Bên cạnh đó, có rất nhiều cách để hàn gắn hai bạn lại với nhau bằng cách cùng nhau làm những việc lãng mạn.
Vì sao bạn lại mong muốn quay trở lại với người yêu cũ?
Mig cho biết có vài lý do có thể thúc đẩy bạn muốn trao cho một người cũ một cơ hội khác trong tình cảm.
Mig nói: “Sự kết thúc của mối quan hệ lãng mạn thường được mô tả là một "phản ứng đau buồn phức tạp. Nó có dấu hiệu của cái chết trong mối quan hệ tình cảm, thế nhưng người đó vẫn còn sống, vẫn đang duy trì liên lạc với bạn và bây giờ có thể đang mặn nồng với người khác.”
Và những cảm xúc kéo dài có thể dẫn đến những câu hỏi xuất hiện trong lòng bạn ngày càng nhiều. Bạn sẽ nghĩ rằng giả sử ngày đó hai người không chia tay thì sẽ thế nào? Bạn bắt đầu hối hận và cho rằng bản thân đã không biết cách để giữ gìn tình yêu của cả hai. Bạn càng nghĩ như vậy càng nhiều, bạn càng khó buông bỏ quá khứ.
“Chúng ta bắt đầu cảm thấy nhớ nhung và khao khát mối quan hệ đã từng có được với người yêu cũ, thay vì ngẫm nghĩ vì sao mối quan hệ đó lại đi đến hồi kết.”
“Và, đặc biệt nếu cuộc sống sau cuộc chia ly đang bộc lộ dấu hiệu khó khăn, chúng ta hy vọng sẽ có một mối quan hệ tình cảm khác để lãng quên cảm giác thất tình đó.”
Tuy nhiên, Mig cho biết nếu bạn đang tìm cách để thắp lại ngọn lửa tình yêu xưa kia với người cũ cần chú ý, vì rất khó để lấy lại những gì đã từng đẹp đẽ trong quá khứ.
"Hãy chú ý khi bạn muốn lấy lại những gì cả hai đã từng có trong quá khứ", cô nói. “Ở một mức độ nào đó, điều gì đã khiến mối quan hệ của cả hai tan vỡ thì bạn cần phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều cho tương lai nếu cả hai quay lại.”
Làm thế nào để xác định mối quan hệ cũ sẽ bền vững hơn trong tương lai và cách để làm điều đó
Nếu bạn tin rằng quay lại với người cũ là điều đáng để thử, bạn cần xác định vài thứ để đảm bảo mối quan hệ kéo dài hơn và không rơi vào vết xe đổ khi xưa.
Mig nói: “Các mối quan hệ lãng mạn sẽ có cơ hội lâu dài hơn, tuy nhiên hai bạn cần có thời gian xa nhau để mỗi người lấy lại ý thức về bản thân, xem xét bản thân thật sự muốn gì trong mối quan hệ này.”
Hãy kiểm tra xem liệu bạn đã đủ nỗ lực vì họ, hay bạn thật sự có còn đủ tình cảm để có thể đi được đường dài hơn lúc đầu, hai bạn sẽ quay lại với nhau để trở thành một cặp đôi tốt hơn trước đó.
Hẹn hò với ai đó lần thứ hai sau khi mối quan hệ tan vỡ có thể không hề dễ dàng. Mig khuyên bạn nên cư xử trong cuộc hẹn đó như thể là một trải nghiệm hoàn toàn mới. Ngoài ra, cố gắng duy trì không khí vui vẻ và hạn chế làm gì đó khơi gợi lại cảm xúc tiêu cực cho cả hai.
Cùng nhau tham quan những địa điểm có ý nghĩa cho cả hai, điều đó có thể giúp khơi dậy cảm xúc gợi tình và những kỷ niệm lãng mạn cả hai đã từng có.
Đừng đi sâu vào lý do chia tay quá sớm, mà thay vào đó, hãy thử nhìn mối quan hệ của bạn bằng con mắt mới và có thể nhờ sự trợ giúp của chuyên gia để xem điều gì đã xảy ra.
Bốn dấu hiệu cho thấy mối quan hệ cũ của bạn không thể nào hàn gắn
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy rằng mối quan hệ tình cảm trước kia của bạn và người ấy không nào thể nào hàn gắn dẫu cho bạn có khao khát quay lại đến thế nào. Mig nói, có một số mối quan hệ tình cảm gặp phải vô vàn rắc rối khiến cả hai bị tổn thương sâu sắc. Nếu vết thương lòng quá sâu thì cả hai khó có thể quay lại và cùng nhau tiếp tục đi trên hành trình cam kết lâu dài hơn. Vậy đây là bốn dấu hiệu cho thấy bạn không nên cố gắng quay lại với họ:
- Hai bạn không ngừng chỉ trích nặng nề đối phương. Thay vì ngồi lại và tìm ra cách để giải quyết vấn đề, cả hai bạn lại không ngừng lao vào cãi nhau để chứng minh bản thân đúng và đối phương sai trái.
- Lời nói, cử chỉ ra vẻ khinh thường đối phương. Sau những lời chỉ trích nặng nề là sự khinh thường có thể thể hiện qua lời nói hoặc hành động. Mig cho rằng việc ra vẻ khinh thường như vậy nhắm để xúc phạm đối phương đồng thời gây tác động đến tâm lý khiến người kia phải nhún nhường mình.
- Cả hai đều không ai nhận sai, ai cũng cho mình là nạn nhân. Cả hai đều không ai muốn nhận trách nhiệm trong mối quan hệ, ai cũng cho rằng người kia là người sai. Điều này bắt đầu từ việc không lắng nghe đối phương, đồng thời luôn tự cho bản thân làm đúng và đổ lỗi cho người còn lại.
- Cư xử lạnh lùng, không cố gắng kết nối với nhau. Dấu hiệu nguy hiểm nhất của mối quan hệ là đây. Khi cả hai (hoặc một trong hai) bắt đầu làm ngơ lẫn nhau, ngừng quan tâm đến cảm xúc hay hành động của đối phương. Điều này về lâu dài sẽ khiến ngọn lửa tình yêu của cả hai tắt dần và hoàn toàn mất kết nối với nhau.
Nếu bạn muốn quay lại với người yêu cũ, hãy cân nhắc xem mối quan hệ trước đó của bạn với người ấy có bốn dấu hiệu nguy hiểm trên hay không? Sau đó, nếu bạn xác định có thể yêu lại từ đầu với họ và đã đi trên hành trình cam kết dài lâu hơn, hãy hành động thật thận trọng và tránh đi vào vết xe đổ đã xảy ra trong quá khứ.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị