Body imaging với truyền thông: Cuộc chiến khẳng định giá trị tự do

07/04/2021 18:00
Body imaging với truyền thông: Cuộc chiến khẳng định giá trị tự do

Phụ nữ buộc phải nỗ lực để trở nên phù hợp với quan niệm của xã hội, khiến họ gặp khó khăn trong việc chấp nhận cơ thể và vẻ đẹp tự nhiên, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên, dẫn tới nhiều vấn đề sức khoẻ tinh thần nghiêm trọng.

Theo một nghiên cứu tại Anh năm 2018, trong một năm, có hàng chục nghìn thiếu nữ có hành vi tự ngược đãi bản thân do thiếu tự tin vào ngoại hình. Sự thiếu tự tin xuất phát từ cảm xúc chán ghét và bài xích những đặc điểm ngoại hình của bản thân, chủ yếu gây nên bởi sự so sánh hoặc tự so sánh với một khuôn mẫu hoàn hảo của khái niệm “đẹp”. Khuôn mẫu ấy tựa như một mối đe doạ chờn vờn khắp nơi, ăn sâu vào nhận thức và niềm tin, dần loại bỏ khả năng tin tưởng và đề cao bản thân của mỗi người.

Đáng lo ngại thay, sự phát triển của truyền thông hiện đại càng kéo con người, đặc biệt là nữ giới, vào những ràng buộc khắt khe và nghiệt ngã của tiêu chuẩn. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, mạng xã hội là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới cách n

Hiểu thế nào về “Body image”?

Body image (Hình dung về cơ thể) được hiểu là các dạng nhận thức của một người về vẻ ngoài của chính mình. Nhận thức này có thể bao gồm những cảm xúc tích cực, giàu tính khích lệ như tự tin, tự khen ngợi,..., cũng có thể là thái độ tiêu cực như tự ti, chán ghét hay thậm chí là bài xích đối với những đặc điểm trên cơ thể. 

Body image được phân biệt thành bốn yếu tố cơ bản: 

  • Perceptual body image: Cách mỗi người nhìn chính bản thân mình. Điểm nhìn của cá nhân có thể không hoàn toàn chính xác, bởi cá nhân có thể chịu những tác động từ bên ngoài, dẫn tới sự “bóp méo” nhận thức về các đặc điểm trên cơ thể. Ví dụ, một người có hình thể khoẻ mạnh và cân đối cũng có thể cảm thấy chính mình đang thừa cân, mang những đặc điểm không đẹp. 
  • Affective body image: Những cảm nhận cá nhân về ngoại hình. Cảm nhận này có liên quan tới mức độ hài lòng (hoặc không hài lòng) mà ta cảm thấy về dáng vóc, cân nặng và các bộ phận cơ thể. 
  • Cognitive body image: Suy nghĩ và những niềm tin tự thân về cơ thể của chính mình. Những suy nghĩ và niềm tin này có thể vô hình trung hình thành những bận tâm, thậm chí là ám ảnh nặng nề về dáng vóc và cân nặng của cơ thể: có lẽ gầy đi một chút sẽ tốt hơn; có lẽ “nở nang” hơn một chút sẽ cuốn hút hơn…
  • Behavioural body image: Những hành vi chịu tác động từ cách nhìn nhận về cơ thể. Một người không hài lòng về ngoại hình có thể cô lập bản thân do cảm thấy không được đón nhận ở môi trường xung quanh, kém tự tin trong giao tiếp, thậm chí sử dụng các hành vi ít nhiều chứa tính tự hại (như tập thể dục quá mức, ăn kiêng không lành mạnh) như một biện pháp để thay đổi ngoại hình.
Họa sĩ Cristina Troufa - Bức họa Angry painting

Vì sao hình dung tích cực về cơ thể lại quan trọng?

Hình dung tích cực về cơ thể chỉ được xây dựng khi một người có thể chấp nhận một cách toàn vẹn, từ đó tiến tới trân trọng và đánh giá cao cơ thể của chính mình. Sự tự chấp nhận bản thân khiến tạo nên cảm giác thoải mái và hạnh phúc với ngoại hình mà mình sở hữu nhiều hơn, do vậy giảm khả năng chịu tác động kém lành mạnh từ những khuôn mẫu không thực tế trên các phương tiện truyền thông và áp lực xã hội về việc phải trở nên như thế nào. 

Một cách nhìn tích cực về cơ thể cũng sẽ mang đến quan điểm và hành vi lành mạnh. Khi hoà hợp với cơ thể và nắm bắt các nhu cầu của cơ thể, mỗi cá nhân sẽ có được lối sống cân bằng với thái độ lành mạnh hơn liên quan đến chế độ ăn uống và rèn luyện sức khoẻ.

Điều gì gây ra sự không hài lòng về cơ thể?

Khi một cá nhân hình thành những cảm xúc tiêu cực về các đặc điểm cơ thể, cảm giác không hài lòng về chính mình có thể đâm chồi, bén rễ và trở thành những dây tằm gai siết lấy tâm trí họ. Sự tự ti và bài xích ngoại hình là một quá trình tâm lý khởi phát từ sâu trong thâm tâm mỗi cá nhân, nhưng đồng thời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những yếu tố bên ngoài, như thái độ của gia đình, bạn bè, trường học hoặc sự tấn công, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, từ các phương tiện truyền thông. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhóm người phát triển trong môi trường tồn tại một khuôn mẫu định hướng về ngoại hình hoặc nhóm người thường xuyên nhận được những phản hồi tiêu cực về vẻ ngoài có nguy cơ gia tăng sự thiếu hài lòng đối với cơ thể.

Một trong những tác nhân bên ngoài phổ biến nhất gây ra sự không hài lòng về cơ thể là các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều chịu tấn công bằng hình ảnh thông qua TV, tạp chí, internet, quảng cáo,... . Những hình ảnh xuất hiện trên truyền thông này thường quảng bá những lý tưởng về ngoại hình phi thực tế, được các nhà tạo mẫu, đội ngũ nghệ thuật và thao tác kỹ thuật số tạo ra và gần như không thể đạt được trong cuộc sống thực. Những người cảm thấy không thể đạt được tiêu chuẩn thể hiện trong những hình ảnh ấy có thể cảm thấy chán ghét bản thân dữ dội, gây tổn hại nặng nề đến sức khỏe tâm lý và thể chất.

Nhìn từ một góc độ rộng hơn, “phương tiện truyền thông” ở đây không chỉ gợi nhắc tới các phương tiện đại chúng hiện đại của thế kỷ 21. Tư tưởng về một khuôn mẫu về hình thể phụ nữ đã tồn tại hàng thế kỷ

Manto - Cristina Troufa

Khuôn mẫu cơ thể nhìn từ góc nhìn lịch sử

Ở mỗi giai đoạn lịch sử, phụ nữ lại mang những kỳ vọng riêng về các đặc điểm hình thể. Từ đó, phụ nữ của mỗi thời đại buộc phải gò mình hợp với tiêu chuẩn đó để có được sự công nhận và ngợi ca cao nhất. Đơn cử, chỉ trong vòng một thế kỷ, hình mẫu lý tưởng của phụ nữ phương Tây đã trải qua những sự thay đổi đáng kể.

Những năm 1900 tới 1910, “nàng Gibson” (Gibson girl) trở thành chuẩn mực của vẻ đẹp nữ giới thời bấy giờ. Hình ảnh lý tưởng của sự nữ tính được thể hiện bằng vóc dáng mảnh mai và cao ráo, với vòng một gợi cảm và vòng hông nở nang. Đây được xem là khởi điểm của tiêu chuẩn “đường cong chữ S” của phụ nữ cho tới tận thời điểm hiện tại. Để có được vẻ ngoài gần như bất khả thi này, nhiều phụ nữ đã buộc phải ăn kiêng, mặc những bộ đồ chật để bó chặt phần eo nhằm tôn lên những đường nét cơ thể.

Hình mẫu lý tưởng những năm 1920 thay đổi sang các tiêu chuẩn được gọi bằng cái tên Flapper. Ở thời điểm này, vẻ ngoài của phụ nữ mang nhiều nét “nam tính” hơn với vòng một nhỏ, dáng người thẳng và tóc ngắn hơn. So với thời kỳ trước, trang phục cũng có xu hướng ngắn hơn, tập trung phô bày vẻ đẹp của đôi chân. Do tiêu chuẩn này, vùng ngực lớn trở nên không còn phù hợp, áo lót thậm chí cũng được làm chật để ép vòng một phẳng hơn. Hình ảnh của một người phụ nữ Flapper cũng không dựa trên những đặc điểm của một người phụ nữ thực sự, xét trên mọi phương diện sống, mà phần nhiều dựa vào những mường tượng và minh hoạ về một “chuẩn mực”. Đây chỉ là khởi đầu cho việc mạng xã hội và xã hội có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến phụ nữ và cách họ nhìn nhận theo xã hội vào thời điểm đó.

Phong cách của phụ nữ thay đổi một lần nữa trong những năm 1930 - 1940. Ở giai đoạn này, trang phục của nữ giới nghiêng nhiều hơn về khả năng ứng dụng cao trong đời sống; một số phụ nữ thậm chí còn học cách điều chỉnh những bộ vest nam không dùng đến để sử dụng hàng ngày. Sự thay đổi đáng kể này có được do tính đặc biệt của đặc điểm lịch sử: chiến tranh thế giới thứ hai khiến mối lưu tâm chính không còn là những tiêu chuẩn khắt khe và đặc biệt về phục trang, mà là những thay đổi hướng đến khả năng áp dụng tối đa trong thực tiễn. 

Cũng trong thời đại này, những người nổi tiếng bắt đầu trở thành khuôn mẫu về một cơ thể lý tưởng. Trong thời kỳ Hậu chiến - những năm 1950, hình ảnh cơ thể lý tưởng cho phụ nữ vẫn là một thân hình “đồng hồ cát” đầy đặn và gợi cảm.

Những người mẫu như Marilyn Monroe được xem là một trong những người phụ nữ đẹp nhất thế giới, sở hữu đường cong tuyệt đẹp và những vết rạn trên da. Các nghiên cứu tại thời điểm này cho thấy chỉ số BMI [1] trung bình của phụ nữ gần như đạt tới điểm cao nhất trong lịch sử, và chỉ cao hơn một chút so với BMI của những “mô hình mẫu” trong thời điểm đó. Trong xã hội ngày nay, những vết rạn trên da thường bị coi là một điểm trừ đối với ngoại hình. Thời Hậu chiến là một trong những khoảng thời gian mà những tiêu chuẩn thực tế hơn đối với đa số phụ nữ, khiến họ có thể chấp nhận cơ thể tự nhiên của mình.

Thay đổi đáng kể nhất đối với hình tượng phụ nữ diễn ra từ những năm 1960 với cái tên “vẻ ngoài Twiggy”. Những cô gái Twiggy điển hình gầy đến mức có thể nhìn thấy tất cả đường xương, thậm chí cả khung xương sườn, vào thời điểm đó. Phụ nữ có vòng ngực tối thiểu, khung xương nhỏ và mái tóc ngắn tạo cho họ vẻ ngoài nam tính, tương tự như Flapper, nhưng nguy hiểm và độc hại hơn. Ngoại hình của phụ nữ trở nên “hấp dẫn” theo tiêu chuẩn một cách không lành mạnh. Trong khi chỉ số BMI trung bình của phụ nữ rơi vào khoảng 20,5, những người mẫu như Soledad Miranda có chỉ số BMI khoảng 17,6. Sự chú trọng vào một vẻ ngoài gầy gò tiếp tục được châm ngòi trong những năm 1970 với Thin is In. Sự ra đời của các loại thuốc giảm cân chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ này.

Quan điểm lịch sử phần nào cho thấy sự tấn công sâu sắc của truyền thông và sự định hướng của nó với người phụ nữ ở mọi thời đại. Nó tạo ra một quy chuẩn vẻ đẹp, và khiến người phụ nữ cảm thấy 

Họa sĩ Cristina Troufa

Truyền thông và những ảnh hưởng sâu sắc tới hình dung về cơ thể

Xã hội càng hiện đại, những tác động của truyền thông đối với mỗi cá nhân càng rõ rệt. Phương tiện truyền thông xã hội đã gây áp lực buộc phụ nữ phải hòa nhập với những gì xã hội miêu tả là xinh đẹp và hoàn hảo, dẫn đến tình trạng rối loạn ăn uống cùng các vấn đề sức khoẻ tâm thần khác. Không chỉ những người được gắn mác “ngoại cỡ”, những phụ nữ quá mảnh mai cũng trở thành đối tượng bị nhắm tới.

Truyền thông xã hội luôn có ảnh hưởng đến phụ nữ và cách hình dung về cơ thể của họ. Xuyên suốt lịch sử, phụ nữ đã buộc phải trải qua tất cả dạng khuôn mẫu nhắm vào hình thể họ, nỗ lực trở nên phù hợp với quan niệm của xã hội về sự hoàn hảo. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy những hình mẫu nổi tiếng trên mạng xã hội trung bình mảnh mai hơn 10 lần so với đa số nữ giới ngày nay. Đây chính là nguyên nhân chính của tình trạng gặp khó khăn trong việc chấp nhận cơ thể và vẻ đẹp tự nhiên, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên, dẫn tới nhiều vấn đề sức khoẻ tinh thần nghiêm trọng. 

Nghiên cứu được thực hiện bởi Florida House Experience, một tổ chức chăm sóc sức khỏe, chỉ ra rằng cả phụ nữ và nam giới đều có xu hướng so sánh cơ thể của họ với hình ảnh cơ thể được thể hiện trên các phương tiện truyền thông. Cuộc khảo sát bao gồm 1.000 nam giới và phụ nữ, tập trung vào hình ảnh cơ thể, sự tự tin và những phương tiện truyền thông mà họ sử dụng. Nghiên cứu cho thấy rằng 87% phụ nữ và 65% nam giới so sánh cơ thể của họ với hình ảnh mà họ thường tiếp xúc trên các phương tiện truyền thông. Trong đó, 50% phụ nữ và 37% đàn ông có xu hướng hạ thấp giá trị hình thể của mình.

(Số liệu từ nghiên cứu của Florida House Experience)

 

Thu Hà


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025