Liệu chúng ta có thực sự hạnh phúc như chúng ta nghĩ?

23/05/2021 20:30
Liệu chúng ta có thực sự hạnh phúc như chúng ta nghĩ?

Học cách thấu hiểu người xung quanh và chính bản thân bạn chính là con đường đơn giản nhất dẫn đến hạnh phúc. Cơ bản con người là động vật mang tập tính xã hội. Bất kể bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, kết nối luôn là nhu cầu cơ bản của mỗi chúng ta.

Trong nghiên cứu mới đây tại Mỹ, chỉ có 14% trong số khảo sát trả lời rằng “họ thực sự hạnh phúc”. Trên thực tế, chúng ta trở nên ít hạnh phúc hơn so với thế hệ 50 năm trước đây và cơ bản chúng ta cũng không có mấy thời gian để quan tâm đến điều đó. 

Tất cả chúng ta đều rất giỏi trong việc tạo nên bức tường cảm xúc và khiến mọi người tin vào những gì chúng ta tạo ra. Những bức tường này giúp chúng ta trở thành người chuyên nghiệp hơn trong xử lý công việc nhưng cũng là vật cản trong việc nhận thức cảm xúc của bản thân. 

Đối với bản thân chúng ta, cuộc sống có quá nhiều thứ chi phối khiến chúng ta chẳng có mấy thời gian để tự nhìn nhận cảm xúc chính mình. Đặc biệt, hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO) lại càng khiến giới trẻ càng ngày sống vội để bắt nhịp cuộc sống mà không có thời gian để phân tích lại chính những gì mình đang trải qua. 

Đối với xã hội, trào lưu Individualist (sống cá nhân hóa) hay vị kỷ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Chúng ta tiếp nhận lối sống Tây hóa, tưởng chừng như con người kết nối nhiều hơn nhưng hầu hết lại chẳng có mấy thời gian để thực sự đào sâu vào những mối quan hệ mà chúng ta có. Người ta thường nói: “những người có trường năng lượng giống nhau thường thu hút nhau”. Tương tự, khi những người bên cạnh mang năng lượng hạnh phúc và rồi bạn sẽ chắc chắn cũng sẽ cảm thấy tương tự. Khi bạn cùng thấu hiểu, giúp đỡ những người xung quanh trở nên hạnh phúc hơn, chính bạn cũng trở nên hạnh phúc hơn. 

Những dấu hiệu thường vô cùng dễ nhận ra ở những người xung quanh:

Bộc phát cảm xúc tiêu cực một cách đột ngột

Trong cuộc sống chúng ta hẳn gặp những người thuộc mẫu hình “hoàn hảo” dưới nhiều hình thức khác nhau. Họ có thể là những người sếp chỉnh chu toàn vẹn trong công việc lẫn đời sống gia đình, những người khách quen thân thiện, những người bạn luôn đem đến những năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh. 

Và bỗng dưng một ngày - họ bùng phát và mất đi hình tượng “hoàn hảo” hàng ngày của họ. Bất chợt người khách quen thân thiện của bạn quở trách bạn một cách gay gắt vì những lỗi sai nhỏ nhặt, người sếp bỗng đột ngột to tiếng với bạn hay đơn giản là người bạn thân của bạn bỗng trở nên khó chịu với mọi điều bạn làm. 

Tất nhiên lỗi sai đôi khi cũng thuộc về bản thân - Nhưng chắc hẳn bạn cũng phải đặt câu hỏi rằng: chuyện gì đang xảy ra với họ vậy? 

Một quản lý cấp cao đã dạy rằng đừng bao giờ lấy những sự bộc phát nóng nảy đó để đánh giá lên toàn bộ tính cách của một con người. Thông thường, dấu hiệu này cho thấy họ đang có những vấn đề lớn hơn đang bị đè nén lại. Dù vậy đây vẫn không thể lấy làm lý do biện hộ cho sự ứng xử thô lỗ này. Nhưng nó giúp chúng ta có góc nhìn rộng hơn khi đánh giá một con người.

Chúng ta sẽ chẳng bao giờ hiểu toàn bộ một con người khi chỉ tiếp cận với họ vài lần trong một ngày. Mỗi chúng ta lại có những vấn đề riêng trong chính cuộc sống. Người khách quen của bạn là một người mẹ với bao nỗi lo về con cái và với người chồng lại chẳng mấy khi quan tâm. Hoặc có thể người bạn vừa trải qua một ngày áp lực tại cơ quan. Và sự bùng phát ấy chính là một kênh giải tỏa sự áp lực không giải quyết được. Những lời nói khi mà lý trí của họ tạm thời cất đi thiên về hướng họ có những “sự không hạnh phúc” của chính bản thân. 

Liệu chúng ta có thực sự hạnh phúc như chúng ta nghĩ? - Ảnh 1.

Khi bạn không hiểu được thái độ của đối phương

Tôi từng biết một cặp vợ chồng đồng nghiệp và họ đã trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn. Người vợ liên tục phàn nàn với chúng tôi về chồng của cô ấy. Anh ấy thường xuyên ngủ cả ngày. Anh ấy sẽ về nhà và chỉ nằm trên giường trong những khoảng thời gian vô lý. Anh ấy thức dậy, đi làm, làm việc rất chăm chỉ. Sau đó, anh ấy sẽ trở về nhà và đóng cửa.

Có thể hiểu rằng, người bạn đời của anh ấy rất không vui vì anh ấy không dành sự quan tâm hay giúp đỡ của cô ấy ở nhà. Cặp đôi đã cãi nhau rất nhiều trong thời gian dài dẫn đến chuyện này. Sau đó, họ ly hôn, một phần không nhỏ là do cách cư xử của anh ta.

Sau đó, anh được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm, một căn bệnh rất khó chẩn đoán do triệu chứng vô cùng trái chiều. Bạn có thể bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Họ sẽ có sự thay đổi đột ngột và duy trì sự thay đổi ấy trong thời gian dài. Họ sẽ kéo dài trạng thái mệt mỏi dai dẳng hơn hoặc dao động giữa các thái cực. 

Sự mất kết nối trong giao tiếp

Tôi từng có một người bạn rất thân, chúng tôi biết nhau cũng phải cũng xấp xỉ 10 năm. Với chừng ấy thời gian biết nhau, tôi tin rằng tình bạn này sẽ tiếp tục bền vững. Chúng tôi chia sẻ với nhau mọi chuyện, từ những suy nghĩ về công việc, gia đình, cuộc sống… và đúng là cuộc đời chúng ta chẳng thể nói trước được điều gì. 

Có một khoảng thời gian anh ấy trở nên thực sự suy sụp do gặp liên tiếp thất bại trong công việc. Tôi vẫn dành thời gian động viên anh ấy nhưng cho đến thời điểm chúng tôi dần ngắt kết nối. Từ những cuộc gọi, những tin nhắn chậm trả lời cho đến khi đến thời điểm những kết nối bị dừng hẳn không chỉ với mình tôi mà là với cả những người xung quanh. 

Thông thường, khi một người nào đó dừng trả lời điện thoại, làm những công việc hàng ngày…. - đây là những dấu hiệu khởi đầu của chất lượng cuộc sống của họ đang suy giảm. Hay nói cách khác chính là sự hạnh phúc trong cuộc sống của người đó. Trầm cảm đối với một số người cũng kèm các triệu chứng né tránh người xung quanh và ngắt kết nối. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều mối quan hệ công việc và mối quan hệ tình cảm đổ vỡ bắt đầu với hành động mất kết nối này. 

Liệu chúng ta có thực sự hạnh phúc như chúng ta nghĩ? - Ảnh 2.

Điểm khởi đầu cho những nỗi bất hạnh

Bạn biết điều gì đang quan ngại hơn những hành động tiêu cực, mất kết nối với những người xung quanh…. - đó chính là mất kết nối với chính bản thân bạn. 

Đôi khi chúng ta trở nên quá cuốn lấy trong chính vấn đề mà mình tạo ra: những sở thích riêng, sự nghiệp, mối quan hệ xã hội… - dù bất kể là theo chiều hướng tốt hay xấu, bạn cũng cần luôn nhắc nhở chính mình rằng đừng bao giờ lấy những việc này làm cái cớ để trốn chạy với chính bản thân. Sự né tránh là khởi đầu cho sự bất hạnh trong chính bản thân chúng ta. 

Ngược lại, đồng cảm chính là kĩ năng vô cùng hữu hiệu trong cuộc sống. Hãy học cách nhận ra sự bất hạnh của bạn và bạn sẽ có nhiều khả năng nhận ra nó trong chính mình.

Bạn có thể thay đổi cuộc sống của ai đó bằng cách nhận ra nỗi đau khổ của họ khi người khác không. 

Tóm tắt: 4 dấu hiệu điển hình

1. Họ bắt đầu ngủ thường xuyên hoặc có sự thay đổi đột ngột về mức năng lượng.

2. Họ bắt đầu đẩy sự cáu giận lên những thứ linh tinh và phóng đại các vấn đề nhỏ.

3. Giao tiếp của họ bắt đầu bị cắt đứt hoặc thay đổi. Họ dần rút lui khỏi các mối quan hệ của bản thân.

4. Họ đột nhiên có những sở thích mới và vùi mình vào đó để trốn tránh thực tế. 

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 23/11/2024