Một dạo nọ tôi ghé thăm nhà di Sáu, dì hỏi tôi có công việc nào phù hợp với ngành kinh tế không, con gái dì vừa tốt nghiệp cấp 3 cách đây một tuần, thậm chí cô bé còn không biết bản thân mình thích ngành gì và nên thi vào trường đại học nào.
Dì Sáu ngày ngày xem tin tức, dì biết được năm đó ngành giáo viên là ngành rất hot trên thành phố, công việc dễ dàng, tự học sinh tìm đến mình chứ không cần tìm kiếm, ngồi yên một chỗ cũng hái ra tiền. Nhất quyết cho con gái đăng ký vào đại học chuyên ngành sư phạm.
Kết quả là, sau bốn năm học xu hướng đã thay đổi, giáo viên ra trường ngày một nhiều, cạnh tranh khá gay gắt, thách thức của cô bé ngày càng cao. Điều khiến dì lo lắng hơn cả là dì làm siêu thị, còn chồng thì làm nhà máy, cha mẹ cô bé lại không quen biết rộng nên kiếm chỗ cho cô bé thực tập lại là chuyện khó khăn.
Tôi đề nghị để cô bé tự tìm, thứ nhất bản thân cô bé đang học chuyên ngành này và hiểu biết về ngành học hơn họ, thứ hai, cô ấy cũng có thể chọn môi trường làm việc mà cô ấy yêu thích nhất để học hỏi thêm kinh nghiệm.
Thế nhưng, khi tôi hỏi em muốn đi theo hướng nào, thì em tôi nói: "Em nghe theo mẹ, mẹ đặt đâu em ngồi đấy."
Tôi không khỏi thở dài. Được bố mẹ sắp đặt từng bước trong hơn 20 năm cuộc đời, cô gái nhỏ từ lâu đã đánh mất những suy nghĩ và chính kiến của chính mình.
Cha mẹ có kiểu mẫu nào, cách sống nào sẽ hoạch định cho con cái mình theo kiểu sống đó; con cái sẽ lớn lên theo những cách khác nhau và với tốc độ khác nhau nhưng đều trưởng thành dưới ảnh hưởng của cha mẹ. Tương lai của đứa trẻ không có chính kiến, không biết nên làm gì thực sự có thể được nhìn thấy trong mắt của cha mẹ hay áp đặt.
Tôi là một điều phối viên trong khách sạn. Tôi có quen một người tên Hà. Mỗi khi chúng tôi trò chuyện và uống trà, cô không quên hỏi tôi vài câu tiếng Anh và tiếng Hoa mà cô ấy đọc hoặc nghe không hiểu. Cô cho biết ước mơ lớn nhất của cô là được làm việc trong một khách sạn 5 sao, vì mẹ cô nói với cô rằng chỉ có làm ở nơi đó mới nhanh giàu thôi. Hóa ra mẹ của Hà đã lên kế hoạch "đi đường tắt" cho con mình. Bà tin rằng cách nhanh nhất để con gái bước vào tầng lớp thượng lưu là làm việc ở một nơi hội họp của "giới nhà giàu". Cô cũng nhờ bạn bè tìm hiểu các tiêu chí để xin vào vị trí phục vụ trong một khách sạn 5 sao: người đó phải đẹp, giọng nói phải hay và tiếng Anh phải tốt, biết thêm ngoại ngữ khác thì sẽ được ưu tiên.
Do đó, mẹ của Hà chưa bao giờ keo kiệt với con gái về khoản mặc quần áo và thúc giục cô học tiếng Anh và tiếng Hoa. Để giúp con gái đạt được mục tiêu, mẹ cô ấy xin cho con một chân trong khách sạn chỗ tôi làm. Tất cả những nỗ lực trên chỉ nhằm vào mục đích cuối cùng: lấy chồng giàu.
Mối quan hệ cha mẹ cô gái này không được tốt lắm và điều kiện tài chính không cho phép. Mẹ cô cảm thấy rằng điều quan trọng nhất trong đời mỗi người là kết hôn mặc dù bà đã trải qua cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc. Bà cho rằng một cuộc hôn nhân tốt không phải là kết hôn với đúng người, mà là kết hôn với một người giàu có.
Làm chung với nhau nửa năm, tôi nhận thấy cô gái này quá xuất sắc. Không cần sự giám sát, cô đã có thể ghi nhớ một lúc hai ngôn ngữ khác hẳn nhau về ngữ pháp cũng như từ vựng. Ai cũng đều ngạc nhiên trước sự tự kỷ luật của cô ấy.
Sau đó, Hà đã đến một thành phố lớn và được nhận vào làm trong một khách sạn cao cấp. Chúng tôi sớm mất liên lạc bẵng đi 5 năm sau gặp lại cô với diện mạo tiều tuỵ, mệt mỏi. Nghe một vài người đồng nghiệp cũ có kể, Hà đã tìm được 'hũ vàng' của đời mình theo đúng mong mỏi của mẹ cô, nhưng cuộc sống hôn nhân đầy màu sắc thực dụng của Hà không hạnh phúc như mẹ con cô dự liệu. Sau thời gian kết hôn, có một cậu con trai, thì hiện tại vợ chồng cô đang ly thân, nhưng nghe đâu giữa cô và chồng vẫn còn nhiều giằng co chưa giải quyết dứt điểm. Một cô gái sắc sảo, hoạt bát, năng động khi xưa bay biến đi đâu mất, thay vào đó là sự chán chường cùng sự hoài nghi về cuộc đời mà Hà đang gánh lấy.
Tác giả Cao Hiểu Tùng đã viết một bài báo với tựa đề: "Tôi chủ yếu giáo dục con gái lớn lên bằng sự an tâm", trong đó có đoạn như sau: "Trước kia mẹ con bé dạy rằng mọi người có thể không thành công, nhưng chúng ta phải nhìn đời nhiều hơn". Ông cũng có một câu nói rất hay: "Trên thực tế, điều khiến bạn vật lộn không chỉ vì khả năng tài chính, mà còn là những điểm mù trong tư duy, bởi vì một vài người nghĩ rằng chỉ nên có một con đường trong cuộc sống. Nhưng họ không nhận ra rằng thế giới muôn màu, muôn vẻ, muôn nẻo đường, chỉ có tư duy thiển cận mới mãi đâm đầu theo một con đường mà thôi."
Nhà văn Long Ứng Đài đã có một cuộc trò chuyện tương tự với con trai mình. Nguyên văn như sau:
Điều quan trọng nhất đối với mẹ, không phải là con có thành tựu hay không, mà là con có hạnh phúc hay không, trong cuộc sống hiện đại bây giờ, loại công việc nào có thể ít nhiều đem lại cho con niềm hạnh phúc?
Thứ nhất, nó cho con ý nghĩa, công việc đó không điều khiển con, không giam cầm con như tù binh.
Thứ hai, nó cho con thời gian, nó cho con trải nghiệm đầy đủ trong cuộc sống.
Tiền tài và danh tiếng, cái nào là nguyên tố chính của hạnh phúc đây? Giả như đặt hai lựa chọn trước mặt con, hoặc là đến phố Wall làm quản lý ngân hàng hoặc là làm nhân viên chăm sóc sư tử hà mã trong vườn bách thú, mà con là một người yêu thích nghiên cứu động vật. Mẹ hoàn toàn không cho rằng làm quản lý ngân hàng là có thành tựu, hay là nhân viên chăm sóc sư tử, hà mã là "bình thường". Mỗi ngày vì tiền mà căng thẳng, mà phấn đấu rất có thể lại không bằng mỗi ngày tắm rửa cho voi hay đánh răng cho hà mã.
Khi làm công việc mà trong lòng con thấy có ý nghĩa, có giá trị thì con đã có cảm giác thành tựu. Khi công việc của con cho con thời gian mà không lấy đi cuộc sống của con, là con đã có tôn nghiêm, cảm giác thành tựu và tôn nghiêm sẽ cho con niềm hạnh phúc.
Điều quan trọng nhất đối với mẹ, không phải là con có thành tựu hay không, mà là con có hạnh phúc hay không, trong cuộc sống hiện đại bây giờ, loại công việc nào có thể ít nhiều đem lại cho con niềm hạnh phúc?
Nếu như chúng ta không phải so sánh danh, lợi với người khác, mà chỉ là vì tìm chỗ yên tĩnh thoải mái trong nội tâm bản thân mình, thì như vậy từ "bình thường" này cũng không có ý nghĩa lắm. "Bình thường" là so sánh với người khác, còn "nội tâm yên tĩnh thoải mái" là so sánh với chính mình. Thiên sơn vạn thủy đi đến cuối cùng, thì chúng ta chịu trách nhiệm với chính cuộc đời mình. Vì vậy, con đương nhiên không có lý do gì đi so sánh mình với người thế hệ trước, hay là phải sống giống với sự tưởng tượng về con của thế hệ đi trước.
Cũng giống như, hút thuốc hay không hút thuốc, bản thân con hãy tự quyết định đi nhé!
Giáo dục tốt nhất là gì? Đó là để cho con biết loại cuộc sống mà con sống và biết cách chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình.
Mọi người hay bảo: "Đừng để con bạn thua thiệt con người ta". Vì lý do này, nhiều cha mẹ đang mong muốn cho con tất cả mọi thứ tốt nhất để con phát triển tốt hơn con nhà người ta. Như mọi người đều biết, quá trình cha mẹ lựa chọn sở thích, ngành nghề, công việc và vợ/chồng cho con cái của họ theo ý mình thay vì tư vấn cho con nên theo ngành nghề gì là một quá trình ràng buộc con cái họ với tầm nhìn hạn chế.
Cha mẹ khôn ngoan sẽ nỗ lực để cải thiện tình hình của chính họ để con cái họ có thể tự đứng trên đôi chân mình và tự nỗ lực để đạt được những gì chúng muốn.
Một bà mẹ tên Hằng có một con trai và một con gái. Tiêu chí chọn trường của cô là trường đó phải học tốt. Cô cố tình cho con đi học ở các trường công lập ở thành phố lớn, vì học sinh ở các trường công lập đến từ các thành phần gia đình khác nhau, để con cô có thể tiếp xúc với một xã hội thực sự.
Cô chưa bao giờ thuê gia sư, cũng không làm gia sư ngoại khóa. Phát triển sở thích là tôn trọng sự lựa chọn của trẻ và không bao giờ áp đặt ý chí của cô lên đứa trẻ.
Theo quan điểm của cô Hằng, nhiệm vụ lớn nhất của một người mẹ là nuôi dưỡng tính cách và lối suy nghĩ lành mạnh của con. Một người mẹ thông thái nên đặt nền tảng tốt cho con cái. Về những gì đứa trẻ sẽ làm trong tương lai, người mẹ không thể thiết kế mà để chúng tự làm. Cuối cùng, cô đã rèn luyện cho mình thói quen sống và tính cách tốt. Cô trượt ván cùng con, chơi tennis, đến sân vận động và hướng dẫn các con yêu thích thể thao.
Cô đưa các con của mình đi tư vấn vẽ cho trẻ em khuyết tật về tinh thần và dẫn các con đến các hoạt động từ thiện, trau dồi lòng từ bi và trách nhiệm xã hội của chúng.
Cô khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến, nói lên suy nghĩ của bản thân, giới thiệu bản thân một cách tự tin trước bạn bè, rèn luyện khả năng tự thể hiện của trẻ. Cô ấy không bao giờ thực hiện các kế hoạch có chủ ý cho tương lai của con mình, cô ấy chỉ hy vọng rằng các con của cô ấy ngay thẳng và làm những gì chúng thích làm.
Trẻ em nên được độc lập và có những mục tiêu riêng trong cuộc sống một cách tự do. Đừng dạy chúng những điều phù phiếm và thực dụng của thế giới bên ngoài. Chúng sẽ không quên mình khi chúng thành danh và sẽ không phàn nàn về người khác khi họ suy sụp. Những gì cha mẹ lên kế hoạch là một đường băng và những gì trẻ tự lên kế hoạch là chiếc máy bay chở tương lai của chúng. Hãy để chiếc máy bay được bay đúng vùng trời của nó.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị