Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn: Để có một tâm hồn đẹp

25/12/2018 08:30
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn: Để có một tâm hồn đẹp

Để có một tâm hồn đẹp, đầu tiên bạn phải thật sự cố gắng tìm ra những điểm mình có thể cảm thông, biểu lộ sự đồng tình với người đang đối thoại.

LTS: Tiếp tục đọc giùm bạn những kiến thức hữu ích, tuần này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ những ghi chép mà mình thực sự tâm đắc trong cuốn sách "Để có một tâm hồn đẹp".

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Cuốn “Để có một tâm hồn đẹp” (Ảnh: tác giả cung cấp).

- Để có một tâm hồn đẹp, đầu tiên bạn phải thật sự cố gắng tìm ra những điểm mình có thể cảm thông, biểu lộ sự đồng tình với người đang đối thoại. Thật khó tin, đây lại là khía cạnh khó khăn nhất.

- Bạn phải học cách dung hoà giữa hai thái cực này, không phải lúc nào cũng tán đồng, đồng ý mọi chuyện và cũng không phải lúc nào cũng phủ nhận tất cả.

- Không cần thiết phải chứng tỏ mình luôn luôn đúng. Dẹp bỏ cái “tôi” khi tranh luận và tập trung vào đề tài cần khám phá.

- Một cuộc thảo luận đúng nghĩa phải là các nỗ lực đầy thành ý nhằm khám phá vấn đề, chứ không phải là trận chiến giữa những cái “tôi” hiếu chiến.

- Hãy cố gắng tìm hiểu góc độ hình thành quan điểm của người đối thoại để hiểu được tầm nhìn của họ về một vấn đề.

- Hãy tìm xem những trường hợp cá biệt phù hợp với quan điểm của người đối thoại, rồi cho biết bạn chỉ có thể đồng ý trong những trường hợp cụ thể nào mà thôi.

- Ý kiến cá nhân của một người sẽ có điểm hợp lý nếu dựa trên vài chuẩn mực nào đó. Hãy cho biết bạn có thể đồng ý trong phạm vi một vài chuẩn mực nhất định đó thôi. Nhưng bạn cũng có ý kiến riêng mình.

- Nhìn nhận giá trị của những kinh nghiệm đặc biệt mà người khác có được, xem quan điểm hình thành các kinh nghiệm này có khả năng tương đối, không nhất thiết đúng hoàn toàn.

- Bạn có thể phủ nhận một nhận xét chung chung, nhưng hãy tìm xem biết đâu bạn có thể đồng ý được với những hàm ý hay một vài khía cạnh nào đó của nhận xét này.

- Bạn cần chỉ rõ ra những lỗi sai về mặt logic của lập luận, hay chứng minh rằng một kết luận không nhất thiết phải dựa trên một vài yếu tố hạn chế.- Đừng nói mình không đồng ý với một quan điểm nào đó khi chưa đưa ra được lý do chính đáng. Đừng nói không đồng ý chỉ để chứng tỏ bạn khôn ngoan hơn hay để thoả mãn cái “tôi” của mình.

- Bạn cần chỉ ra rằng có nhiều khả năng diễn dịch khác nhau cho một sự kiện hay số liệu thống kê.

- Cảm xúc thường tiếp nối những định kiến, thành kiến.

- Trong tranh luận bạn có thể nói không đồng ý để trình bày thêm những kinh nghiệm sống khác biệt.

- Bạn cần phải loại bỏ những kết luận dựa trên những kiểu ước lượng đầy võ đoán cho tương lai.

- Bạn nên bỏ kiểu nói khẳng định chắc chắn khi đưa một quan điểm,  và hãy dùng cách diễn đạt trung dung hơn, chẳng hạn “có khả năng là như vậy”.

- Bạn cần phân biệt rõ giữa việc có nhiều quan điểm khác nhau và việc không tán đồng một quan điểm nào đó.

- Đôi khi trong số các ý kiến khác nhau chỉ duy nhất một ý kiến có thể đúng mà thôi. Khi đó bạn cần kiểm tra xem “sự thật” nằm ở đâu. Thông thường, các ý kiến khác nhau đều có điều hợp lý riêng.

- Trong trường hợp thứ nhất chỉ có một ý kiến đúng và các ý kiến còn lại sai. Và trường hợp thứ hai cho phép nhiều khả năng đều tương đối.

- Khác biệt có thể phát sinh từ sở thích cá nhân, từ các chuẩn mực, từ góc độ đánh giá, cảm nhận, kinh nghiệm, kiến thức và quan điểm khác nhau về dự đoán cho tương lai.

- Trong tranh luận, điều quan trọng mà mọi người đều hướng đến là sự thật, nhưng tranh luận sao cho hấp dẫn còn quan trọng hơn chuyện giành phần thắng trong cuộc tranh luận đó.

Tranh luận sinh động, lý thú là trách nhiệm với chính bạn và cả người khác nữa. Những điều lý thú có thể là những việc bạn đã hoặc đang thực hiện và rất am tường về chúng. Điều lý thú cũng có thể là cách bạn dẫn dắt đối thoại nữa đấy.

- Hãy dùng kỹ thuật “điều gì xảy ra nếu” để mở ra những khả năng và hướng đi của suy nghĩ.

- Ý tưởng mới khá khan hiếm, nhưng chúng giúp tranh luận thêm sinh động. Hãy sáng tạo và làm nảy sinh ý tưởng mới. Hãy học và áp dụng các phương pháp tư duy sáng tạo xem sao?

- Hãy tập sử dụng thành thạo cụm từ “Chà, điều này lý thú đây” để khai thác mọi khía cạnh lý thú của một đề tài bạn nghe được.

- Khi người nào đó mở ra một hướng suy nghĩ thật lý thú, hãy tham gia và phát triển thêm nữa.

- Khả năng lắng nghe và thưởng thức những điều lắng nghe là phần quan trọng để hình thành một tâm hồn đẹp. Người biết lắng nghe sẽ tập trung vào những vấn đề đang được trình bày và học hỏi thêm các giá trị từ những vấn đề đó.

- Bạn nên dùng câu hỏi để kiểm tra lại các dữ kiện nghe được và hỏi thêm các chi tiết ở những điểm bạn quan tâm.

- Vài người đánh giá cao sự riêng tư. Người khác thích sự công khai và được chú ý. Vài người thích được quan tâm, người khác lại sợ điều đó. Vài người thích bình yên, người khác thích sôi động, người khác thích sự ổn định, người khác nữa lại thích đổi thay...

Các khả năng thay thế của những giá trị chuẩn mực sẽ khác nhau do các khác biệt về kinh nghiệm, văn hoá và cá tính cá nhân.

- Cảm giác và cảm xúc là một phần quan trọng của tư duy. Sau cùng các lựa chọn và quyết định đều dựa trên cảm giác, cảm xúc.

- Cảm nhận về chuẩn mực sẽ tạo nên cảm giác, và rồi sẽ trở thành cảm xúc khi nó đủ mạnh. Kiềm chế cảm giác, cảm xúc là điều cực kỳ khó khăn và chỉ nên dùng đến chúng ở giai đoạn cuối cùng của sự lựa chọn hay quyết định.

- Có hợp lý không khi đưa ra một phản ứng tức thì, vội vã. Bạn có thể nghe trọn vẹn ý tưởng được trình bày, thậm chí yêu cầu giải thích rõ hơn.

- Có một nhu cầu thật sự là phải lắng nghe và chuẩn bị thay đổi suy nghĩ khi cần thiết.

- Giá trị chuẩn mực định đoạt những gì chúng ta thích hay không. Chúng cũng định đoạt sự lựa chọn và các quyết định của chúng ta. Những giá trị cơ bản không thay đổi theo tình huống.

- Những ý tưởng mới luôn được đón chào trong cuộc thảo luận, bởi chúng mới và giúp mọi người thoát ra khỏi cách tư duy thông thường. Ý tưởng mới có thể đóng vai trò kích thích sáng tạo, cho dù nó chưa hẳn đã khả thi.

- Những cuộc trao đổi và thảo luận cần phải tạo nên được sự thích thú cho đầu óc - cũng như thể thao cho cơ thể bạn vậy.

- Với chiến thuật “gương soi” bạn sẽ nghe thật nhiều và tổng hợp lại những gì nghe được. Bạn có thể lặp lại những thông tin này như kiến thức của riêng mình, được tổng hợp từ nhiều người khác.- Nếu người khác có nhiều thông tin hơn bạn, hãy lắng nghe một cách thông minh và đặt câu hỏi. Chẳng có lý do gì để bạn giả vờ hiểu sâu biết rộng về một đề tài - trong khi thực tế không phải vậy.

- Nếu cuộc trao đổi, thảo luận không đi đến đâu cả, cách tốt nhất là thay đổi đề tài và bắt đầu lại.

- Hãy tìm hiểu kỹ về những lĩnh vực bạn quan tâm và tập cách nói về những đề tài đó - đây là một phương pháp giúp hình thành nên tâm hồn đẹp.

- Một vóc dáng đẹp và một gương mặt đẹp đều có thể già đi. Một tâm hồn đẹp thì trái lại, càng đẹp và tinh anh thêm qua năm tháng.

- Một tâm hồn đẹp là một tâm hồn thật sự có sức cuốn hút đối với người khác và cả bạn nữa. Đó phải là một tâm hồn đẹp thể hiện trong hành động. Đó chính là hành động biết khám phá, tìm hiểu một đề tài trao đổi, thảo luận. Chính trong những cuộc trò chuyện hay thảo luận mà người khác có thể thấy được những nét biểu hiện tâm hồn đẹp của bạn.

- Khi bạn luyện tập sử dụng đầu óc mình, bạn sẽ thích thú với việc sử dụng nó đấy và đồng thời hình thành các kỹ năng tư duy, và cả một tâm hồn đẹp nữa.

- Bạn có thể thích thú biết cách đồng ý và không đồng ý. Bạn có thể thích thú nhận thức được những điểm khác biệt của quan điểm cá nhân và hiểu được những giá trị chuẩn mực khác nhau. Bạn có thể thích thú biết cách đặt câu hỏi và biết được khi nào thì nên ngắt lời hay không nên chen ngang như thế.

- Bạn không cần phải có chỉ số thông minh IQ thật cao. Bạn cũng chẳng cần có trình độ học vấn thật cao. Bất cứ người nào cũng có thể hình thành và phát triển cho mình một tâm hồn đẹp nếu người đó thật sự muốn.

- Có được một tâm hồn đẹp là ước ao của biết bao nhiêu con người - nhưng người ta chỉ đạt được điều đó khi đã qua trải nghiệm, biết nghĩ về người khác và biết sống thật với chính mình.

Edward Charles Francis Publius de Bono (sinh ngày 19/5/1933) là một bác sĩ người Maltese, nhà tâm lý học, triết gia, tác giả, nhà phát minh và nhà tư vấn.

Ông người đề xuất việc dạy tư duy như một chủ đề trong trường học.

Ông viết: “Mọi người chi tiêu nhiều tiền bạc trên cơ thể của họ, khuôn mặt của họ, tóc tai của họ, quần áo của họ, mỹ phẩm, phẫu thuật thẩm mỹ, chế độ ăn uống,  thành viên phòng tập thể dục - mọi người đang cố gắng để hấp dẫn hơn.

Nhưng có một cách dễ dàng để trở thành một người đẹp. Nó không phải là vật chất. Dù bạn trông thế nào đi chăng nữa, chỉ cần bạn có tâm trí hấp dẫn, sáng tạo, thú vị ...”.

Cuốn “Để có một tâm hồn đẹp” (How to Have a Beautiful Mind) bản tiếng Việt được phát hành bởi Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh qua bản dịch của Liên Như, Thảo Nguyên và Nguyễn Lê My Hoàn.


Gửi bình luận
(0) Bình luận