Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn ở Cây bồ đề ở tu viện Jetavana, có một cặp vợ chồng có một cô con gái khoảng 14, 15 tuổi xinh xắn, thông minh, lanh lợi, giỏi ăn nói, có thể nói không ai sánh bằng, nhưng đáng tiếc cô bé lại bị mắc phải bệnh truyền nhiễm, không lâu sau qua đời.
Hai vợ chồng vô cùng yêu thương cô con gái độc nhất này, thậm chí còn yêu hơn cả tính mạng của mình, bất kể có gặp bất cứ khó khăn hay phiền não nào, chỉ cần nhìn thấy cô bé, mọi thứ đều sẽ tan biến hết. Đối mặt với sự ra đi đột ngột của cô con gái, hai vợ chồng rất đau lòng, họ khóc lóc mỗi ngày, gần như phát điên lên, đi linh tinh mọi nơi.
Một ngày nọ, người chồng đến nơi Đức Phật đang tọa lạc, nhìn thấy Đức Phật, ông đã tỉnh táo hơn, kính lễ với Đứa Phật. Người cha nói với Đức Phật trong đau khổ: "Con không có con trai, chỉ có một cô con gái duy nhất, Con yêu thương con bé như báu vật, con bé khiến con quên đi hết muộn phiền trong cuộc sống.
Nhưng con bé đột nhiên mắc phải bệnh nặng, con bé ngừng thở ngay trước mặt Con, có gọi thế nào con bé cũng không trả lời, không mở mắt, cơ thể lạnh ngắt. Con cầu trời trời không nghe, gọi đất đất không linh, Con thật sự rất buồn, mong Đức Phật giải tỏa sự đau đớn và buồn khổ này giúp Con", người cha nghẹn ngào, nước mắt đầm đìa, khiến người nghe bên cạnh cũng không cầm được nước mắt.
Đức Phật nói với người cha một câu: "Thường giả giai tận, cao giả diệc đọa, hợp hội hữu li, sinh giả tất tử".
Ý muốn nói, trên đời này, có 4 thứ không thể tồn tại mãi mãi.
Một, hữu thường giả, tất vô thường.
Hai, phú quý giả, tất bất cửu.
Ba, hội hợp giả, tất biệt ly.
Bốn, cường kiện giả, tất quy tử.
Thứ nhất, "Hữu thường giả, tất vô thường"
Ý muốn nói, bất kể sự vật sự việc nào tồn tại trên thế gian cũng không thể nào vĩnh viễn không thay đổi, dù diện mạo vốn có vẫn vậy, nhưng nó vẫn đang thay đổi từng phút từng giây, bản chất sẽ từ từ thay đổi, cuối cùng sẽ biến mất.
Giống như cơ thể của chúng ta vậy, quá trình chuyển hóa, trao đổi chất được diễn ra liên tục, thông qua sinh lão bệnh tử, đến cuối cùng rồi cũng biến mất khỏi thế gian, về với đất Mẹ, về với thượng đế.
Thứ hai, "Phú quý giả, tất bất cửu"
Ý muốn nói, người dù có đại phú đại quý tới đâu, cuối cùng rồi sẽ về 0. Tục ngữ nói "không ai giàu 3 họ", trừ phi đời đời hành thiện tích đức, có vậy mới duy trì được vinh hoa phú quý cho con cháu. Nhưng những kẻ phàm phu như chúng ta, ít nhiều gì ai cũng đều có lòng tham, có rồi lại muốn có nhiều hơn, có nhiều hơn rồi lại muốn là vĩnh viễn. Vì vậy, giàu có nhưng không biết cho đi thì phú quý ắt sẽ chẳng được dài lâu.
Thứ ba, "Hội hợp giả, tất biệt ly"
Ý muốn nói, người thân, bạn bè qua lại, ở với nhau, sớm muộn gì rồi cũng sẽ li biệt, đây chính là cái gọi là "không có nhà không tán, không có nước không bại". Đặc biệt là khi xã hội ngày càng phát triển, khoảng cách thế hệ càng ngày càng lớn, con cái sau khi trường thành đều muốn rời khỏi lũy tre làng ra ngoài mưu sinh, để lại thế hệ ông bà cha mẹ ở lại quê hương với công việc đồng áng, thậm chí cho dù có ở với nhau thì cuối cùng cũng sẽ phải đối mặt với sinh li tử biệt.
Thứ tư, "Cường kiện giả, ắt quy tử"
Bất kể có trẻ trung, cơ thể có cường tráng, khỏe mạnh tới đâu thì rồi cũng sẽ có lúc phải ra đi, vấn đề chỉ là thời gian, thậm chí dù có sống lâu trăm tuổi, thì rồi cũng sẽ "quy" về với ông Trời. Con người ta từ khi sinh ra đã phải xác định sẽ có một ngày phải rời xa trần thế, sinh li tử biệt là chuyện rất bình thường. Điều quan trọng là sống sao cho không uổng phí cuộc đời, sống sao cho người ra đi sẽ có thể mỉm cười thanh thản khi thấy người ở lại lạc quan vui vẻ và hạnh phúc.
Theo Trí Thức Trẻ