Con người ở trên đời khó tránh khỏi có những lúc gặp khó khăn. Bạn càng trưởng thành thì bạn sẽ phát hiện ra rằng: Nghèo tiền nghèo bạc không đáng sợ, đáng sợ nhất là người nghèo trong tâm.
Bởi vì nếu nghèo về mặt kinh tế thì có thể cải thiện, nhưng một khi nghèo trong tâm thì sẽ rất khó sửa chữa.
Trong tâm lý học, người có một cái tâm nghèo nàn là những người có tư tưởng cứng nhắc cổ hủ, thích chìm đắm trong vai diễn của chính mình, không bao giờ suy nghĩ đến cảm nhận của người khác, lại càng không có tinh thần gánh vác trách nhiệm.
Họ sẽ cho rằng nguyên nhân của những điều không thuận lợi là do không có tiền, họ hoặc là không cố gắng để thay đổi, hoặc là làm những việc không theo quy luật thông thường. Họ chỉ muốn giàu có ngay trong một đêm, luôn sống trong bi quan, ăn năn hối hận hoặc luôn thay đổi một cách nhanh chóng.
Những người có trái tim nghèo nàn càng sống sẽ càng khổ sở, thứ họ nhận được đều là sự bất mãn, không có sự thỏa mãn, hài lòng. Cuộc đời họ bị bó buộc bởi trái tim hạn hẹp, tù túng.
Người nghèo từ trong tâm không sớm thì muộn cũng sẽ tự phsá hủy con đường của chính mình, đồng thời còn làm ảnh hưởng đến đường đi của những người bên cạnh. Vì thế, với một người nghèo trong tâm, tốt nhất chúng ta nên giữ khoảng cách hoặc tránh xa, nếu không, năng lượng xấu từ họ có thể sẽ có ngày nhấn chìm bạn.
Nghèo trong tâm là bệnh không có thuốc chữa
Người xưa nói rằng: Nghèo về vật chất không hề đáng sợ mà đáng sợ hơn chính là sự nghèo nàn trong tâm hồn, trong suy nghĩ.
Người có tâm hồn cằn cỗi, suy nghĩ hạn hẹp mãi mãi không hiểu được tính quan trọng của việc nghiêm túc chăm chỉ làm việc. Họ luôn muốn một bước lên trời, muốn việc nhẹ lương cao kiếm được nhiều tiền, không muốn vất vả mà có thể ngồi không hưởng thành quả lớn.
Ở lâu với những "người nghèo" như thế, bạn sẽ bị mài mòn tính nhẫn nại và sự lương thiện. Việc này rồi cũng sẽ từng bước kéo bạn rơi vào vực sâu không đáy, cuối cùng bạn có trèo thế nào cũng không thể thoát ra được.
Những người nghèo trong tâm thường hận trời trách người, ác độc tàn bạo. Họ xem bản thân mình là trung tâm, từ trước đến nay không bao giờ để ý đến người khác, vừa cực đoan vừa tư lợi.
Khi làm phiền người khác thì lý lẽ chính trực, khi làm tổn thương người khác lại xem đó như một lẽ tự nhiên.
Sống chung với một người như thế bạn phải luôn cẩn thận xem xét điểm nhạy cảm của họ, một khi không cẩn thận, có thể bạn sẽ đụng chạm đến "lòng tự tôn" vừa đáng thương vừa nực cười của họ. Thậm chí, bạn còn phải chịu nhân nhượng để được an toàn trong mối quan hệ này chỉ vì "họ nghèo nên họ có lý".
Những người có trái tim cằn cỗi, nghèo nàn dù đang ngồi trên núi vàng núi bạc nhưng họ vẫn không được vui vẻ. Hơn nữa, họ sẽ trở nên nghèo rớt mồng tơi rất nhanh. Không những liên lụy đến người nhà mà còn liên lụy đến bạn bè.
Có một câu chuyện như thế này:
Có một người rất nghèo, anh ta luôn ghen tị với hạnh phúc của nhà bên cạnh.
Có một ngày anh ta gặp được một vị thần tiên, vị thần tiên đó nói với anh ta rằng: "Ta có thể thực hiện cho ngươi bất kì nguyện vọng nào, nhưng cho dù ngươi muốn cái gì thì hàng xóm của ngươi đều sẽ được gấp đôi."
Anh ta nghĩ đi nghĩ lại, anh ta nghĩ rằng: "Nếu ta muốn một căn biệt thự vậy thì hàng xóm sẽ có hai căn biệt thự, nếu ta muốn thật nhiều tiền vậy thì hàng xóm sẽ có nhiều tiền hơn."
Cuối cùng, anh ta nói với vị thần tiên rằng: "Tôi muốn ngài làm mù một con mắt của tôi!"
Người nghèo trong tâm sở hữu trái tim cằn cỗi thiếu thốn sự lương thiện. Họ không biết cảm ơn người khác, giỏi giận cá chém thớt, thứ họ nghèo không chỉ có sự tu dưỡng mà còn thiếu sự hoàn chỉnh về nhân cách.
Khi sự nghèo túng trong trái tim của một người đạt đến trình độ cao nhất thì chính là lúc không còn thuốc nào có thể chữa được nữa. Sự thiếu thốn về vật chất có thể bù đắp bằng tiền bạc, nhưng nếu như nghèo trong tâm thì nhất định cả đời sẽ sống trong đơn độc và khổ sở.
Pháp luật & Bạn đọc