Đối với nhiều người, tìm việc không đơn giản như tưởng tượng. Một trong những trở ngại hàng đầu đối với những người chưa có kinh nghiệm đó là quá trình phỏng vấn. Các nhà đánh giá khả năng của ứng viên. Không ít người đã đánh mất cơ hội của mình ở vòng này.
Thời điểm gần cuối năm, các công ty có sự thay đổi nhân sự, nhiều vị trí đứng trước tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực. Chuyên viên tuyển dụng Tiểu Lý mấy ngày liên tiếp bận rộn vì chuyện này. Cho đến hiện tại, công ty anh vẫn còn một vị trí chưa tuyển được người.
Sau khi sàng lọc sơ bộ, Tiểu Lý đã tìm ra 3 ứng viên để đi đến vòng phỏng vấn. Tất cả họ đều vượt xa những hồ sơ còn lại về kiến thức và trình độ văn hóa. Trong đó có một người còn là sinh viên mới tốt nghiệp.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Sau khi người tìm việc đầu tiên đến, chuyên viên tuyển dụng đã chào hỏi ngắn gọn và hiểu sơ qua. Kết thúc cuộc phỏng vấn, anh đưa ra cho họ một câu hỏi ngắn gọn: "Hãy dùng một câu để thuyết phục chúng tôi nhận bạn!".
Đứng trước câu hỏi này, ứng viên đầu tiên khá nghi ngờ nhưng anh ta nhanh chóng có phản ứng. Suy nghĩ một hồi, anh trả lời: "Kinh nghiệm và bằng cấp của tôi ở đây đã chứng minh rất rõ năng lực. Chỉ cần tôi được nhận vào, chắc chắn sẽ khiến công ty thất vọng".
Người xin việc thứ hai cũng hơi bối rối sau khi nhìn thấy câu hỏi. Sau một phút suy nghĩ, anh trả lời: "Tôi chắc chắn về năng lực của mình. Chỉ cần là nhiệm vụ công ty giao, tôi nhất định có thể hoàn thành tốt".
Tiểu Lý chưa thật hài lòng với câu trả lời của họ. Mặc dù cả hai đều nêu bật khả năng làm việc của bản thân trong phần trả lời, tự khẳng định mình có thể làm được việc nhưng ở đây vẫn nhìn ra sự thiếu sót.
Tại thời điểm này, chỉ còn lại một nữ sinh viên mới tốt nghiệp đại học không lâu. Sau khi nghe câu hỏi này, cô suy nghĩ vài phút rồi tự tin trả lời: "Những gì mọi người không làm được, tôi có thể, và những gì mọi người có thể thực hiện, tôi làm tốt hơn!".
Sau khi nghe câu trả lời của nữ sinh này, chuyên viên tuyển dụng gật gù đồng ý. Sau khi suy nghĩ một chút, anh quyết định nhận nữ sinh kia vào làm tại công ty.
Nhiều người sẽ thắc mắc không biết câu trả lời có điều gì đặc biệt. Dưới góc nhìn của một người lâu năm trong nghề, Tiểu Lý nhận thấy sự tương phản trong câu trả lời này. Dù chỉ là một câu đơn giản những nó hoàn toàn có thể chứng minh kinh nghiệm bản thân. So với hai ứng viên trước trước, đáp án của cô gái trẻ có logic và thực tế hơn.
Từ câu chuyện này, chúng ta cũng có thể rút ra 2 bài học sau đây:
1. Nắm vững những điểm chính của câu hỏi
Nếu bạn muốn có được kết quả tốt trong cuộc phỏng vấn, bạn đương nhiên cần phải nắm vững những điểm chính của câu hỏi. Khi nhận được thử thách, nữ sinh viên mới tốt nghiệp trong câu chuyện đã nắm bắt rõ ràng đâu là trọng tâm của vấn đề. Nhờ đó, cô tập trung vào điều nhà tuyển dụng cần khai thác và tìm ra câu trả lời chính xác.
Trong nhiều trường hợp, những câu hỏi của người phỏng vấn có vẻ hơi kỳ lạ và chúng ta không biết phải bắt đầu như thế nào. Tuy nhiên, chỉ cần bạn có thể nắm được những điểm cốt lõi của vấn đề, bạn có thể tìm được chìa khóa cho câu hỏi đó.
2. Biết tư duy phân kỳ
Nhờ có tư duy phân kỳ, cô gái trẻ trong câu chuyện đã tiếp cận câu hỏi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt trong câu trả lời từ đó chứng minh năng lực bản thân.
Theo quan điểm thông thường, khi hầu hết mọi người nghe câu hỏi tuyển dụng này, họ sẽ chọn bắt đầu từ việc "thể hiện" trình độ học vấn và năng lực bản thân của họ tuyệt vời như thế nào. Tuy nhiên, ở đây họ đã quên mất rằng mình đang chỉ tập trung vào bản thân mà quên đi còn nhiều ứng viên khác.
Nếu rơi vào trường hợp này, có lẽ nhiều người sẽ chọn cách trả lời như hai ứng viên đầu tiên. Ngược lại, cô gái trẻ đã nắm được ý định của nhà tuyển dụng đằng sau câu hỏi đó. Mục đích của họ là muốn ứng viên thể hiện được sự khác biệt giữa mình với những ngời khác.
Nhờ vậy, cô gái trẻ đã thành công khi gây ấn tượng với người phỏng vấn và giành được vị trí mà mình mong muốn.
*Theo 360
Nhịp sống kinh tế