Thiên tài Albert Einstein từng nói: "Sự yên tĩnh của cuộc sống kích thích trí óc của chúng ta sáng tạo". Và bản thân ông dường như là ví dụ minh họa không thể rõ ràng hơn cho điều này.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng người "trầm lặng" thường là những "thiên tài ngầm". Người trầm lặng thường gây tò mò và cả sự kiêng dè khi tiếp xúc với người khác. Họ có xu hướng xem xét nhiều mặt của một vấn đề và có cái nhìn khách quan hơn. Họ không cảm thấy cần phải luôn nói chuyện!
Thực tế là nói chuyện không phải lúc nào cũng giải quyết được vấn đề. Thay vào đó, suy nghĩ về các vấn đề một cách sâu sắc. Sự yên tĩnh chính là nơi bắt nguồn của những hiểu biết thay đổi cuộc sống
Sự yên tĩnh chính là nơi bắt nguồn của những hiểu biết thay đổi cuộc sống.
Đó là lý do tại sao nhiều cựu Tổng thống và chuyên gia tài chính nổi tiếng như thiên tài đầu tư Warren Buffett dành nhiều thời gian làm việc một mình trong văn phòng của mình. Đối với họ, việc âm thầm hành động có sức mạnh hơn rất nhiều so với ồn ào.
Có một kiểu người tiêu biểu cho đặc điểm này, đó chính là người hướng nội. Họ thích sống trong môi trường yên tĩnh và ít kích thích. Cũng không có gì quá lạ khi người hướng nội được đặt cho cả hai biệt danh là "người thông thái" và "kẻ đãng trí".
Một nghiên cứu cho thấy những người hướng nội có chất xám nhiều hơn và dày hơn ở vỏ não trước trán. Đây là phần não liên quan đến việc ra quyết định và suy nghĩ trừu tượng. Suy nghĩ sâu sắc là một món quà nhưng đôi khi cũng khiến người hướng nội bị lơ đãng.
Não bộ của chúng ta chỉ có thể sắp xếp một lượng nhiệm vụ nhất định trong cùng một thời điểm. Bạn có thể nghĩ rằng mình đang làm việc theo kiểu đa nhiệm nhưng thực tế là tâm trí của bạn đang chuyển đổi nhanh chóng giữa các nhiệm vụ đó. Và theo khoa học, người lơ đãng có khả năng là thiên tài.
Ví dụ, Tiến sĩ Matt Taylor là người đứng sau sứ mệnh không gian Rosetta. Ông đã có công lớn trong việc giúp trả lời những câu hỏi quan trọng về nguồn gốc của sự sống. Gia đình và xã hội miêu tả ông là người tài giỏi. Thế nhưng, nhiều khi ông lại không thể tìm ra chiếc ô tô của mình trong bãi đậu xe.
Tương tự, Einstein từng bị lạc trong một chuyến đi đến Princeton, New Jersey. Kết quả là ông đi vào một cửa hàng và nói: "Xin chào, tôi là Einstein, bạn có thể đưa tôi về nhà được không?". Thiên tài khoa học này không thể lái ô tô cũng như làm nhiều việc nhỏ nhặt hàng ngày khác, những điều mà hầu hết mọi người có thể thực hiện một cách dễ dàng.
Thiên tài Albert Einstein.
Theo Tiến sĩ Woodley, có mối liên hệ nhất định giữa đãng trí và thiên tài. Ông tin rằng những người được coi là thiên tài có bộ não hoạt động nhạy bén đến mức không thể xử lý những chi tiết nhỏ.
Ông chia sẻ với tờ Telegraph: "Thiên tài không phải không có khả năng học được các thứ bình thường. Mỗi khi cố gắng xử lý chúng, họ đều bị chống lại. Não bộ của họ không có khả năng xử lý những thứ ở cấp độ thấp".
Tương tự, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đứa trẻ hay mơ mộng, có vẻ mất tập trung và lơ đãng thực sự có thể thông minh hơn những đứa trẻ khác. Theo đó, trí nhớ của chúng có xu hướng có "dung lượng" lưu trữ lớn hơn. Ngoài ra, chúng có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc một cách hoàn hảo hơn.
Theo các nhà khoa học, tất nhiên, không phải tất cả những người hướng nội đều là thiên tài nhưng có rất nhiều thiên tài thuộc kiểu người trầm lặng, "tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi".
Thiên tài không nói nhiều hay thể hiện nhiều ra bên ngoài. Họ lắng nghe. Họ đặt câu hỏi. Họ suy nghĩ kỹ lượng. Sau đó, họ mới lặng lẽ thực hiện hành động khi hầu hết mọi người không để ý và thành công!
Nguồn: Tổng hợp
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị