Nhân quả không phải là điều gì xa lạ, mà là những điều diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Mỗi suy nghĩ, mỗi hành động của chúng ta hôm nay sẽ tạo ra những kết quả trong tương lai.
Một số triết gia, như Plato, Schopenhauer, McTaggart, Broad và Ducasse, đã coi trọng ý tưởng về sự luân hồi và đưa ra những lập luận ủng hộ quan điểm này.
Hiện tượng luân hồi không phải là vấn đề mới, tuy nhiên trong thời đại khoa học, đa số mọi người, nhất là ở châu Âu, không chấp nhận điều gì mà họ không thể chứng minh hoặc giải thích được bằng các phương pháp khoa học.
Đối với đại đa số người Châu Á, khái niệm về luân hồi, về kiếp sống khác sau khi chết đi có thể không còn xa lạ vì nó đã tồn tại hàng ngàn năm và là một phần của các tôn giáo lớn như Phật giáo, Ấn Độ giáo…
“Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp” (Children Who Remember Previous Lives) của tiến sĩ, bác sĩ Ian Pretyman Stevenson là quyển sách chuyển tải khá đầy đặn những nghiên cứu dày công, thận trọng của ông về hiện tượng luân hồi.
Muôn kiếp nhân sinh kể câu chuyện có thật, đầy huyền bí của một triệu phú đang sống tại New York, làm chủ một tập đoàn tài chính lớn, gọi là Thomas (tên đã được thay đổi để đảm bảo sự riêng tư).
Muôn kiếp nhân sinh mang lại cho bạn đọc kho kiến thức đồ sộ và mới mẻ, những câu chuyện kỳ lạ, những kiến giải uyên bác và tiên đoán bất ngờ về hiện tại và tương lai của con người và thế giới. Thông điệp quan trọng nhất của tác phẩm là nguồn gốc và cách thức vận hành của luật nhân quả và luân hồi của vũ trụ.