng, trước tiên sẽ tìm cách chiến thắng trước khi xuất trận, trong khi những kẻ bị đánh bại sẽ tham chiến trước mà không có kế hoạch gì"

Theo Medium

Nhịp sống kinh tế


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 04/12/2024