Cao thủ nơi công sở luôn sở hữu cho mình EQ rất cao: chân thành, hành động hơn lời nói

30/01/2021 07:30
Cao thủ nơi công sở luôn sở hữu cho mình EQ rất cao: chân thành, hành động hơn lời nói

Có người, đơn giản vài câu nói thôi có thể khiến một ngày của người khác bừng sáng, không cần những từ ngữ hoa lệ, lại có thể khiến đối phương cảm thấy cuộc đối thoại như làn gió mùa xuân mang theo sự ấm áp. “Tài năng” này, làm sao để có được?

Cổ nhân có câu: "Lương ngôn nhất câu tam đông noãn, ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn", ý muốn nói nghe được một câu nói hay, mùa đông tháng 3 cũng trở nên ấm áp; nhưng một lời nói xấu xa thì dù có là giữa mùa hè tháng 6 oi bức cũng khiến lòng người ta lạnh như băng. Chung quy lại là muốn nói với chúng ta, trong nói năng giao tiếp, hãy chú ý tới cảm nhận của người khác.

Có người, đơn giản vài câu nói thôi có thể khiến một ngày của người khác bừng sáng, không cần những từ ngữ hoa lệ, lại có thể khiến đối phương cảm thấy cuộc đối thoại như làn gió mùa xuân mang theo sự ấm áp. "Tài năng" này, làm sao để có được?

01
Chân thành là thứ nhất

Muốn giao tiếp với người khác thuận lợi, trước tiên hãy trang bị cho mình một thái độ chân thành, không cợt nhả, không làm màu hay khoe khoang. Suy nghĩ bên trong cuối cùng sẽ được chiếu qua ngôn ngữ, hành động và cách diễn đạt của của bạn, vì vậy bất kể người đối thoại là ai, hãy luôn duy trì tâm lý chân thành và bình đẳng.

Rất nhiều người cho rằng ăn nói giỏi, biết nịnh nọt, nói lời có cánh với người khác, khiến lãnh đạo vui là sự nghiệp tự nhiên sẽ lên như diều gặp gió, thực ra không phải.

Một người bạn của tôi từng chia sẻ một câu chuyện như này, công ty của cậu ấy có một đồng nghiệp mới vào tên T., nhanh nhẹn hoạt bát, gặp ai cũng khen, khen hết một lượt từ trên xuống dưới bộ phận. Ban đầu, đồng nghiệp ai cũng thấy cậu nhóc này biết ăn nói, hòa đồng, biết tung hứng, thay đổi không khí, đem lại sự náo nhiệt trong phòng. Nhưng lâu dần, mọi người dần cảm nhận được có cái gì đó "sai sai". Trưởng bộ phận thiên về kiểu mập mạp, qua miệng T. thì thành "đàn ông chuẩn điển hình", phó quản lý bộ phận mua được chiếc váy trên mạng, thực tế là nó không hợp với dáng người chị ấy, màu sắc cũng lòe loẹt, nhưng qua miệng của T. thì lại thành "người đẹp, mặc gì cũng toát lên khí chất" khiến mọi người trong phòng cảm thấy rất gượng gạo.

Biết nói chuyện, EQ cao, không phải là gặp ai cũng khen, gặp ai cũng nịnh hót, mà là tạo ra không khí thoải mái trong cuộc trò chuyện trên cơ sở chân thành. Khen mà không đúng thì chi bằng đừng khen, ngược lại sẽ chỉ khiến người ta cảm thấy bạn giả tạo, rồi mất đi "nhân duyên" lúc nào không hay.

Nói chuyện phải có chừng mực.

Ở nơi làm việc, có một kiểu người, họ cho rằng khi kể tuốt tuồn tuột chuyện của mình ra với bạn rồi, hai người sẽ trở nên vô cùng thân thiết. Thực ra không phải như vậy. Nói chuyện không phân nặng nhẹ, không phải là biểu hiện của sự cởi mở hay xởi lởi, mà ngược lại sẽ khiến người khác cảm thấy bạn quá tùy tiện, không có chừng mực.

Có người nói rằng, nói năng hay làm việc có chừng mực, chính là một trong những biểu hiện của trưởng thành.

Vì sao không gọi là cửa hàng "vạn" hóa, mà gọi là cửa hàng "bách" hóa? Thực ra có một triết lý ở trong đó.

Tương truyền rằng, một lần vua Càn Long cải trang vi hành xuống vùng Giang Nam, ông đi qua một cửa hàng, cửa hàng ấy có tên là "Vạn gia bách hóa". Vua Càn Long rất tò mò, nên đã đi vào tham quan thử cửa hàng này.

Ông hỏi ông chủ: "Ông chủ, tên gọi "vạn gia bách hóa" của cửa tiệm có ý nghĩa là gì vậy?"

Ông chủ đáp: "Ý muốn nói, trừ phi người nghĩ không ra chứ ở đây không có thứ mà người không mua được, chỗ chúng tôi cái gì cũng bán."

Vua Càn Long tiếp lời: "Ông chủ, bây giờ ta cần một cái cuốc bằng vàng, chỗ ông có không?"

Ông chủ cửa hàng nghe xong liền ngại ngùng đứng sang một bên.

Vua Càn Long lúc này mới nói: "Nói lời đừng quá tuyệt đối, đừng quá khẳng định chắc chắn, phải biết điểm dừng, ta thấy cái tiệm này của người đổi tên thành "bách hóa thương điếm" (cửa hàng bách hóa) là được rồi đấy."

Nói lời đừng quá tuyệt đối, đừng nói tuốt tuồn tuột, phải biết chừng mực.

Cao thủ nơi công sở luôn sở hữu cho mình EQ rất cao: chân thành, đổi lập trường, hành động hơn lời nói - Ảnh 1.

02
Đứng ở nhiều lập trường để suy nghĩ

Trước khi nói, hãy đặt mình vào vị trí của người nghe mà tư duy một chút, rồi hãy sử dụng phương thức thích hợp để giao lưu, trao đổi với người ta.

Ở nơi làm việc, nhất định sẽ gặp những khi quan điểm bất đồng, lúc này tuyệt đối đừng tranh cãi với người ta, bởi lẽ làm vậy cũng không giải quyết được vấn đề, lại còn làm rạn nứt mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau.

Chúng ta có thể nhận ra được một quy luật rằng, ở nơi làm việc, những người được nhiều người yêu mến sẽ luôn biết đứng từ lập trường của đối phương để suy nghĩ vấn đề, họ sẽ không cố chấp, bảo thủ với ý kiến của mình tới cùng.

A và B cùng vào công ty một lúc. A tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, B chỉ tốt nghiệp ở một ngôi trường bình thường. A là người có chính kiến tư duy của bản thân, người khác góp ý, cậu ấy không để tâm, cho rằng những gợi ý đó quá cũ, không hợp thời. Khi giao lưu thảo luận, cậu ấy thường phản bác lại những quan điểm trái chiều với mình. B thì lại hay khiêm tốn học hỏi từ những nhân viên cốt cán trong công ty, lắng nghe ý kiến của người khác, rồi thảo luận đi sâu vào ý tưởng đó, thông qua lắng nghe quan điểm của người khác, B. có nhiều góc độ và cách nhìn nhận vấn đề hơn. Lâu dần, B không chỉ được nhiều người quý mến, mà mọi phương diện trong công việc cũng vượt trội hơn A.

Bạn muốn làm A hay B?

Học cách đổi lập trường suy nghĩ, năng lắng nghe những ý kiến khác nhau, không những cho thấy EQ của bản thân, mà nó còn giúp hóa giải mâu thuẫn và giải quyết vấn đề.

Lời nên nói thì nói cho rõ ràng rành mạch, đến nơi đến chốn; điều không nên nói thì phải biết lúc nào nên dừng, và hãy chú ý tới những điều cấm kị sau:

Bớt nói đùa lại

Những câu nói đùa vô ý của bạn, cũng có thể làm tổn thương tới người khác, hoặc thậm chí dẫn tới xung đột, xích mích nếu đó là người nhỏ nhen.

Bớt nhiều lời lại

Đừng bao giờ tiết lộ cái mà mình cho là "bí mật" ra bên ngoài, chừa cho mình và người một đường lui.

Bớt nói lời ác ý lại

Đừng để những lời nói ác ý làm tổn thương tới người khác, tổn thương do lời nói là thứ khó chữa lành nhất.

Bớt nói lời gièm pha, bịa đặt lại

Đừng nói xấu sau lưng người khác, cứ người nọ nói xấu sau lưng người kia, thiên hạ khó mà thái bình.

Bớt mấy lời quở trách, vạch mặt lại

Đừng đánh vào khuyết điểm của người khác, cũng đừng tùy tiện vạch vết thương của người ta ra. Vạch vết thương của người ta ra, người ta đau, mình cũng là tự hại mình.

Bớt mấy lời nịnh hót lại

Đừng suốt ngày nịnh hót người khác, đó chỉ đơn giản là biểu hiện của một nhân phẩm tự ti mà thôi.

Cao thủ nơi công sở luôn sở hữu cho mình EQ rất cao: chân thành, đổi lập trường, hành động hơn lời nói - Ảnh 2.

03
Hành động thắng lời nói

Sự khôn ngoan trong cách ăn nói là liều thuốc tốt giúp ích cho môi trường làm việc, và về lâu dài, nghệ thuật ăn nói là một khía cạnh vô cùng cần thiết.

Nhưng thứ quan trọng hơn vẫn là hành động tiếp theo, hành động là thứ ngôn ngữ thuyết phục nhất. Hãy trở thành một người nhất quán trong lời nói và việc làm, làm được điều này, tôi tin rằng bạn sẽ trở thành một cao thủ nơi công sở!

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 14/10/2024