Người làm nên nghiệp lớn không bao giờ quá coi trọng việc tiết kiệm: 9 điều họ luôn nói không

22/05/2021 12:00
Người làm nên nghiệp lớn không bao giờ quá coi trọng việc tiết kiệm: 9 điều họ luôn nói không

Tiết kiệm tiền quá mức, hoài cổ, suy nghĩ nông cạn... là những thói quen cần phải loại bỏ ngay lập tức nếu bạn muốn cuộc đời không tụt lùi hoặc dậm chân tại chỗ!

Steve Siebold là một triệu phú tự thân nổi tiếng ở Mỹ, đồng thời ông cũng là tác giả cuốn "Người giàu suy nghĩ như thế nào?". Sau  30 năm nghiên cứu trên 1.200 người giàu nhất thế giới, ông đúc kết được nhiều kinh nghiệm. Theo Steve Siebold: Hoài cổ, suy nghĩ nông cạn, nối sợ hãi và kỳ vọng thấp... là những điều cần phải loạt bỏ cho những ai muốn trở thành triệu phú. Dưới đây là cụ thể những nghiên cứu của ông. 

1. Hoài cổ

Những người có xu hướng hoài cổ, thích nhớ về những ngày tháng tốt đẹp trong quá khứ thường khó có được thành công. Họ trái ngược hoàn toàn với những người giàu sẵn sàng đánh cược bản thân vào ước mơ, mục tiêu và lý tưởng cho tương lai dù nguy hiểm và khó khăn luôn rình rập trước mắt.

Tìm kiếm sự thoải mái về thể chất, tinh thần và cảm xúc là mục tiêu của những người không bao giờ làm nên nghiệp lớn. Các nhà lãnh đạo lớn luôn học cách thoải mái ngay cả trong trạng thái bất ổn định.

Người làm nên nghiệp lớn không bao giờ quá coi trọng việc tiết kiệm: 9 điều họ luôn nói KHÔNG - Ảnh 1.

2. Sợ hãi

Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất ngăn cản con người thành công chính là nỗi sợ hãi. Ta sợ những kẻ xấu. Sợ bị coi là kẻ xấu. Sợ làm phật lòng người khác. Sợ mệt mỏi. Sợ mất việc. Sợ chia tay, tan vỡ. Sợ cô đơn, một mình.Và vì thế, trong đa số trường hợp, thay vì nắm bắt lấy cơ hội, ta tự giới hạn bản thân trong thế giới ấm áp của mình. 

Trong giới hạn của mình, thật đơn giản để phàn nàn mọi chuyện thay vì giải quyết nó, để những người khác quyết định cảm xúc, suy nghĩ, thành công, số phận của mình. Ta tránh đẩy bản thân mình vào những cái "mới". Ta từ bỏ ước mơ vì nó quá xa vời. Và điều đáng sợ nhất: Ta từ bỏ việc đứng lên cho những điều mình tin tưởng.

Nhớ rằng, sợ hãi không bao giờ có trong từ điển của những người có chí lớn. Ở mức độ tư duy này, họ có những mong muốn mà với nhiều người là hoang tưởng, không thể thực hiện được. Chính xác đó là những gì mà người giàu có đang làm và sẵn sàng đặt bản thân vào mọi tình huống, bất chấp mạo hiểm.

3. Kỳ vọng thấp

Bảo vệ bản thân khỏi thất bại, hài lòng về vấn đề tài chính là những sai lầm khiến bạn mãi không thể giàu có. Sự khôn ngoan của những người giàu có chính là đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng và ngay lập tức tìm cách giải quyết chúng. 

Một người thông minh không bao giờ chờ đợi theo cách bị động, họ làm cho điều đó phải xảy ra như đã suy đoán.

4. Suy nghĩ nông cạn

Nếu đã có thể suy nghĩ, hãy nghĩ lớn. Đó là lựa chọn của bạn. Và một khi đã thích suy nghĩ lớn và học được cách hành động để thành công, bạn sẽ có động lực để tiếp tục và những phần thưởng xứng đáng sẽ đến với bạn. Hãy thực hành bí quyết này, và bạn cũng sẽ đạt được thành công cả trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Mặc dù không quá tham vọng nhưng nên đặt mục tiêu của bản thân xa hơn, chạm đến mức độ của những người siêu giàu và cuộc sống giống như họ chẳng hạn. Hãy bắt đầu bằng cách suy nghĩ giống như người giàu làm. Đừng ngại nghĩ lớn!

Người làm nên nghiệp lớn không bao giờ quá coi trọng việc tiết kiệm: 9 điều họ luôn nói KHÔNG - Ảnh 2.

5. Quá coi trọng việc tiết kiệm

Những người trung lưu không phải là người tiêu tốn nhiều tiền. Bởi vì họ kiếm được rất ít nên buộc phải chi tiêu tất cả cho cuộc sống của họ. Nhưng người giàu có không giống vậy, họ sẽ đánh giá tầm quan trọng của việc tiết kiệm và đầu tư khác biệt. Họ nhận ra rằng chìa khóa thật sự để mở cánh của sự nghiệp, tiền tài và danh vọng chính là tập trung vào đầu tư thu lợi. 

Thay vì tập trung vào chi tiêu và tiết kiệm, họ tìm cách để kiếm được nhiều hơn, quan tâm đến việc đầu tư trước tiên và dành phần còn lại để chi tiêu theo sở thích.

"Nhiều người có thói quen quan tâm quá mức đến những tờ phiếu giảm giá và tiết kiệm khiến họ bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn", Siebold viết trong cuốn sách của mình. Ngay cả khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính thì những người giàu có cũng không bao giờ có suy nghĩ này. Họ là bậc thầy tập trung tinh thần và năng lượng để phát triển những thứ thuộc về họ. Đó là gia sản khổng lồ.

6. Mong muốn mức lương ổn định

Ổn định là gì? Ổn định không phải là một trạng thái cân bằng, và ổn định cũng không phải nghĩa là dài lâu, mà ổn định được khoa học định nghĩa là khả năng chống lại sự quấy nhiễu từ bên ngoài. Hay nói một cách khác, ổn định không liên quan đến trạng thái tốt hay xấu, mà ổn định chỉ liên quan đến việc luôn duy trì trạng thái ban đầu, kể cả trạng thái này không hề lý tưởng. 

Đa phần chúng ta đều lựa chọn được trả mức lương ổn định hoặc phụ thuộc theo giờ làm việc. Trong khi đó, những người làm chủ lựa chọn cách trả lương cho chính bản thân họ dựa trên kết quả làm việc. Đó là sự khác biệt rất lớn.

"Cũng có những người giàu được trả lương theo một mức ổn định nào đó. Nhưng nên nhớ rằng con đường đi đến sự thịnh vượng nhanh nhất là tự làm chủ sự nghiệp của mình", Siebold chia sẻ.

7. Thời gian linh hoạt

Tiền không tự nhiên mà sinh ra. Nếu muốn gây dựng sự giàu có thì cần phải có mục đích rõ ràng, kế hoạch cụ thể và thời gian để hoàn thành. 

Những người giàu luôn có xu hướng hết lòng tập trung vào mục tiêu chính trong khoảng thời gian nhất định. Có nghĩa là họ quy định thời hạn cho sự thành công của họ. Đó là cách mà các triệu phú và tỷ phú giàu có nhất thế giới tồn tại.

8. Giải trí

Có nghĩa, thay vì đọc sách để giải trí, giới siêu giàu duy trì thói quen này để học tập, làm giàu và không ngừng trau dồi kiến thức. Thống kê từ nghiên cứu trên hàng trăm cá nhân siêu giàu đã cho ra những con số thú vị và kết luận về thói quen đọc sách của 1% đang nắm giữ khối tài sản lớn nhất thế giới.

Thomas Corley là một triệu phú tự thân, chuyên gia tài chính cá nhân, đồng thời là tác giả của cuốn sách bán chạy Rich Habits: The Daily Success Habits of Wealthy Individuals (Thói quen hàng ngày dẫn đến thành công của người giàu). Trong nghiên cứu về người giàu của mình, ông đã phỏng vấn 233 cá nhân siêu giàu (177 người trong số đó là triệu phú tự thân) với thu nhập ròng hàng năm đạt ít nhất 160.000 USD và tài sản ròng đạt từ 3,2 triệu USD trở lên.

Người làm nên nghiệp lớn không bao giờ quá coi trọng việc tiết kiệm: 9 điều họ luôn nói KHÔNG - Ảnh 3.

Từ nghiên cứu này, ông đã phát hiện ra một số điều thú vị trong thói quen đọc sách của người giàu:

- 85% người giàu đọc từ 2 đến 3 cuốn sách về giáo dục và lập mục tiêu hàng tháng.

- 63% người giàu nghe các cuốn sách phát thanh để học tập trong lúc lái xe đến nơi làm việc.

- 88% người giàu dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách nâng cao hiểu biết và tích lũy kiến thức.

- 58% đọc sách về tiểu sử của những người thành công nổi tiếng.

- 51% đọc sách lịch sử.

Trong khi đó, chỉ có 11% người giàu đọc sách với mục đích giải trí. Các tỷ phú như Warren Buffett, Bill Gates hay Mark Zuckerberg dành phần lớn thời gian mỗi ngày để đọc sách mở rộng hiểu biết. Ông cho rằng người giàu xứng đáng được giàu có bởi họ luôn đặt ưu tiên vào những thứ mang lại thành công. Và một phần của những thứ mang lại thành công chính là đọc sách để nâng cao kiến thức.

9. Những mối quan hệ "độc hại"

Có câu nói "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Thực tế, những người bạn dành phần lớn thời gian để tiếp xúc có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và hành động của bạn. Đó là sự truyền nhiễm ý thức. 

Tiếp xúc nhiều với những người tài giỏi và thành công cũng mở ra tiềm năng suy nghĩ lớn hơn cho bản thân. Đó là lý do vì sao những người chiến thắng luôn bị thu hút bởi những người chiến thắng.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 30/10/2024