Các nhà quản lý thường rất đau đầu về việc những nhân viên xuất sắc của họ một ngày nào đó nộp đơn xin nghỉ việc, khiến cho quá trình xử lý công việc bị gián đoạn hoặc đứt quãng và phải bỏ ra một khoản lớn về tiền và thời gian để tuyển dụng và đào tạo người mới. Các sếp cứ nghĩ rằng do nhân viên không kham nổi việc nhiều, chê lương ít và muốn thay đổi môi trường làm việc mới nên rời đi. Tuy nhiên, cá sếp đã bỏ qua mấu chốt của vấn đề đó là: nhân viên không rời bỏ công việc, mà là rời bỏ những ông chủ tồi. Bài viết này tổng hợp 8 lý do khiến nhân viên xuất sắc thi nhau nộp đơn xin nghỉ việc và khuyến nghị mọi nhà quản lý nên đọc kỹ.
Nhân tài là tài nguyên quý giá nhất của mỗi công ty. Vì vậy, một khi tài năng được phát hiện, không chỉ cần giữ chân người đó ở lại công ty mà còn phải bồi dưỡng, trọng dụng, tạo môi trường để người đó thể hiện hết tài năng của mình. Nếu công ty không thể để những nhân viên giỏi cống hiến hết mình cho công việc thì sẽ không thể giữ chân những nhân viên giỏi- điều này đã trở thành lẽ thường, nhưng nhiều người vẫn chưa biết.
Sự ra đi của những nhân viên giỏi không hề đột ngột. Họ đã "báo trước" cho công ty biết qua sự không chuyên chú làm việc, thờ ơ việc của công ty.
Michael Kibble đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về hiện tượng này mà ông gọi là "sự suy yếu sức mạnh" . Những nhân viên xuất sắc lúc này giống như những ngôi sao sắp tàn và niềm đam mê làm việc của họ đang dần phai nhạt.
1 - Ông chủ hồ đồ, thích đưa ra một loạt các quy tắc ngớ ngẩn
Tất nhiên, quốc có quốc pháp, gia có gia quy, các công ty cần các quy tắc và quy định, nhưng ở một số công ty, cấp trên không xây dựng các quy tắc, quy định hoặc các quy tắc, quy định họ đưa ra quá thiển cận khiến nhân viên không chịu nổi. Những ông chủ đặt ra các quy định này có thể làm nhân viên phát điên lên và lập tức xin nghỉ.
Nếu một nhân viên giỏi cảm thấy có "Đại ca" luôn dòm ngó sơ hở của mình để trừ lương, nhân viên đó sẽ lập tức thay đổi chỗ làm.
2 - Ông chủ không công bằng: Đối xử với nhân viên một cách bừa bãi:
Mặc dù phương pháp không phân biệt đối xử phù hợp với giáo dục ở trường học, nhưng nó không phù hợp hoàn toàn ở nơi làm việc. Đối với những nhân viên giỏi, cho dù họ có hiệu suất làm việc tốt đến đâu thì họ cũng bị xem là những "cỗ máy lâu năm chỉ biết phục tùng", lạc hậu và chỉ biết cắm mặt vào công việc.
Còn những nhân viên rõ ràng bị cướp công nhưng lại bị xử ép sẽ cảm thấy ông chủ quá hồ đồ, không biết phân rõ trắng đen và họ sẽ cao chạy xa bay trước khi bị lợi dụng thêm lần nữa.
3 - Ông chủ thích dung túng cho những nhân viên có hiệu suất làm việc kém
Người ta nói rằng đẳng cấp của một ban nhạc jazz phụ thuộc vào nhạc công tệ nhất của ban nhạc đó. Dù các nhạc công khác có giỏi đến đâu, khán giả vẫn nghe được phần trình diễn của nhạc công tệ nhất. Điều này cũng đúng đối với công ty.
Nếu công ty không phạt những nhân viên có thành tích kém, họ sẽ kéo thành tích của những nhân viên khác, đặc biệt là những nhân viên giỏi nhất. Tình huống này sẽ xảy ra nếu người quản lý giải quyết vấn đề bằng cảm xúc và nhất bên trọng, nhất bên khinh.
4 - Ông chủ không chắc chắn về hiệu suất của nhân viên
Các nhà quản lý có xu hướng đánh giá thấp sức mạnh của lời khen ngợi và chẳng bao giờ khích lệ nhân viên của họ nhưng đối với nhân viên, đặc biệt là những nhân viên xuất sắc, lời khen giống như tiếp thêm sức mạnh để họ làm việc tốt hơn và đạt thành tích cao hơn.
Mọi người đều yêu thích danh dự, đặc biệt là những nhân viên siêng năng và tận tâm. Khen thưởng các cá nhân vì những đóng góp của họ đối với công ty là điều cần phải làm thường xuyên. Điều này cho thấy rằng các nhà quản lý rất chú ý và quan tâm đến nhân viên.
Người quản lý cần trao đổi, lấy ý kiến nhân viên để tìm ra phương pháp khen thưởng ưa thích của nhân viên (có người muốn tăng lương, có người muốn được công chúng khen ngợi) để thưởng cho họ vì họ đã hoàn thành tốt công việc. Nếu việc khen thưởng được thực hiện đúng cách, phần thưởng sẽ tạo động lực cho những nhân viên xuất sắc.
5 - Ông chủ không quan tâm đến nhân viên
Hơn một nửa số nhân viên nghỉ việc vì mối quan hệ không tốt với sếp. Các công ty thông minh sẽ chắc chắn rằng các nhà quản lý của họ vừa có chuyên môn và tâm lý.
Những người quản lý như vậy sẽ tự hào về thành công của nhân viên, hiểu được những khó khăn của cấp dưới, đồng thời cho họ động lực để vượt qua những thách thức khác nhau, ngay cả khi quá trình đó là khó khăn.
Nếu sếp không thực sự quan tâm đến nhân viên thì doanh thu của nhân viên sẽ chẳng cao lên được. Không ai muốn cống hiến hơn 8 tiếng mỗi ngày cho một người sếp chỉ biết ra lệnh và chỉ quan tâm đến kết quả làm việc của người khác.
6 - Ông chủ không mô tả được kế hoạch phát triển của công ty cho nhân viên
Giao nhiệm vụ cho nhân viên thực hiện dường như rất hiệu quả vì nhân viên sợ mất việc sẽ nghe lời cấp trên răm rắp. Tuy nhiên, đối với những nhân viên xuất sắc, việc không biết định hướng của công ty trog tương lai có thể trở thành lý do chính khiến họ rời đi.
Những nhân viên xuất sắc sẵn sàng nhận thêm việc vì họ thực sự quan tâm đến công việc của mình, vì vậy những công việc này phải có giá trị và tạo ra lợi ích cho bản thân họ và cho công ty.
Nếu họ không biết giá trị của mình có lợi gì cho công ty thì họ sẽ cảm thấy xa lạ và cảm thấy không có phương hướng. Nếu họ không cảm thấy giá trị bản thân ở công ty này, họ sẽ tìm kiếm giá trị ở nơi khác.
7 - Ông chủ khiến nhân viên không thể theo đuổi sở thích của riêng họ
Google yêu cầu nhân viên dành ít nhất 20% thời gian của họ cho "những gì họ cho là có lợi nhất cho Google." Điều này đã tạo ra những sản phẩm xuất sắc của Google, chẳng hạn như hộp thư Google và liên minh quảng cáo, nhưng vai trò lớn nhất của nó là đào tạo nhân viên Google tận tâm vva hết lòng với công ty.
Những nhân viên tài năng thường tràn đầy nhiệt huyết. Trao cho những nhân viên này cơ hội theo đuổi sở thích của họ có thể cải thiện hiệu quả công việc và sự hài lòng trong công việc, nhưng nhiều nhà quản lý lại giới hạn phạm vi công việc của nhân viên trong một không gian nhỏ. Những người quản lý kiểu này lo lắng rằng nếu nhân viên được phép mở rộng sự tập trung và theo đuổi sở thích riêng của mình, hiệu quả công việc sẽ giảm xuống. Lo lắng này hoàn toàn không hẳn là đúng.
Nghiên cứu cho thấy nếu nhân viên có thể theo đuổi sở thích trong công việc, não bộ của họ sẽ luôn trong trạng thái hưng phấn và hiệu quả đạt được lúc này gấp 5 lần so với hiệu quả thông thường.
8 - Ông chủ khiến nhân viên không có niềm vui trong công việc
Nếu nhân viên cảm thấy nhàm chán trong công việc, đây là vấn đề của nhà quản lý. Nếu nhân viên không hài lòng, họ không thể cống hiến hết mình cho công việc.
Vui vẻ là liều thuốc chữa bệnh " suy yếu năng lực." Những công ty tốt sẽ biết rõ một điều: Cần để nhân viên thư giãn một cách hợp lý. Ví dụ: Google làm mọi thứ có thể để khiến công việc của nhân viên họ trở nên thú vị, chẳng hạn như bữa ăn miễn phí, sân chơi bowling và lớp học thể dục... Ý định của Google khi làm điều này rất đơn giản: nếu công việc thú vị, nhân viên không chỉ làm việc tốt hơn mà còn sẵn sàng sát cánh cùng công ty lâu hơn và thậm chí coi công ty là nhà và tạo dựng sự nghiệp lâu dài.
Nhìn chung, khi đối mặt với vấn đề luân chuyển nhân viên, các nhà quản lý thường phàn nàn về người khác, nhưng lại bỏ qua điểm mấu chốt của vấn đề, đó là: Nhân viên không thực sự rời bỏ công việc, mà là rời bỏ ông chủ tồi.
Theo Tịnh Kỳ
Trí Thức Trẻ