Khi quảng cáo vẫn là nghệ thuật

13/07/2018 21:46
Khi quảng cáo vẫn là nghệ thuật

Mặc dù nhiếp ảnh và thời trang nổi bật trong cuộc chuyện trò văn hóa, chúng vẫn bị cho là thứ yếu trong một số bảo tàng. Bảo tàng J. Paul Getty, thành phố Los Angeles, tiểu bang California hy vọng thay đổi được điều đó.

Trên những ngọn đồi cao ở Los Angeles, trong khung cảnh thanh bình với các cột màu trắng của Bảo tàng J. Paul Getty, đứa con hoang của giới mỹ thuật cuối cùng cũng được thừa nhận.

“Các biểu tượng thời trang: Một thế kỷ nhiếp ảnh thời trang, 1911 - 2011” đã mở cửa ngày 26.6, và nó có thể là cuộc khảo sát có ảnh hưởng sâu rộng nhất như thế trong nhiều thâp niên, với 198 tác phẩm (các bức ảnh, các trang bìa tạp chí, các chiến dịch quảng cáo, các bộ quần áo) trong tám gallery và những bức ảnh trải dài trong một thế kỷ, cả nổi tiếng và không được biết đến nhiều.

Gian nan với nghề

“Dovima với các con voi” của nhiếp ảnh gia Richard Avedon, ảnh in từ bản âm năm 1955 chụp người mẫu mặc áo đầm dạ hội Dior đứng giữa những con voi, được giám tuyển chương trình kể rằng nó trở thành bức ảnh thời trang đắt giá nhất được bán tại cuộc bán đấu giá khi vượt hơn 1 triệu USD tại Nhà bán đấu giá Christie’s năm 2010? Bức ảnh của Erwin Blumenfeld chụp người mẫu Lisa Fonssagrives trong áo đầm Lucien Lelong bên hông tháp Eiffel, poster được treo trên nhiều bức tường phòng ngủ ký túc xá?

Cũng giống hai ảnh trên, chiến dịch quảng cáo đồ lót Calvin Klein năm 1982 do Bruce Weber chụp nam vận động viên Tom Hintnaus mặc quần lót, dáng Tom Hintnaus phản chiếu lên tường trắng. Ngày xưa, bức ảnh làm tắc nghẽn giao thông ở quảng trường Thời đại, thành phố New York.

Người mẫu Cheryl Tiegs trong áo đầm dạ hội Halston do Kourken Pakchanian chụp năm 1973

Những bức ảnh của Willy Maywald, Neal Barr và Kourken Pakchanain có cùng số phận với các nhiếp ảnh gia bởi tên của họ không được biết đến rộng rãi. Các tác phẩm của các nghệ sĩ thường không được xem là những nhiếp ảnh gia thời trang (Man Ray, Dora Maar), nhưng sự thử nghiệm của họ với nhiếp ảnh đã nâng tầm nghệ thuật.

Kết quả không bao hàm toàn diện: Nó được tập trung vào tác phẩm được chụp ở bốn thủ đô thời trang truyền thống - New York, Paris, London và Milan.

Và nó chấm dứt vào năm 2011, khi sự ra đời của Instagram và Snapchat biến những nhiếp ảnh gia thành “những người làm hình ảnh”, theo Paul Martineau, giám tuyển các bức ảnh của Bảo tàng Getty, người tổ chức cuộc triển lãm, tuyên bố. Với 89 nhiếp ảnh gia đại diện – 15 người là phụ nữ - và hai người Mỹ gốc Phi – chương trình này bao quát hơn triển lãm năm 2004 của Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại (MoMA), thành phố New York. Triển lãm “Nhiếp ảnh thời trang hư cấu kể từ năm 1990”, chỉ bao trùm một thập niên hoặc tương đương như thế và có 13 nhiếp ảnh gia tham gia.

“Tôi nghĩ lần cuối cùng có một cuộc khảo sát chương trình giống như thế này là vào năm 1977, khi người phụ trách bảo tàng Nancy Hall-Duncan tổ chức một cuộc khảo sát cho Bảo tàng Nhiếp ảnh quốc tế tại George Eastman House ở thành phố Rochester, tiểu bang New York”, ông Martineau trình bày.

“Người mẫu mặc áo tắm” của nhiếp ảnh gia Dora Maar năm 1936. Triển lãm giới thiệu các nghệ sĩ mở rộng các giới hạn phương tiện truyền đạt

Trong chỗ gián đoạn đó, có một câu chuyện. Nó là một lời nhắc nhở dù tình trạng đáng chú ý của cả nhiếp ảnh và thời trang trong cuộc hội thoại văn hóa đang tăng lên, khi đề cập đến các khu vực riêng của một bảo tàng, thì vẫn có sự căng thẳng rõ ràng xung quanh cả hai lĩnh vực và câu hỏi liệu chúng có thuộc về bảo tàng hay không.

“Nhiếp ảnh phải đấu tranh để được nhìn nhận nghiêm túc, và nhiếp ảnh thời trang phải đấu tranh thậm chí vất vả hơn”, Nick Knight, nhiếp ảnh gia đương đại và là nhà sáng lập website phim thời trang SHOWStudio, người có ba tác phẩm tại Bảo tàng Getty, giãi bày.

Ông Martineau muốn thăm dò “giao điểm của hai phương tiện truyền đạt bị cho là thứ yếu này”, thời trang và nhiếp ảnh, ông cho biết. Kết quả buộc những người xem cũng như tổ chức phải đánh vật với những thành kiến kéo dài đối với cả hai loại hình, dù không phải ai cũng tin chúng vẫn tồn tại.

“Áo nịt ngực của nhãn hàng Mainbocher” do Horst P. Horst bấm máy năm 1939

Jeff Rosenheim, giám tuyển phụ trách bộ phận ảnh tại Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, thành phố New York, giải thích vấn đề là “văn hóa, chứ không phải tổ chức”, tranh cãi rằng trong khi Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan xem tất cả các loại hình nhiếp ảnh như nhau (khoa học, kiến trúc, tư liệu hoặc thời trang), đôi khi thành kiến nằm ở phía người xem.

Nguồn gốc của điều bực dọc rơi vào bất cứ nơi đâu, nó quay trở lại câu chuyện hoang đường về thiên tài sáng tạo thuần túy làm nghệ thuật nhằm phụng sự cho nàng thơ, trái với chuyện kiếm tiền, hoặc, thậm chí tệ hơn, nhu cầu hàng ngày. Mặc dù nó bị nghi ngờ từ lâu, ý tưởng này mãi mãi làm ô uế thời trang và nhiếp ảnh, những thứ chịu đựng nhiều vết nhơ của sự phù phiếm, tính dễ dãi, và – không dám lớn tiếng nói ra điều đó – tiếp thị.

“Nhiếp ảnh thời trang, từ lâu, đã bị xem thường vì là một nhánh của nhiếp ảnh thương mại”, Valerie Steele, giám đốc và giám tuyển chính Bảo tàng Học viện kỹ thuật thời trang, thành phố New York, chia sẻ. “Thậm chí sau khi các bảo tàng chấp nhận nhiếp ảnh có thể là nghệ thuật, các bảo tàng vẫn phản đối sưu tầm hoặc triển lãm nhiếp ảnh thời trang”.

“Áo tắm Claire McCardell với khăn che mặt” do Louise Dahl - Wolfe bấm máy năm 1945

Xét cho cùng, những tấm ảnh này thường xuất hiện lần đầu tiên trên các tạp chí – các ấn phẩm tháng. Các tấm ảnh tượng trưng cho sự đối lập của tính vĩnh viễn, một giá trị về mặt lý thuyết là cốt lõi của giới mỹ thuật. Thực vậy, ông Martineau đã nghiên cứu nhiều tổ chức trong khi tạo ra chương trình “Các biểu tượng thời trang”, ông nêu, ông nhận ra sự khan hiếm các bức hình thời trang nói chung mà chỉ có một ít bộ sưu tập của bảo tàng.

“Có một thứ bậc trong các hình thức nghệ thuật đã ăn sâu theo thời gian, và các bảo tàng rất chậm thay đổi”, ông Martineau tâm sự. “Hầu hết các khu vực nhiếp ảnh được đặt ở tầng hầm, và những không gian trưng bày tượng ở những tầng thấp hơn. Tranh nằm ở tầng cao hơn”.

Tương tự các bảo tàng, cái nhìn bao quát về nội tâm cũng vậy. Theo ông Rosenheim thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, sau khi Walker Evans, nhiếp ảnh gia lừng danh thời kỳ Đại suy thoái, trở thành thành viên của câu lạc bộ Century Club, ông được mời giới thiệu tác phẩm tại gallery của câu lạc bộ. Và ông đã làm: Ông giới thiệu các bức ảnh của ông.

“Diễn viên Marisa Berenson đội nón của Halston trên bìa tạp chí Harper’s Bazaar” của nhiếp ảnh gia Hiro (bản âm 1966; ảnh in từ bản âm 2011)

“Những thứ khiêm tốn trong điều kiện tốt nhất”, ông Rosenheim tuyên bố. “Ông là nhiếp ảnh gia uy tín nhất trong thế hệ của ông, và ông lúng túng khi giới thiệu những bức ảnh của ông tại Century! Có một sự thay mạnh mẽ ở cách hầu hết thế giới nhìn nhận nhiếp ảnh kể từ ngày đó, nhưng vẫn còn: Một số nhiếp ảnh gia thậm chí không muốn được nhắc đến như là nhiếp ảnh gia – nó giống như chuyện sỉ nhục nhất mà bạn có thể nói với họ. Họ muốn được gọi là nghệ sĩ”.

Kết hợp điều đó cùng sự lo lắng thậm chí rõ ràng hơn về thời trang, sự ham mê, sự nông cạn, sự bất an và sự sợ hãi vì không được nhìn nhận “nghiêm túc” tăng lên. “Các nhiếp ảnh gia thời trang và thái độ của họ đối với công việc là phạm vi nghiên cứu tâm lý của chính nó”, ông Rosenheim, đồng giám tuyển chương trình năm 2017 “Nhiếp ảnh gia Irving Penn: Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông”, kể. Thực vậy, trong tiểu sử của Richard Avedon do Norma Stevens viết, “Avedon: Something Personal”, tác giả tuyên bố trong cuộc triển lãm nhìn lại quá khứ sáng tác năm 1970 tại Viện Nghệ thuật Minneapolis, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, ông Avedon ban đầu nhấn đi nhấn lại không có ảnh thời trang trong triển lãm, khi nói “Thời trang là từ tục tĩu, từ bẩn thỉu nhất trong con mắt của giới nghệ thuật”.

Bà Steele giải thích, “Thời trang từ lâu đã bị bác bỏ là nông cạn và phù phiếm, phần lớn là vì sự liên tưởng của nó với cơ thể, đặc biệt là cơ thể phụ nữ, và sự liên tưởng của nó với sự thay đổi, thay vì tính vĩnh cửu, lẽ phải và vẻ đẹp”.

“Áo choàng đỏ” với người mẫu Naomi Campbell cho chiến dịch quảng cáo thương hiệu Yohji Yamamoto do Nick Knight chụp năm 1987

Ông Knight, nhiếp ảnh gia, thậm chí đi vào chi tiết hơn. “Ở Anh và Bắc Mỹ, nơi chúng tôi là những người thừa hưởng hệ thống giá trị đạo Tin lành, sự phù phiếm được xem như một tội lỗi, và thời trang là phù phiếm. Kết quả là, nó bị cách ly, tầm thường hóa và thường bị loại bỏ, mặc dù nó là một phương tiện thể hiện bản thân phổ biến và rất đỗi quan trọng”.

Xứng đáng được tôn trọng

Có một lý do khi Viện Trang phục trở thành một phần của Bảo tàng Metropolitan, một yếu tố của thương vụ nằm ở chỗ nó tự gánh chi phí hoạt động; nó vẫn là bộ phận giám tuyển duy nhất tại Bảo tàng Metropolitan để làm như thế. Chiến lược nó phát triển để đáp ứng nhu cầu đó – cuộc tấn công ồ ạt hàng năm của ngôi sao và thời trang khi tham gia Met Gala (diễn ra tại Bảo tàng Metropolitan) – vẫn là một chủ đề quá nhạy cảm, được bàn luận lầm rầm bởi những người làm việc trong bảo tàng, những người cảm thấy vẻ hào nhoáng và chi phí, ở một chứng mực nào đó, không thích hợp với bảo tàng.

Cùng thời điểm, vì sức cuốn hút của ngôi sao, các chương trình thời trang và nhiếp ảnh thời trang là những yếu tố tác động lớn nhất trong chuyện mua bán trong bất cứ bảo tàng nào.

“Người đàn bà hóa thành người đàn ông” của nhiếp ảnh gia Helmut Newton (bản âm 1979; ảnh in từ bản âm 1984)

Ông Martineau hình dung ra chương trình “Các biểu tượng thời trang” trong khi làm triển lãm nhiếp ảnh gia Herb Ritts do Bào tàng Getty tổ chức năm 2012 và trở thành triển lãm nhiếp ảnh được buôn bán nhiều nhất (sau này vượt qua chương trình của nhiếp ảnh gia Robert Mapplethorpe năm 2016). Nó cũng đánh thức bảo tàng với hình thức nghệ thuật tiềm ẩn, và thuyết phục các nhà lãnh đạo chia phần “tiềm lực đáng kể” – ông không thể nêu bao nhiêu – cho việc xây dựng một bộ sưu tập nhiếp ảnh thời trang.

Kể từ năm 2010, ông Martineau đã thâu được 70 bức ảnh mới của 25 nhiếp ảnh gia, mục đích là làm cho Bảo tàng Getty trở thành tổ chức có ưu thế trong lĩnh vực, cùng với triển lãm – là cuốn sách có nhiều hình ảnh thường được đặt ở bàn cà phê (coffee-table book) kèm theo – là sự mở thầu của ông.

Mặc dù có chút nghi ngờ trong đầu óc công chúng và phạm vi mỹ thuật, những cái tên như Avedon, Penn và Newton đã vượt xa gốc rễ của họ, điều mà cuộc triển lãm này thừa nhận nằm ở chỗ trong những trường hợp này và nhiều trường hợp khác, không có gốc rễ cần thiết để vượt. Bằng cách tách những hình ảnh ra khỏi trang báo và treo trên tường, ông Martineau tái đặt chúng vào ngữ cảnh và làm cho chúng không dính líu đến các sự liên tưởng tiềm thức mà hầu hết chúng ta suy nghĩ về những tạp chí thời trang và các chiến dịch quảng cáo (mối quan tâm kín đáo của chính chúng ta, mà chúng ta thường chối bỏ bằng cách loại sự hiểu biết của chúng ta là những thứ lượm lặt được bằng cách đọc các tạp chí thời trang tại các tiệm làm tóc).

Hình của Clifford Coffin chụp cho tạp chí Vogue năm 1949, miêu tả bốn người mẫu mặc áo tắm

Ông tạo điều kiện cho chúng ta trải nghiệm sức mạnh trong việc đặt một người phụ nữ trong bộ áo, váy và giày cao gót giữa đống gạch vụn trong trận ném bom London, cách mà nhiếp ảnh gia Cecil Beaton đã làm năm 1941; hoặc tình trạng không rõ trong một tấm hình được chụp bên dưới, của Neal Barr, phản ánh cuộc cách mạng về các tục lệ trong những năm 1960; và cách biến một hình ảnh sang một dáng vóc đẹp, như ông Knight đã làm với Naomi Campbell trong chiếc áo choàng Yohji Yamamoto năm 1987, cho phép nó vượt qua người mẫu và trang phục để thể hiện ý tưởng của chính nó.

Quả thực, chính những bức ảnh ít được nhận biết thường thuyết phục nhất, khiến bạn suy nghĩ nghiêm túc về nhiều cách mà các nghệ sĩ thị giác mở rộng các giới hạn loại hình trong khi đứng giữa những mặt hạn chế trong công việc, và bày tỏ những thành kiến xuất hiện một cách có phản xạ với cái nhìn và ký ức của người xem.

Ngắm nhìn hình quảng cáo của trung tâm thương mại Bonwit Teller do Anton Bruehl chụp năm 1932 để giới thiệu “quần áo thể thao len sợi làm theo đơn đặt hàng”: Nó mô tả hình dáng người phụ nữ ở chỗ giống như cả thân hình được bao trùm trong vớ, đầu cô được cánh tay giơ lên che phủ, dáng vóc cô trông giống bức tượng Hy Lạp, những sợi len từ những cuộn len tạo nên những vạch hình học ràng vào làn da. “Tôi đã nhìn thấy tấm ảnh đó từ lâu, và chính nó khắc sâu vào tâm trí của tôi”, ông Martineau, người cuối cùng cũng tìm thấy tấm ảnh ở Thư viện Công cộng New York và sắp xếp một khoản vay, cho hay. “Tấm ảnh quá táo bạo và sáng tạo”.

Tiếp đó là bức hình liên quan đến nhiếp ảnh gia Clifford Coffin năm 1949 dành cho tạp chí Vogue với bốn người mẫu ngồi xếp bằng trên cồn cát, những chiếc nón bơi của họ tạo thành những quả bóng màu sắc tương phản với cát, những thân hình của họ nhìn từ phía sau giống như một dãy bình hoa cổ. Có một ảnh in đen trắng từ bản âm năm 1965 của David Montgomery chụp nét mặt nghiêng người mẫu Grace Coddington, mái tóc ngắn và cánh tay gập lại, nét xoáy của các đường cong và các góc, bức ảnh là bản giao hưởng hướng đến tương lai. Và có bức ảnh năm 1945 của Louise Dahl-Wolfe chụp người mẫu trong bộ áo tắm Claire McCardell nằm tựa trên cát, đầu cô che khăn voan, hình ảnh quay 90 độ vì thế cô có vẻ đang đứng.

“Tác phẩm đang réo gọi bạn”, ông Martineau tuyên bố. “Nó nhắn nhủ: ‘Hãy đến gần tôi. Hãy xem xét tôi’”. Và, ông có thể sẽ nói thêm: Hãy dành cho tôi sự kính trọng mà tôi xứng đáng được nhận.

MÊ LINH (theo NYT)


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
2

Nghe nhạc Trịnh: Vẫn thấy bên đời còn có em

"Vẫn có em bên đời” không chỉ là một bản tình ca, mà còn là một lời tự sự đầy hoài niệm của Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa của nền tân nhạc Việt Nam. Giai điệu nhẹ nhàng, ca từ sâu lắng đưa người nghe vào những xúc cảm tinh tế về tình yêu, sự chia xa và những dư âm còn vương trong ký ức.
3

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã tạ thế vào ngày 29.3. Ông đã để lại một di sản âm nhạc vô giá gắn liền với lịch sử văn hóa đất nước.
4

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.
5

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Hoa hậu áo dài Phí Thị Thùy Linh dịu dàng bên chồng

Tối 12.7, Hoa hậu áo dài Phí Thị Thùy Linh đã xuất hiện tại một sự kiện ở Hà Nội và thu hút chú ý của giới truyền thông sau hơn1 tháng đăng quang.

George Clooney lần đầu xuất hiện sau khi bị tai nạn khủng khiếp

Sau hai ngày bị xe hơi đâm vào chiếc mô tô đang chạy và phải nhập viện cấp cứu, có vẻ như nam diễn viên George Clooney đã lên máy bay rời Ý để trở về Mỹ.

Hai thí sinh sáng giá nhất cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018 bất ngờ dừng thi

Vốn được đánh giá là những ứng cử viên nặng ký, việc Ngọc Nữ, Công Lê Minh Hương bất ngờ dừng thi Hoa hậu Việt Nam 2018 khiến nhiều người tiếc nuối.

Nhạc sĩ - lời ca và những định mệnh kỳ lạ

Có những định mệnh kỳ lạ mà người ta luôn muốn đi tìm lời giải thích. Trong âm nhạc, nhiều bài hát, ca từ dường như vận vào chính cuộc đời nhạc sĩ, trở thành những câu chuyện đầy bí ẩn không có câu trả lời.

NSƯT Phương Quang qua đời – Di nguyện hiến xác cho y học

NSƯT Phương Quang vừa trút hơi thở cuối cùng lúc 9g 30 sáng nay (13.7), hưởng thọ 76 tuổi và để lại nhiều tiếc nuối của các đồng nghiệp, những người yêu mến ông và các khán giả mộ điệu cải lương. Theo di nguyện, sau khi ra đi ông hiến xác để phục vụ nghiên cứu y học.

Xuất hiện ‘bản sao’ Quốc Cơ - Quốc Nghiệp tại America's Got Talent

Vòng loại của America's Got Talent (Tìm kiếm tài năng nước Mỹ) phát sóng trên kênh kênh NBC đã gây bất ngờ khi xuất hiện một cặp đôi chồng đầu như Quốc Cơ – Quốc Nghiệp của Việt Nam.

Khi Mâu Thuỷ bất ngờ trở thành 'Cô giáo... Thuỷ'

Sau 2 tuần kể từ khi tung teaser, hôm qua trên kênh youtube, Mâu Thuỷ đã cho “trình làng” tập đầu tiên trong series “Lớp học cô giáo Thuỷ". Nằm ngoài dự đoán của mọi người cho rằng show Cô giáo Thuỷ sẽ là một show về “dạy địa lý" thì hoá ra chương trình này lại dạy về….bảo vệ môi trường.

Nhạc sĩ Đài Phương Trang tiết lộ vì sao ít hát bài 'Người yêu cô đơn' nổi tiếng của mình

Nhạc sĩ Đài Phương Trang – “cha đẻ” của nhạc phẩm Người yêu cô đơn nói về chuyện tác quyền trong showbiz hiện nay và lý do vì sao trong gia tài 600 bài hát ông chỉ thường hát hai bài Hai mùa Noel và Căn nhà dĩ vãng

Xem phim "Sex Education", tôi ngậm ngùi rơi nước mắt rồi chạy sang ôm lấy mẹ

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 03/04/2025 12:00
Nhờ bộ phim 'Sex Education" mà tôi đã nhận ra lỗi sai của mình.

Designer kể chuyện nghề thời công nghệ: Không làm đồng nghiệp với AI thì ... thất nghiệp!

Kỹ năng - Kim - 03/04/2025 11:00
AI trong ngành thiết kế: Cộng sự sáng tạo hay kẻ thách thức “cơm áo gạo tiền”?

Giải mã “Peter Pan” không chịu lớn, sợ chịu trách nhiệm, còn gì nữa?

Phong cách sống - Mini - 03/04/2025 10:00
Peter Pan Syndrome là hội chứng trong tâm lý học dùng để chỉ những người trưởng thành không muốn "lớn", sợ chịu trách nhiệm.

Đừng sợ lỡ cuộc chơi – ‘ViruSs drama tình ái’ và nỗi sợ bị bỏ lỡ

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 03/04/2025 09:00
Phát sinh nhu cầu được biết, hiệu ứng sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất thông tin, thích cập nhật những gì "hot" của giới trẻ, khiến không ít bạn trẻ bị dắt mũi bởi các drama tiêu cực về người nổi tiếng lan truyền trên mạng trong những ngày gần đây.

Con đường chính trực - Chúng ta không phải là những bức tượng vô tri

Từ sách - Phim - Quìn - 03/04/2025 08:00
Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc đời mình như một vở kịch đã được viết sẵn? Một kịch bản quen thuộc mà ai cũng phải diễn: sinh ra, lớn lên, đi học, đi làm, kết hôn, sinh con, già đi và kết thúc...

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 03/04/2025