Cái chết của con trâu và bài học cho kẻ hay than vãn, để phòng thân phải nhớ 3 điều

07/05/2019 09:15
Cái chết của con trâu và bài học cho kẻ hay than vãn, để phòng thân phải nhớ 3 điều

Đôi khi, than thở chẳng giúp gì cho bạn, mà chính là từng nhát xẻng bạn tự đào hố chôn mình.

Câu chuyện con trâu

Trâu cày ruộng xong mệt mỏi trở về nhà. Chó ở trong sân đi đến nhìn nó. Trâu thở không ra hơi nói: "Hôm nay làm việc nhiều quá. Tôi rất muốn xin ông chủ cho nghỉ một hôm."

Chó khuyên nó nghỉ cho lại sức rồi bỏ đi. Tới góc tường gặp Mèo, Chó nói: "Tôi vừa nói chuyện với anh Trâu. Anh ấy mệt lắm, mai muốn xin nghỉ một hôm để dưỡng sức."

Mèo đi được vài bước thì gặp Dê, nó kể: "Anh Trâu than ông chủ bắt làm việc nhiều quá, mai không muốn làm nữa."

Dê quay sang nói chuyện với Gà: "Trâu không muốn làm việc cho ông chủ nữa. Mệt quá rồi. Không biết chủ nhà khác có vậy không?"

Gà lại kể với Lợn: "Trâu định không làm việc cho ông chủ nữa. Ở đây mệt quá, muốn đến nhà khác xem thế nào."

Bà chủ cho Lợn ăn, nó liền mách: "Bà chủ, tôi muốn phản ánh một chuyện. Trâu không muốn làm việc ở đây nữa. Anh ta nói ông chủ đối xử tệ với mình, bắt làm việc quá vất vả nên muốn đến nhà khác xem thế nào."

Tối đó, khi đang ăn cơm bà chủ lại kể chuyện với chồng: "Con trâu muốn làm phản rồi. Nó muốn sang nhà ông Vương hàng xóm. Mình nói xem phải làm thế nào?"

"Loại phản đồ phải giết không tha", ông chủ tức giận nói.

Cho dù bạn siêng năng chăm chỉ mấy, có lúc cũng khó thoát khỏi việc gặp rắc rối mà nguyên nhân lại chính là do bạn. Vì thế, phải nhớ 3 điều sau đây. 

1. Than vãn chính là đào hố chôn mình

Dù trong công việc hay cuộc sống, chúng ta chắc chắn sẽ gặp phải những chuyện khó chịu, những điều bất công, không được như ý. Cuộc sống vốn là như vậy.

Mấy ngày trước có một người bạn cũ trò chuyện qua video kể với tôi những chuyện kỳ lạ ở công ty gần một tiếng đồng hồ.

Cái chết của con trâu và bài học cho kẻ hay than vãn, để phòng thân phải nhớ 3 điều - Ảnh 1.

Sếp bủn xỉn, không biết quản lý, đặt ra tiêu chuẩn kép với nhân viên, đồng nghiệp kỳ lạ, bạn cùng nhóm dốt kinh khủng, làm gì cũng không xong, lương không thấp lắm nhưng hàng ngày phải làm rất nhiều việc, mệt chết đi được.

Tôi nói với cậu ấy, kể những chuyện này với mình thì được nhưng tuyệt đối đừng than với đồng nghiệp, dù người đó có quan hệ tốt mấy cũng không được nói.

Có thể chỉ là hôm nay bạn khá mệt mỏi, hoặc gặp một chuyện bất công, oán thán một câu nhưng đến tai đồng nghiệp khác thì đã bị thêm mắm thêm muối thay đổi hẳn mùi vị, có thể còn hấp dẫn hơn lời của nhà biên kịch vàng.

Tâm hại người không nên có nhưng tâm phòng người nhất định phải có. Bạn dốc lòng dốc dạ với người khác nhưng có thể người ta sẽ chỉ coi mình như cỏ rác.

Nếu bạn thật sự bị đối xử bất công, thật sự cần nói rõ vấn đề, bạn có thể trực tiếp gặp lãnh đạo, chắc chắn sẽ tốt hơn để họ nghe thấy những lời đồn thổi rất nhiều.

2. Có lúc thực ra là vấn đề tâm trạng của chính bạn

Lấy một ví dụ rất đơn giản, bạn làm một bản báo cáo cho trưởng phòng xem. Sếp mắng bạn một trận: "Đây là báo cáo gì vậy? Làm lại cho tôi."

Bạn cảm thấy bị tổn thương, rõ ràng bản thân đã mất cả buổi để viết một bản báo cáo mà lại bị phê bình, phủ nhận như thế, trong lòng cực kỳ không vui.

Bạn nói chuyện với Tiểu Vương, bạn đồng nghiệp: "Không phải sếp có thành kiến với tôi thì là đến thời kỳ mãn kinh rồi. Đồ thần kinh, báo cáo của tôi tệ thế sao? Bảo tôi làm lại, tối nay tôi lại phải tăng ca rồi."

Tiểu Vương xem bản báo cáo cảm thấy đúng là tệ thật nhưng sợ bạn buồn nên không tiện nói gì. Tuy nhiên trong lòng anh ta cũng cho rằng đúng là bạn làm không tốt, phê bình bạn cũng không sai. Bạn quá kém cỏi rồi.

Sau đó, Tiểu Vương còn có thể kể chuyện này cho các đồng nghiệp khác nghe, thậm chí là truyền đến tai sếp. Những điều này đều rất khó nói nhưng đúng là đang ẩn chứa mầm họa.

Vì đúng là chuyện bạn bị trưởng phòng phê bình bản báo cáo đã xảy ra. Vậy thì mọi người hiển nhiên sẽ tin hàng loạt lời ca than mà nó mang tới, thậm chí những lời chỉ trích sếp cũng đều từ miệng bạn nói ra.

Bạn phải gánh tai họa này, mà cái hố này do chính bạn đào. Đừng tùy tiện oán thán mò. Nếu không, bạn chết thế nào cũng không hay.

Cái chết của con trâu và bài học cho kẻ hay than vãn, để phòng thân phải nhớ 3 điều - Ảnh 2.

Thậm chí kể cả bạn bè, khi bạn than thở quá mức, không phải ai cũng có thể đồng cảm với mình, nhiều người cũng chỉ nể tình bạn mà nghe vậy thôi, chứ chẳng ai thích những chuyện phiền lòng.

Là một người trưởng thành, rất nhiều thứ cần phải tự mình cáng đáng, có thể vượt qua thì đừng nên nói ra.

3. Than vãn cũng vô ích, tất cả phải dựa vào bản thân

Từng có 2 đồng nghiệp, hoàn cảnh nhà anh A rất kém, bố mất sớm, một mình mẹ nuôi anh khôn lớn. Anh làm việc rất siêng năng, công ty cử đi công tác, anh đều đi. Cần làm tăng ca, anh đều làm. Tuy tiền thưởng không nhiều nhưng anh cũng không hề để ý.

Cái chết của con trâu và bài học cho kẻ hay than vãn, để phòng thân phải nhớ 3 điều - Ảnh 3.

Một năm sau, anh trở thành đội trưởng, lương tăng gấp 3, một năm sau nữa, khoản vay mua nhà cũng được trả. Cuộc sống của anh ổn định và đầy đủ. Con người anh chưa bao giờ than thở, luôn làm việc không ca thán, cũng rất khiêm tốn và thân thiện. Dù là đồng nghiệp hẹp hòi mấy cũng không nói xấu được anh điều gì. Trong hôn lễ của anh A, khi người chủ hôn giới thiệu về mẹ đã kể chuyện bố anh mất sớm khiến cả hội trường cảm động.

Còn đồng nghiệp B, khởi điểm và điều kiện tốt hơn anh A nhiều. Bố mẹ khỏe mạnh, một năm kiếm gần 400 triệu là việc trong tầm tay. Có khả năng vừa là con trai lại là con một nên bố mẹ khá cưng chiều anh ta. Bản thân anh B lại có tật thích than vãn. Cuối tuần phải làm tăng ca, anh ta than: "Chẳng có thời gian nghỉ ngơi gì cả. Đây là công ty gì thế?"

Những lúc thế này, đồng nghiệp A đều đứng ra nhận làm tăng ca thay anh ta. Đương nhiên khi cần đi công tác xa lại càng như vậy.

Một lần địa điểm làm việc của công ty ở nơi khá, đi đường vất vả, khách hàng khó tính, điều ăn ở không tốt, không ai muốn đi công tác ở đó. Hiển nhiên anh B không ngoại lệ. Duy chỉ có đồng nghiệp A luôn vui vẻ tiến về phía trước, hơn nữa lần nào cũng hoàn thành công việc xuất sắc. Cứ như vậy, một năm sau anh B vẫn là một nhân viên quèn còn anh A đã trở thành đội trưởng. Đồng nghiệp A lên chức cũng không hề có ai dị nghị.

Còn chuyện mua nhà, hầu như ngày nào anh B cũng than giá nhà tăng cao, những người buôn bán bất động sản đúng là quỷ hút máu người… Còn anh A thì nhắm chuẩn thời cơ, nói mua là mua, không hề than vãn. Thật ra thực lực kinh tế của A không bằng B, khởi điểm quá thấp, đôi bàn tay trắng gây dựng mọi thứ. Tuy lương tăng lên gấp mấy lần nhưng cũng không bằng của cải bố mẹ B tích lũy nhiều năm qua.

Nhưng tình hình hiện giờ hoàn toàn khác. Khi giá nhà tăng gấp đôi thời điểm A mua, do B không quyết định sớm nên tích lũy bao nhiêu năm của bố mẹ anh đập vào cũng thành ngang bằng.

Giờ đây kinh tế của hai người ngang nhau nhưng tương lai phát triển của A thì bỏ xa B rất nhiều.

Cái chết của con trâu và bài học cho kẻ hay than vãn, để phòng thân phải nhớ 3 điều - Ảnh 4.

Tóm lại: Than vãn có ích gì không?

Không hề có tác dụng gì. Nếu than vãn có ích, thế giới này sẽ không có chuyện gian khổ, sẽ không có nhiều người đáng thương như thế.

Bớt than vãn một chút, cố gắng thêm vài phần, người chăm chỉ làm việc sẽ chỉ sống ngày càng tốt hơn. Bạn có hy vọng nhiều năm sau mình trở thành ông chú, bà cô trung tuổi gặp chuyện là than thở, miệng thì khoác lác nhưng thực ra chẳng có gì không?

Bây giờ cố gắng là để sau này bạn không biến thành bộ dạng đến bản thân cũng chán ghét.

Theo Secret China


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 13/12/2024