Một chỉ số thông minh khác cũng là thước đo tương đương, nếu không muốn nói là quan trọng hơn, cho năng lực lãnh đạo tiềm năng và hiệu quả hoạt động của tổ chức: đó chính là trí tuệ cảm xúc hay EQ.
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận diện và quản lý cảm xúc của bản thân cũng như nhận thấy cảm xúc của người khác và đội nhóm.
Nó đòi hỏi sự giao tiếp hiệu quả giữa các trung tâm xúc cảm và lý trí trong não của chúng ta – nói cách khác, nó tương ứng với con đường kết nối giữa cảm xúc và lý trí.
Theo các tác giả Daniel Goleman, Richard Boyatzis và Anni McKee trong cuốn sách Lãnh đạo bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc (Primal Leadership: Learning to lead with emotional intelligence), bốn phạm vi của trí tuệ cảm xúc bao gồm tự nhận thức, tự chủ, nhận thức xã hội và quản trị các mối quan hệ. “Tài năng lãnh đạo xuất hiện khi trái tim và cái đầu – cảm xúc và tư duy – gặp nhau”, Daniel Goleman nói.
Theo lý giải trong Lãnh đạo bằng sức mạnh trí tuệ cảm xúc, chính cấu trúc não bộ con người đã khiến cho tác phong của nhà lãnh đạo – không nằm ở việc họ làm gì mà là họ làm như thế nào – có được sức ảnh hưởng mạnh mẽ.
Các nhà khoa học gọi cấu trúc này là nguyên tắc vòng hở của hệ viền (limbic system), trung khu cảm xúc của chúng ta.
Một hệ thống khép kín như hệ tuần hoàn có thể tự điều chỉnh, bất cứ điều gì xảy ra ở hệ tuần hoàn của những người xung quanh đều không ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn của bản thân ta. Trái lại, hệ thống vòng hở lại phụ thuộc phần nhiều vào môi trường xung quanh.
Nhận thức của chúng ta có thể khác nhau tùy mỗi người và những nhận thức này ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như tác động đến quyết định của chúng ta.
Nhà lãnh đạo tự nhận thức hiểu rõ các nguyên tắc, mục tiêu và hoài bão của họ. Họ lắng nghe trực giác của mình; chẳng hạn như, họ sẽ kiên quyết từ chối một lời mời công việc dù hứa hẹn mức lương rất cao nhưng không phù hợp với các nguyên tắc, mục tiêu lâu dài của mình.
Tự nhận thức là tiền đề cho sự tự chủ và thấu cảm trong nhận thức xã hội, kết hợp các phạm vi này lại sẽ giúp cho việc quản trị mối quan hệ trở nên hiệu quả.
Mọi người đều có những niềm tin, thành kiến và giả định đôi khi có thể can thiệp vào tư duy lý trí và khiến chúng ta phản ứng thái quá với các tình huống.
Chúng ta có nhận biết và quản lý chúng một cách phù hợp? Để quản lý cảm xúc một cách hiệu quả, chúng ta phải có khả năng nhận diện, đánh giá chính xác, hiểu nguyên nhân gốc rễ và cuối cùng là kiểm soát cảm xúc một cách phù hợp.
Hiểu được nguyên nhân dẫn đến cảm xúc của bản thân cũng như những người quanh ta sẽ giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả hơn. Không chỉ nâng cao khả năng tự nhận thức, những nhà lãnh đạo mạnh mẽ có thể thích nghi với môi trường xung quanh, thể hiện năng lượng tích cực và rèn luyện sự tự chủ cảm xúc.
Cuối cùng, họ là người xây dựng mối quan hệ, truyền cảm hứng cho người khác, ảnh hưởng hiệu quả, huấn luyện, có thể cộng tác đội nhóm, quản lý xung đột và tạo ra thay đổi. Tất cả những điều này là thước đo của trí tuệ cảm xúc.
Các tác giả cũng nêu ra bốn phong cách lãnh đạo đứng đầu gồm: Tầm nhìn, Huấn luyện, Liên kết và Dân chủ giúp tạo sự cộng hưởng nhằm nâng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra, hai phong cách khác là Yêu cầu cao độ và Mệnh lệnh chỉ hữu ích trong một số trường hợp và nên được áp dụng một cách thận trọng.
Phát triển trí tuệ cảm xúc không chỉ là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về khả năng lãnh đạo hiệu quả mà còn có thể góp phần tạo ra năng suất cao hơn và cuối cùng là mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
Các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển đội ngũ nhân viên và tiềm năng lãnh đạo ở tất cả các cấp trong tổ chức.
Nên nhớ rằng, các cá nhân không cần phải ở trong vai trò lãnh đạo mới là một nhà lãnh đạo. Hãy giải phóng kỹ năng lãnh đạo cho mọi người!
Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy:
Phát triển EQ là một nỗ lực liên tục đòi hỏi chúng ta phải ra khỏi vùng thoải mái của bản thân. Dưới đây là một số mẹo để giúp xây dựng EQ – liên tục bồi đắp khả năng lãnh đạo:
SỸ ANH