Chúng ta thường có thói quen đi rong, đi rong trong tâm thức của mình. Ngồi ở đây nhưng tâm trí ở chỗ khác. Rồi khi ở chỗ khác, mình lại lo nghĩ chuyện chỗ kia. Ít khi nào mình thật sự ở đây mà trọn vẹn biết ở đây.
Trong cuộc sống tạm thời, tương đối, có được, có mất ở hiện tại, chúng ta mới thấy rằng có những cái chúng ta cần phải mất để được những cái chúng ta cần được.
Trong kinh Pháp Cú có ba câu, ý của ba câu này giống nhau, nghĩa là dù mình nói một ngàn câu nhưng nếu những câu mình nói không mang lại lợi ích gì cho người khác, thì mình nói một lời mà người khác được lợi ích vẫn tốt hơn.
Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.
“Con đường chuyển hóa - 50 Bài giảng về con đường chân chánh giúp chuyển hóa nỗi khổ niềm đau”. Cuốn sách là sự tiếp nối những lời giảng sâu sắc của thầy Thích Pháp Hòa, mở ra hành trình mới giúp độc giả tìm thấy tự do và an lạc trong cuộc sống.
Sa môn Thích Pháp Hòa khuyên các cặp vợ chồng cần thực hành, theo lới Phật dạy bốn nguyên tắc sau để gia đình luôn bền vững và hạnh phúc trong cuốn sách “Chia sẻ từ trái tim”:
Hôm qua có người hỏi Pháp Hòa làm sao để rải tâm từ. Mỗi buổi chiều mình cúng cô hồn là một hình thức rải tâm từ, rải tâm từ đến các loài mình không thấy. Chúng ta hay gọi họ là vô hình… Vô hình với ai? Với mình.
Bởi vì đạo Phật là đạo từ bi, luôn khuyến khích mọi người bảo hộ sự sống, không giết chóc. Ngay cả giới thứ nhất mà Phật tử thọ khi quy y cũng là không sát sinh. Nghĩa là mình ý thức được sự khổ đau của việc giết hại.