Cuộc sống là một cái cân, mỗi một thứ bạn có được, bạn đều phải trả giá cho nó

15/02/2021 07:30
Cuộc sống là một cái cân, mỗi một thứ bạn có được, bạn đều phải trả giá cho nó

Suy nghĩ quyết định hành động, hành động quyết định cuộc sống. Một vài quy tắc sống trong làm việc làm người dưới đây, mong rằng sẽ có ích với các bạn.

01
Định luật cân bằng

Thế giới luôn duy trì sự cân bằng theo cách tinh tế và độc đáo của riêng nó.

Chẳng hạn như luật "bảo toàn khó khăn".

Những sự vất vả hay khó khăn mà một người phải trải qua trong cuộc đời, nó sẽ không tự nhiên biến mất, và cũng sẽ không vô cớ phát sinh. Bạn càng lựa chọn trốn tránh nó ở hiện tại, tương lai bạn sẽ càng phải trả cái giá đắt hơn để đối phó với nó.

Một biểu hiện khác của luật cân bằng đó là: khi bạn cảm thấy thiếu ở một mặt nào đó, vậy thì mặt tương ứng ắt sẽ thừa. Chẳng hạn như "kiến thức không đủ ắt sẽ nảy sinh ra lo lắng nhiều hơn", khi kiến thức của một người không đủ, họ sẽ lo lắng quá mức rất nhiều chuyện, khủng hoảng lo âu, không có cảm giác an toàn, cũng giống như một dịch giả từng nói: "Vấn đề của bạn nằm ở chỗ bạn lo nghĩ quá nhiều, và đọc sách quá ít."

Một ví dụ khác, "trí thông minh không đủ ắt sẽ nảy sinh ra sự hoài nghi", khi nhận thức của bạn không đủ tầm, bạn sẽ bán tín với nghi với những điều mới mẻ, với những thứ mình chưa thấy bao giờ, bạn sẽ luôn ở trong trạng thái phân vân, lưỡng lự, không dám bước về phía trước.

Còn có "độ không đủ ắt sinh oán than", khi tầm nhìn của một người không đủ xa, họ nhìn đâu đâu cũng là sự không công bằng, lâu dần sẽ nảy sinh sự bất mãn, phẫn nộ với môi trường khách quan xung quanh, cả ngày chỉ biết than ngắn thở dài.

Cuộc sống chính là một cán cân, mỗi một thứ mà bạn sở hữu, bạn đều phải trả một cái giá cho nó.

5 định luật cho người thành công: cuộc sống là một cái cân, mỗi một thứ bạn có được, bạn đều phải trả giá cho nó - Ảnh 1.

02
Luật tương xứng

Mỗi một người đều chỉ có thể có được thứ phù hợp, tương xứng với mình, một khi những thứ mình sở hữu vượt quá khả năng của mình, kết quả chỉ có thể là rước họa vào thân.

Chẳng hạn:

Danh tiếng đừng vang hơn tài hoa. Tiền bạc đừng nhiều hơn công đức. Địa vị đừng lớn hơn cống hiến. Chức vụ đừng vượt quá năng lực.

"Kinh dịch" nói: "Đức bất phối vị, tất hữu miệt ương." Ý muốn nói, đức mà không xứng với tài, ắt sẽ xảy ra tai ương.

Đức bạc nhưng chức nặng, trí nhỏ nhưng luôn mưu đồ việc lớn; sức ít nhưng lại luôn nhận những trách nhiệm nặng nề, sớm muộn cũng rước họa vào thân. Một người, vĩnh viễn chỉ có thể tận hưởng thứ tương xứng với anh ta. Vì vậy, phương thức tốt nhất để có được thứ gì đó chính là, thông qua chính năng lực của mình để khiến mình xứng đáng với nó.

5 định luật cho người thành công: cuộc sống là một cái cân, mỗi một thứ bạn có được, bạn đều phải trả giá cho nó - Ảnh 2.

03
Định luật để tâm

Có một lần, Khổng Tử giảng cho Nhan Hồi, học trò của ông một đạo lý: trong một trận cá cược, thứ quyết định người thắng cuộc không phải là mánh khóe, cũng không phải là vận may, mà là thứ đem ra đặt cược.

Vì sao? Có người chỉ đặt cược một viên gạch rất bình thường, và anh ta rất thoải mái khi chơi, bởi vì anh ta không để tâm tới viên gạch này, vì vậy không nóng vội, không lo lắng, luôn điềm đạm, bình tĩnh, đem theo tâm thái thua cũng chẳng sao.

Có người lấy một viên ngọc đắt tiền ra làm đồ cược, anh ta run rẩy, lo lắng vì sợ thua mất viên ngọc quý. Có người lại lấy vàng ra để đặt cược, chưa kịp chơi đầu óc đã quay cuồng, vì anh ta để tâm tới số vàng đó, sợ mất, xót, cứ như vậy chơi trong tâm lý bó buộc, không thoải mái, kết quả không cần nghĩ cũng biết, rất nhiều chuyện làm không tốt, vì quá quan tâm, luôn chằm chằm vào mục tiêu không chịu buông bỏ, nên lúc nào cũng trong trạng thái khủng hoảng, lo âu được mất.

Rất nhiều thất bại trên đời, thực ra đều bại dưới tay hai chữ "để tâm". Nếu có thể buông tay, vậy thì khoảnh khắc mà bạn buông tay ấy, rất nhiều vấn đề thực ra đã được giải quyết.

5 định luật cho người thành công: cuộc sống là một cái cân, mỗi một thứ bạn có được, bạn đều phải trả giá cho nó - Ảnh 3.

04
Luật dự phòng

Các lập trình viên khi lập trình, nhất định luôn chuẩn bị thêm một bản sao lưu. Trong trường hợp ổ cứng bị hỏng hoặc mất mã, nếu không có bản sao lưu thì tổn thất sẽ rất nặng nề.

Đời người cũng như vậy, khi bạn chỉ cho bản thân một lựa chọn, nếu cánh cửa ấy đóng lại, bạn chỉ có thể làm một con thú bị mắc kẹt cố gắng vùng vẫy để thoát ra.

Dự phòng, chính là một loại khả năng. Một triết gia phương Tây từng nói: "Hãy học cách cắt móng tay bằng tay trái, bởi lẽ không phải lúc nào tay phải của bạn cũng dùng được."

Đây chính là định luật dự phòng: người có tư duy rõ ràng, phàm là chuyện gì cũng có plan B cho mình, họ không bao giờ chỉ ôm khư khư lấy một cây mũi tên chạy tới cuối cùng. Con người ta ai chẳng muốn năm tháng êm đềm, nhưng hiện thực cuộc sống lại luôn là sóng vỗ xô bồ. Điều đáng sợ nhất chính là khi biến cố đột ngột ập đến, đến đường lui bạn cũng không có.

Chuẩn bị thêm cho mình một phần dự phòng, chính là cho bản thân thêm một khả năng.

5 định luật cho người thành công: cuộc sống là một cái cân, mỗi một thứ bạn có được, bạn đều phải trả giá cho nó - Ảnh 4.

05
Luật Cabe

Đôi khi, thành công cần tới một chút tầm nhìn, và tầm nhìn đó gọi là "từ bỏ".

Cabe, cựu chủ tịch của Công ty Điện thoại và Điện báo Hoa Kỳ AT&T, đã đưa ra một gợi ý cho nhân viên của mình rằng: từ bỏ đôi khi có ý nghĩa hơn đấu tranh, nó là chìa khóa của đổi mới, sáng tạo.

Và đây cũng chính là định luật Cabe.

Nếu bạn có nhiệt huyết, nhưng từ đầu tới cuối lại không biết phân biệt nặng nhẹ, cứ loanh quanh luẩn quẩn cho những việc không đâu, lãng phí tâm tư, thời gian, đó không gọi là bướng bỉnh, mà gọi là ngu ngốc.

Khi phương hướng là sai lầm, dừng lại chính là tiến bộ. Làm rõ sở trường của mình, hiểu rõ sức mình, chỉ khi lựa chọn đúng phương hướng, mới có thể trông thấy được hi vọng.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025