Cậu bé lười nhất Trung Quốc, 13 tuổi mẹ vẫn cõng trên lưng và cái kết đau lòng

15/01/2022 10:00
Cậu bé lười nhất Trung Quốc, 13 tuổi mẹ vẫn cõng trên lưng và cái kết đau lòng

Vì quá lười và không có kỹ năng sống nên khi cha mẹ qua đời, chàng trai này đã không biết làm thứ gì.

Sinh ra, lớn lên và trưởng thành là quá trình tất yếu của con người. Khi càng lớn thì mỗi người lại có tư duy và khả năng khác nhau để làm được nhiều việc hơn từ học tập cho đến công việc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp không theo định luật chung đó vì quá trình trưởng thành bị can thiệp quá nhiều kéo theo hậu quả xấu. Bởi vậy dẫn đến những cái kết vô cùng bi thương.

Yang Suo là một đứa trẻ sinh ra ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Gia đình tuy rất đỗi bình thường nhưng cuộc sống của cậu luôn khác biệt với trẻ con trong vùng vì được bố mẹ quá nâng niu, chiều chuộng. Bố mẹ cậu bé có thể ăn đồ thừa nhưng con trai phải được ăn đồ ngon nhất, quần áo phải là loại được mua từ thị trấn.

Cậu bé mệnh danh lười nhất Trung Quốc, 13 tuổi mẹ vẫn cõng trên lưng: Sau 6 năm ngoại hình lẫn cuộc đời tụt dốc đến đau lòng - Ảnh 1.

Yang Suo rất được cưng chiều

Tất cả những việc làm hằng ngày của cậu đều đến tay cha mẹ, cậu không được làm bất cứ thứ gì ngoài việc ăn và vui chơi. Tuy nhiên, việc vui chơi cũng ở trong giới hạn vì cha mẹ cậu không yên tâm để cậu bé chơi với đám trẻ con hàng xóm, tất cả phải ở trong tầm mắt của họ.

Dù là đi đâu, cha mẹ cũng mang Yang đi theo, thậm chí còn cõng cậu trên lưng để khỏi mệt. Nhiều người thấy vậy ra khuyên ngăn nhưng bố mẹ cậu rất cứng đầu, coi chuyện nuông chiều con trai là niềm vui.

Suốt quãng thời gian đi học, Yang Suo cũng có thành tích học tập không tốt vì bản thân chán học, khi bị cô giáo quở trách thì cha mẹ lại làm toáng lên, không cho ai được phép mắng con trai mình. Vì vậy, cậu bé luôn là thành viên đặc biệt trong lớp, cô giáo không bận tâm đến nữa. Muốn đi học hay nghỉ học đều không thành vấn đề và cậu đã nghỉ học sau vài năm học.

Cậu bé mệnh danh lười nhất Trung Quốc, 13 tuổi mẹ vẫn cõng trên lưng: Sau 6 năm ngoại hình lẫn cuộc đời tụt dốc đến đau lòng - Ảnh 2.

Vì không làm gì nên Yang chỉ có thể đi xin ăn

13 tuổi, bố của Yang mất, một mình mẹ gồng gánh việc gia đình và chăm sóc cậu. Nhưng đến năm 18 tuổi, cả mẹ cũng ra đi nên Yang trở thành trẻ mồ côi. Lúc này, những hậu quả của việc được cha mẹ bao bọc mới lộ rõ. Cơ thể Yang phát triển như người bình thường nhưng anh không biết làm gì và cũng vô cùng lười biếng. Chỉ suốt ngày chờ người khác thương hại mang đồ ăn đến hoặc đi xin ăn ở các bữa tiệc trong vùng.

Vật vờ suốt 5 năm, vào mùa đông năm 2009, trời rét căm căm, Yang không có nhiều áo ấm nên đã dỡ gỗ trong nhà ra để đốt lửa sưởi ấm. Nhưng chẳng bao lâu gỗ cũng dần hết, ngọn lửa không còn, vô cùng cô quạnh, thấy thương hại cậu nên người trong làng rủ nhau qua cho áo ấm thì phát hiện anh đã chết vì đói và rét.

Cậu bé mệnh danh lười nhất Trung Quốc, 13 tuổi mẹ vẫn cõng trên lưng: Sau 6 năm ngoại hình lẫn cuộc đời tụt dốc đến đau lòng - Ảnh 3.

Yang dỡ nhà để đốt củi sưởi ấm

Câu chuyện bi thương này khiến cho cộng đồng mạng vô cùng ngao ngán, trách Yang Suo thì ít mà trách cha mẹ cậu thì nhiều. Nếu như Yang được lớn lên một cách bình thường, được rèn luyện và lao động như những đứa trẻ khác thì đã không có kết cục như vậy. Điều này đến từ sự nuông chiều quá mức và cách giáo dục nửa vời của gia đình.

Vì vậy, phụ huynh cần chú ý những điều sau:

1. Cho trẻ học tính tự lập

Nếu muốn làm cho con mình tốt hơn, điều quan trọng nhất là không được làm hư con và hướng dẫn chúng đối mặt với mọi thứ một cách độc lập. Một số cha mẹ rất thích làm mọi việc cho con, làm như vậy trẻ sẽ không có kinh nghiệm nên khi đối mặt với bất cứ việc gì, các bé sẽ tỏ ra bối rối, không có lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Vì vậy, hãy buông bỏ và để con tự làm mọi việc theo cách của mình.

Cậu bé mệnh danh lười nhất Trung Quốc, 13 tuổi mẹ vẫn cõng trên lưng: Sau 6 năm ngoại hình lẫn cuộc đời tụt dốc đến đau lòng - Ảnh 4.

2. Không dễ dàng đồng ý

Có nhiều bậc cha mẹ coi con cái như báu vật, chỉ cần con cái đòi hỏi thì cha mẹ sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng, cách làm này chỉ khiến con cái trở nên quen với việc nuông chiều mà thôi. Vì vậy cách tốt nhất là không đáp ứng yêu cầu của trẻ. Nếu các con muốn điều gì thì phải tự làm bằng chính đôi tay của mình. Khi các con có khả năng tạo ra giá trị thì đương nhiên có thể tự chăm sóc bản thân tốt, cha mẹ có thể yên tâm tin tưởng vào con cái.

3. Rèn luyện tính chăm chỉ

Để con có thể tự lập được sớm thì trước tiên cần gạt bỏ sự lười biếng. Vì thế, cần khuyến khích trẻ làm việc, nói cho các con về giá trị của lao động và bên cạnh đó là hướng dẫn, đồng hành cùng con trong thời gian đầu. Đặc biệt, không nên có suy nghĩ "trẻ con thì không làm được gì", bởi như thế là tự làm hư các con, khiến con luôn nghĩ bản thân vô dụng nên không chịu làm gì.

Theo Sohu

https://soha.vn/cau-be-menh-danh-luoi-nhat-trung-quoc-13-tuoi-me-van-cong-tren-lung-sau-6-nam-ngoai-hinh-lan-cuoc-doi-tut-doc-den-dau-long-20220113225032243.htm

Pháp Luật và Bạn đọc

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 19/03/2024