Sự im lặng của thiền sư
Có một chú tiểu nọ hễ chịu oan ức một chút là đã chịu không nổi, còn cường điệu rằng bản thân rằng mình oan uổng hơn cả nàng Đậu Nga (một nhân vật bị oan ức trong lịch sử Trung Quốc). Có đôi khi, chú ta còn được nước lấn tới, không chịu nhường ai.
Sư thầy của chú nói rằng chú chưa được gọi là người tu hành.
Chú tiểu không phục phản bác lại: "Tu hành là làm việc tốt, không làm chuyện xấu, sửa đổi hết thảy thói hư tật xấu của mình, nhưng tại sao giờ con vẫn phải chịu uất ức, đến lỗi lầm của người khác con vẫn phải hứng chịu thay họ hay sao?"
Sư thầy đáp: "Người tu hành chân chính thường có tấm lòng quảng đại, nào có cảm giác mình đang chịu thiệt thòi. Chỉ cần chúng sanh có thể nhận được lợi ích, chỉ cần chúng sanh có thể an lạc, tránh mọi khổ đau, người tu hành phải chịu điều gì cũng đều là gánh nặng ngọt ngào".
Sư thầy còn nói, những người giác ngộ, người tu hành từ cổ chí kim đều như vậy cả.
Có một vị Thiền sư nổi tiếng người Nhật Bản, pháp danh là Bạch Ẩn.
Thiền sư Bạch Ẩn có một vị tín đồ mở tiệm quần áo. Gia đình người này có một cô con gái, đáng nói là con gái vị tín đồ này chưa chồng đã có chửa với một chàng thanh niên.
Việc này khiến người cha rất tức giận, ép hỏi con gái bằng được về chàng trai khiến cô có mang kia. Cô vì lo sợ bạn trai bị cha đánh chết, lại nhớ đến cha mình vô cùng kính trọng vị Thiền sư Bạch Ẩn, vì thế liền nói cái thai là của Thiền sư Bạch Ẩn.
Người cha nghe vậy, đầu tiên là kinh ngạc sửng sốt, sau đó nổi giận đùng đùng cầm theo cây gậy đến tìm Thiền sư Bạch Ẩn, không phân biệt trắng đen liền đánh Thiền sư một trận.
Thiền sư không rõ đầu đuôi sự tình nhưng không giải thích, chỉ im lặng nhận lỗi.
Đến khi con gái của người tín đồ kia sinh con ra, ông liền ném đứa trẻ cho Thiền sư nuôi dưỡng. Thiền sư cũng hết mực chăm sóc đứa trẻ này, chạy vạy khắp nơi xin sữa mớm cho đứa nhỏ, còn cam chịu đủ lời mắng nhiếc và chế nhạo. Cứ như thế trôi qua vài năm.
Vài năm sau, người bạn trai trở về. Sau khi biết được những việc xảy ra trong mấy năm qua liền nói với cô con gái của vị tín đồ rằng:
"Chúng ta không thể để Thiền sư gánh chịu nỗi tủi nhục vì nghiệp chướng chúng ta chúng ta gây ra được. Chúng ta làm vậy thật quá tội lỗi!" Sau đó họ thẳng thắn thú nhận tất cả với cha mẹ.
Vị tín đồ nghe xong sự tình thì hối hận muôn phần, lập tức cùng cả nhà đến nhận lỗi với vị Thiền sư.
Thiền sư thấy họ nhưng không có phản ứng gì, cũng chẳng trách móc hay than vãn, chỉ bình thản nói một câu: "Đứa bé là của nhà các anh, vậy thì anh hãy mang thằng bé về đi".
Lời bình
Với người giác ngộ từ bi, trong lòng họ chỉ có sự an lạc của chúng sanh.
Họ luôn tận lực giúp đỡ người khác, cũng không quan tâm bản thân có chịu thiệt thòi, hiểu lầm hay tổn thất gì trong mắt người thường hay không.
Người không có cái tôi sẽ không có uất ức, người chân chính hiểu được "coi chúng sanh là một thể" sẽ chẳng phải chịu oan, người từ bi chân chính càng không phải chịu thiệt thòi.
Người đại từ đại bi, đại giác ngộ, nguyện chịu tủi nhục thay chúng sanh, chỉ mong chúng sanh được hưởng lợi, chỉ mong chúng sanh thật sự giác ngộ.
Người thực sự giác ngộ trong tâm họ chỉ có niềm an lạc của chúng sanh
Nhờ sự nhẫn nhục, Thiền sư đã cứu được chàng trai kia, đây cũng là thành tựu cho Phật đạo của ông.
Cho nên nếu cẩn thận nghĩ lại, từ cổ chí kim, bạn sẽ nhận ra, người thành công quyết định ở chỗ họ có giành được sự ủng hộ, yêu mến của mọi người hay không. Đặc biệt là trong xã hội dân chủ tự do ngày nay, tranh cử thì phải dựa vào số lượng phiếu bầu, mà lượng phiếu bầu lại phụ thuộc vào sự yêu mến, ủng hộ của dân chúng.
Bình thường bạn không muốn chăm sóc người khác thì ai muốn giúp đỡ lại bạn? Vì thế giao tiếp ứng xử là môn học vô cùng quan trọng. Khi giao thiệp với người khác, hãy biết cho đi, giữ gìn giới luật và biết nhẫn nhục, có như vậy, ở nơi cửa phật, pháp duyên của bạn sẽ vượt trội, công đức vô vàn.
Pháp luật & Bạn đọc