Chăm sóc bản thân tốt nhất: Không phải là dưỡng sinh bên ngoài, mà là sức khỏe tâm lý!

28/02/2021 07:30
Chăm sóc bản thân tốt nhất: Không phải là dưỡng sinh bên ngoài, mà là sức khỏe tâm lý!

Khi mệt mỏi tới điểm giới hạn, hãy nghỉ ngơi. Khi không bị bệnh, hãy chú ý tới hệ miễn dịch của cơ thể. Lúc nào cần khóc lớn, gào lớn, lúc nào nên buông tay, nên tức giận, lúc nào nên dũng cảm, tự tin…Bạn là người rõ hơn ai hết tâm lý và cơ thể của mình đang ở cái mốc nào.

Bạn bè xung quanh lại nhiều hơn một người mắc bệnh ung thư, về căn bệnh của cô ấy, tôi cũng không quá bất ngờ. Quan hệ trong gia đình của cô ấy vốn dĩ rất tệ, mà con người ý à, tất cả những lo âu, buồn bã, trầm cảm vì chuyện gia đình đều sẽ lắng vào cơ thể. Đại não có thể đã quên đi, nhưng cơ thể thì vẫn sẽ luôn ghi nhớ.

Mọi bệnh tật trên thế gian này, đều là bại tướng dưới tay hệ thống miễn dịch.

01

Tất cả mọi uất ức, tủi thân, áp lực, buồn bã, trầm tư… đều sẽ biến thành một cơn bão thách thức hệ miễn dịch

Theo kinh nghiệm của Tây y, tồn tại rất nhiều căn bệnh không thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Con người hiện đại ngày càng dễ mắc các thể loại bệnh khác nhau hơn, là vì họ không chú trọng tới sức khỏe của mình ư?

Không phải. Có quá nhiều người không tiếc tay chi tiền cho những hình thức dưỡng sinh khác nhau, nhưng quan niệm này chỉ đơn giản coi cơ thể như một cỗ máy mà quên mất rằng cơ thể và tim, thậm chí là thể xác, tim và tinh thần thực ra là một.

Có một người phụ nữ đột nhiên mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Trước đó, sau khi kết hôn, cô ấy sống chung với mẹ chồng. Mặc dù cả gia đình nhà chồng đối xử với cô rất tốt, nhưng cô luôn hi vọng rằng mình có không gian riêng, cô đã mấy lần nói với chồng về chuyện chuyển ra ở riêng nhưng đều bị cự tuyệt.

Sau này, cô dần dần không còn nhắc tới chuyện này nữa, cho tới năm ngoái trong một lần tình cờ, cô phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư dù cô không hề thấy cơ thể mình quá bất thường, khi kiểm tra ra thì đã là giai đoạn cuối.

Điều kiện kinh tế của gia đình cô rất tốt, ngoài việc cho cô chữa trị bởi bác sỹ nước ngoài, họ còn giúp cô tìm một bác sỹ tâm lý.

Khi bác sỹ tâm lý hỏi cô rằng, tâm nguyên lớn nhất trong cuộc đời mình là gì. Cô chỉ trả lời đúng một chuyện: "Tôi hi vọng mình có một ngôi nhà riêng, chỉ cần có chồng và con gái ở cạnh, không cần lớn, không cần lâu, chỉ một tháng với một không gian riêng 3 người thôi là được."

Cô bình thản nói ra mong mỏi bấy lâu nay của mình, một nụ cười mà cô thậm chí còn không nhận ra đã vụt qua khóe miệng mình.

Con người ta chỉ thích những cảm xúc tốt như vui vẻ, lạc quan mà đè nén những cảm xúc ấy như buồn bã, sợ hãi lại.

Chúng ta không hề biết rằng, tủi thân, buồn bã, áp lực… khi tất cả đè nén lên cơ thể, rồi sẽ có một ngày, một trận bão táp ập đến thách thức hệ miễn dịch và thậm chí là mang cả mạng sống của chúng ta đi.

Chăm sóc bản thân tốt nhất: Không phải là dưỡng sinh bên ngoài, mà là sức khỏe tâm lý!  - Ảnh 1.

02

Chúng ta luôn xem nhẹ trí tuệ của cơ thể

Cơ thể con người được trang bị một hệ thống miễn dịch phức tạp. Hệ thống miễn dịch mà tôi đang nói đến ở đây không chỉ nói đến khả năng miễn dịch theo nghĩa hẹp trong Tây y, mà còn bao gồm khả năng tự chẩn đoán, quản lý, tự chữa lành và tái tạo.

Khi cơ thể sản sinh ra nhiều loại cảm xúc, thứ đầu tiên chúng tấn công là hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hơn 70% mọi người sẽ tấn công các cơ quan của cơ thể trong vô thức để tiêu hóa cảm xúc của mình. Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh tật.

Những cảm xúc khác nhau sẽ tấn công những cơ quan khác nhau.

Y học cổ truyền Trung Quốc từng chỉ ra rằng: Thận chi phối sự sợ hãi, gan tích trữ sự tức giận, phổi ẩn chứa nỗi buồn… ngoài ra, nỗ lực quá sức hay quá căng thăng sẽ dẫn tới các bệnh về dạ dày, thường cảm thấy không như ý, quá háo thắng sẽ gây ra các bệnh liên quan tới đau đầu, do dự và thiếu tự tin thường là dấu hiệu cảm xúc của người bệnh tiểu đường.

Lấy phái nữ ra làm ví dụ: Nóng giận lâu ngày rồi cứ đè nén ở trong lòng, không chịu giải tỏa, dễ dẫn đến phì đại tuyến vú, ứ trệ lâu ngày dễ mắc ung thư vú, ảnh hưởng đến sức khỏe buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, kéo theo bệnh phụ khoa khiến vợ chồng không hòa hợp.

Nghiên cứu cho thấy, 7 thứ hạng hàng đầu về cảm xúc gây ra các vấn đề về hệ thống miễn dịch là: tức giận, u buồn, sợ hãi, trầm cảm, đố kị, hoài nghi và cả sự mất kiểm soát theo mùa (chẳng hạn như tranh chấp và xích mích do nóng giận hay "bốc hỏa" thường xuyên vào mùa hè; trầm cảm hay rơi vào mùa đông).

Có người từng thực hiện một thí nghiệm như sau: Họ treo con khỉ lên rồi thỉnh thoảng kích điện khiến con khỉ luôn ở trong trạng thái bất an, lo lắng, không lâu sau, con khỉ mắc bệnh về dạ dày.

Sử dụng ống soi dạ dày sợi, Xquang, điện não và sinh hóa để nghiên cứu cơ chế bệnh lý của bệnh dạ dày, người ta thấy rằng sự xuất hiện của bệnh dạ dày có liên quan mật thiết đến sự hưng phấn hoặc ức chế quá mức của vỏ não, và cả rối loạn chức năng tự chủ.

Khi cảm thấy dị ứng da, khó chịu ở cổ họng, đau dạ dày, loét dạ dày, mất ngủ, ngủ mơ mộng, đau đầu thường xuyên… chúng ta thường nghĩ:  Có gì đó không ổn với cơ thể?  Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, những cảm xúc tiêu cực mới là thủ phạm đích thực.

Chăm sóc bản thân tốt nhất: Không phải là dưỡng sinh bên ngoài, mà là sức khỏe tâm lý!  - Ảnh 2.

03

Sự khó chịu và bệnh tật về thể chất, là tín hiệu cầu cứu của nội tâm

Tối hôm qua, một người bạn tâm sự với tôi, khi nói về cảm xúc và bệnh tật, cậu ấy rất hứng thú.

Cậu ấy hỏi tôi: Em trai tôi còn trẻ mà tóc đã bạc hết cả đầu, là do loại cảm xúc nào vậy?

Tôi nói: Có thể là "tôi đã cố gắng hết sức rồi".

Cậu ấy hỏi: Làm sao để giải tỏa?

Tôi đáp: Cứ là chính mình, đem kì vọng của người khác trả lại cho họ.

Cậu ấy gật đầu, rồi lại hỏi: Vào ngày mà mẹ ra đi, tóc ba tôi chỉ sau một đêm đã bạc trắng, đó cũng là vì cảm xúc ư?

Tôi nói: Đúng vậy, là vì quá đau buồn và tuyệt vọng.

Cậu ấy lại hỏi: Gần đây tôi hay rụng tóc vô cớ, là vì sao vậy?

Tôi đáp: Lo lắng.

Cậu ấy hỏi: Tôi cũng không muốn lo lắng, nhưng lại không làm được.

Tôi nói: Vì sao cứ phải sống trong tương lai như vậy? Cứ sống với hiện tại đi.

Tuyệt đối đừng xem thường những vết thương mà những cảm xúc ẩn giấu bên trong gây ra cho cơ thể.

Chúng ta thường nói "tức chết mất", "áp lực quá", "không can tâm" … đây là những cách giải tỏa rất bình thường khi mà cảm xúc đang tác oai tác quái.

Giận dữ khiến con người ta cảm thấy mất kiểm soát, cơ thể tự động tiết ra một lượng lớn các yếu tố có hại cho đường hô hấp; lo lắng khiến cơ thể rơi vào trạng thái "cạn sạch nước", kiệt sức, dần dần mài mòn đi tâm lực; căng thẳng khiến người ta trầm cảm, giống như một bàn tay vô hình bịt mất mũi người đó lại, họ có thể nhìn thấy bầu trời xanh xám qua năm ngón tay của mình, nhưng lại không thể chạm vào nó.

Cơ thể không biết nói dối, nó lưu trữ lại toàn bộ cảm xúc của chúng ta, xảy ra bệnh tật, mệt mỏi, khi đó thực chất là nó đang nhắc nhở chúng ta rằng, hãy đi đối mặt với nhu cầu thực sự của mình, đối phó với chúng đúng cách và hãy tin tưởng vào khả năng của cơ thể.

Chăm sóc bản thân tốt nhất: Không phải là dưỡng sinh bên ngoài, mà là sức khỏe tâm lý!  - Ảnh 3.

04

Có bệnh không thể chỉ trị bệnh, còn phải tìm ra căn nguyên của bệnh tật (nguồn gốc tâm lý)

Khi dạ dày chúng ta không tốt, chúng ta uống thuốc chữa dạ dày, mà bỏ qua nguồn gốc của sự lo lắng và căng thẳng. Khi trên da của chúng ta xuất hiện những vết đỏ, giống như những ngọn núi lửa nhỏ phun trào, chúng ta chưa bao giờ nghĩ rằng: tôi đang rất tức giận, làm ơn hãy lắng nghe sự phẫn nộ của tôi.

Rất nhiều loại bệnh thực ra tới từ tâm lý hay cảm xúc cá nhân của chúng ta, dù uống thuốc vào có đỡ, nhưng nếu nguyên nhân cảm xúc bị lờ đi, rồi cứ tích tụ dần dần, sức khỏe vẫn sẽ mất đi.

Một người bạn của tôi bị bệnh viêm vùng chậu, chữa lâu ngày nhưng không khỏi. Cô ấy mắc phải căn bệnh này khi biết chồng cũ của mình ngoài tình, khi ấy là cơ thể của cô ấy giúp cô ấy nói ra rằng: "Tôi sẽ không sống cùng người đã phản bội mình."

May mắn là sau khi ly hôn, cô ấy đã tìm được một người thực sự yêu thương mình, kết hợp với phương pháp trị liệu và điều chỉnh thích hợp, bệnh của cô ấy dần dần được chữa khỏi.

Cổ nhân nói: "Tâm bệnh" thì cần "tâm dược" chữa.

Một người bạn hỏi tôi rằng: Bệnh gút có liên quan gì tới cảm xúc hay không?

Tôi đáp: Có.

Cậu ấy hỏi tiếp: Là cảm xúc gì?

Tôi đáp: Là tự bỏ bê mình.

Cậu ấy lại hỏi: Bệnh gút có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

Tôi nói: Chỉ có nỗi đau không thể nguôi ngoai như vậy mới nhắc nhở bản thân rằng tôi vẫn còn sống.

Cậu ấy nói: Chẳng trách tại sao mấy năm trước bỗng dưng tôi lại bị bệnh gút, uống bao nhiêu thuốc vẫn không khá hơn, năm đó tôi thất nghiệp ở nhà, cả ngày chỉ buồn chán không có động lực, không muốn làm gì, mãi cho tới sau đó tìm được việc làm, bệnh tình cũng dần đỡ hơn.

Chăm sóc bản thân tốt nhất: Không phải là dưỡng sinh bên ngoài, mà là sức khỏe tâm lý!  - Ảnh 4.

Một người bạn là bác sỹ từng nói với tôi rằng: Trong số bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện, có hơn 1/3 bệnh nhân mắc các bệnh lý về tâm thần và chưa đến 1/3 bệnh thực thể, và các bệnh thực thể lại dẫn tới các vấn đề về tâm lý. Do đó, họ không thể chỉ dựa vào mô hình y sinh đơn thuần để điều trị cho những bệnh nhân này mà cần điều trị những bệnh nhân này từ ba cấp độ sinh học, tâm lý và xã hội.

Vì vậy, trước tiên, hãy học cách yêu thương chính bản thân mình. Không ai quan tâm tới vấn đề tâm lý của mình hơn bạn, cũng không ai rõ hơn bạn khi cơ thể đưa ra tín hiệu cầu cứu.

Khi mệt mỏi tới điểm giới hạn, hãy nghỉ ngơi; Khi không bị bệnh, hãy chú ý tới hệ miễn dịch của cơ thể; Lúc nào cần khóc lớn, gào lớn, lúc nào nên buông tay, nên tức giận, lúc nào nên dũng cảm, tự tin…

Bạn là người rõ hơn ai hết tâm lý và cơ thể của mình đang ở cái mốc nào. Thế giới không tồn tại một cuộc sống nào tuyệt vời mà lại dễ dàng cả, mỗi một viễn cảnh tươi đẹp đều được đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt, muốn chịu trách nhiệm với ước mơ của mình, với cha mẹ, với gia đình nhỏ của mình, bạn phải học cách quản lý cảm xúc cá nhân, có một cơ thể khỏe mạnh trước đã rồi hãy đi tiêu hóa nó.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 14/10/2024