Mọi thứ đều có thể thay đổi - Đời thay đổi khi bạn thôi đẩy: Bí quyết thay đổi hành vi không nằm ở ý chí, mà ở kỹ năng

12/05/2020 08:00
Mọi thứ đều có thể thay đổi - Đời thay đổi khi bạn thôi đẩy: Bí quyết thay đổi hành vi không nằm ở ý chí, mà ở kỹ năng

Thay đổi rất khó, nhưng không có nghĩa là không thể, nếu bạn hiểu cơ chế tâm lý đằng sau nó.

Tại sao thay đổi những thói quen xấu ở trẻ em, đồng nghiệp và thậm chí ở chính chúng ta lại khó khăn đến vậy? Câu trả lời thực sự đơn giản hơn bạn tưởng. Bởi lẽ đáp án cho câu hỏi “Tại sao mọi người cư xử tồi tệ?” thường khá là sai lầm!

Khi ai đó không hành xử hay thể hiện như chúng ta mong muốn, giả thuyết mặc định của bạn chắc hẳn là họ chưa cố gắng nhiều. “Con vẫn chưa cố đủ”, “Em cần cố gắng hơn”, “Tháng sau, cố thêm nữa nhé cậu”!

Điều này nghe qua thì quả là đúng, dù chúng ta đang nói về một đứa trẻ, bạn bè, người thân, đối tác, một nhân viên bạn quản lý hoặc thậm chí là một cầu thủ chuyên nghiệp trong đội bóng bạn mến mộ.

Do đó, khi có ai không đáp ứng được kỳ vọng mà bạn áp đặt, bạn thường phản ứng bằng các biện pháp kỷ luật hà khắc, nhằm khiến họ cố gắng hơn trong tương lai. “Làm thêm 50 bài Toán nữa”, “Con mà dưới điểm 9 thì cuối tuần đừng đi chơi”, “Tháng này không đạt chỉ tiêu là tôi cắt lương anh chị”.

Thật không may, các phương pháp quen thuộc này thường gây phản tác dụng, tạo ra một vòng xoáy phẫn nộ và thất vọng, và khiến họ bỏ lỡ cơ hội phát triển.

Và nếu như những sai trái này, không phải bắt nguồn từ lý do họ thiếu nhiệt huyết mà là thiếu các kỹ năng để cải thiện tốt hơn thì sao?

Thật thú vị rằng trong nhiều thập kỷ qua, các nghiên cứu khoa học thần kinh đã chỉ ra những người phấn đấu để đáp ứng những kỳ vọng của người khác (và thậm chí là của chính mình) gặp vấn đề với một vài kỹ năng tư duy cụ thể. Họ có vấn đề trong hành vi vì họ thiếu những năng lực tư duy cần rèn luyện như tính linh hoạt, sự chịu đựng thất vọng và khả năng giải quyết vấn đề.

Trong hơn 20 năm qua, tiến sĩ J.Stuart Ablon đã phát triển một phương pháp gọi là Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề (Collaborative Problem Solving – CPS) cho phụ huynh, giáo viên, bác sĩ lâm sàng, nhà quản lý và tổ chức quan tâm đến thay đổi hành vi. Cách tiếp cận được dựa trên triết lý đơn giản là kỹ năng, không phải ý chí, quyết định hành vi.

Ông đã có cơ hội giải quyết một số hành vi thách thức nhất, và đã tận mắt chứng kiến sự thay đổi này mạnh mẽ và hiệu quả như thế nào. Và tin tốt là các kỹ năng này có thể dạy được và học được! Trong cuốn sách, Mọi Thứ Đều Có Thể Thay Đổi, ông chỉ ra rằng, bằng cách tôi luyện và thực hành các kỹ năng này - trái ngược với việc sử dụng các biện pháp khuyến khích và trừng phạt - bạn có thể cải thiện bất kỳ hành vi nào của bất kỳ ai.

Trong tác phẩm, ông tổng hợp các nghiên cứu khoa học chứng minh cho lối tiếp cận về thay đổi hành vi mới này và mô tả một bộ khung đơn giản nhưng cực kì hiệu quả để giúp bất kỳ ai muốn thay đổi hành vi và có một cuộc sống khác đi.

Theo đó, có 5 nhóm kỹ năng cơ bản mà những người gặp phải các vấn đề về hành vi thường thiếu hụt. Thứ nhất là kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp: chứng tỏ bạn có thể hiểu, duy trì cuộc đối thoại, bày tỏ nhu cầu, lo lắng, tâm tư của mình bằng lời nói. Thứ hai là là kỹ năng tập trung và ghi nhớ: đây là khả năng phớt lờ đi các sao nhãng như tiếng ồn, những suy nghĩ vẩn vơ trong đầu và duy trì sự chú tâm vào công việc đang làm. Thứ ba là kỹ năng cảm xúc và tự điều chỉnh bản thân: bạn cần quản lý tốt những tình cảm tiêu cực của mình, điều chỉnh thái độ cho phù hợp với tình huống và nghĩ thật kỹ trước khi hành động.

Hai kỹ năng quan trọng cuối cùng là tư duy linh hoạt (vận dụng trí óc một cách mềm dẻo theo sự yêu cầu của hoàn cảnh) và tư duy xã hội (bao gồm năng lực thấu cảm, hòa đồng xã hội, diễn giải đúng các dấu hiệu khi giao tiếp). Nếu gặp vấn đề nào trong bất kì 5 nhóm kỹ năng tư duy-nhận thức này, chúng sẽ thể hiện thành các hành vi sai lệch; và vì vậy, khi đã bắt được đúng tâm bệnh, bạn sẽ tìm được cách chữa trị.

Trong suốt cuốn sách, ông mô tả kinh nghiệm của mình khi áp dụng phương pháp này ở những nơi đầy khó khăn, bao gồm các bệnh viện tâm thần, các nhà tù, các trung tâm điều trị nội trú cho các thanh niên bị sang chấn tâm lý và các sĩ quan cảnh sát làm việc tại các trường học ở những khu nghèo nhất nước Mỹ.

Dù bất kể hoàn cảnh nào, bạn đều có thể áp dụng các nguyên lý cơ bản này để thay đổi. Ngoài ra, tác giả còn chỉ rõ cách ứng dụng chúng vào bất cứ nơi nào tồn tại xung đột giữa người với người, nơi có sự chênh lệch về quyền lực như tương tác giữa cha mẹ và con cái, giữa giáo viên và học sinh, nhân viên và quản lý…

Khép lại cuốn sách, hãy nhớ 3 điểm cực kỳ hữu ích để thay đổi hành vi này:

  • Ai cũng đang cố gắng làm tốt nhất có thể với các kỹ năng mình có.
  • Chìa khóa để thay đổi là kỹ năng tư duy, chứ không phải ý chí.
  • Thay đổi hành vi là một kỹ năng bạn có thể học được, nếu hiểu đúng cơ chế của nó, bắt đúng tâm bệnh và chọn đúng phương pháp.

Trò chuyện bằng âm nhạc: Vượt qua ranh giới Đông và Tây - ảnh 4

Độc giả có thể sử dụng mã giảm giá FHSFNS để được giảm thêm 5% khi mua sách tại: http://bit.ly/moithudeucothethaydoi-fhs. Thời gian sử dụng: đến 31/05/2020

Gửi bình luận
(0) Bình luận