Siêu trăng xảy ra khi trăng tròn đặc biệt gần Trái đất. Lúc đó, mặt trăng trông gần và sáng hơn so với thông thường, to hơn khoảng 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn ở các điểm xa nhất trên Trái đất.
Trong một năm, siêu trăng có thể xuất hiện vài lần. Trong năm 202, 4 lần siêu trăng xuất hiện: Lần đầu vào ngày 9.2, lần thứ hai vào đêm 9.3 và rạng sáng ngày 10.3, lần thứ ba ngày 8.4 và cuối cùng là hôm nay 7.5. Người yêu thiên văn sẽ phải chờ đến tháng 4.2021 để ngắm siêu trăng hồng.
Trăng tròn ngày 7.5 được nhiều bộ lạc bản địa Mỹ gọi là trăng hoa vì có rất nhiều hoa nở vào tháng 5. Theo NASA, trăng này cũng được gọi là trăng lễ hội Vesak bởi rơi vào dịp lễ Phật mừng ngày sinh, giác ngộ và qua đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Siêu trăng đạt cực đại lúc khoảng 17 giờ 45 chiều 7.5 giờ Hà Nội. Những người muốn ngắm siêu trăng cuối cùng của năm 2020 nên tìm cách ở trên các tầng cao hơn hoặc vị trí trên cao và mang theo ống nhòm nếu muốn nhìn rõ nhất.
Trên hội nhóm về thiên văn và khoa học chiều tối 7.5, nhiều thành viên bàn tán sôi nổi về siêu trăng và chia sẻ ảnh chụp nó. Trong hàng chục ảnh thì chỉ thấy 4 tấm ảnh chụp siêu trăng hoa ấn tượng của Facebooker Thiên Văn Học.
Đây là 4 ảnh nhận được nhiều like và bình luận nhất, trong đó nhiều thành viên trầm trồ và muốn biết tác giả chụp bằng máy gì.
Đa số thành viên còn lại chia sẻ ảnh mặt trăng nhỏ xíu do chụp bằng smartphone thông thường.
Nhân Hoàng