9 câu chuyện nhỏ mang đạo lý sống cao thâm

13/07/2020 07:30
9 câu chuyện nhỏ mang đạo lý sống cao thâm

Mỗi bước chúng ta đi trong cuộc sống, đều có cái giá riêng của nó, bạn có thể hối hận, nhưng hãy tận sức nắm giữ vận mệnh, sống cho tốt cuộc đời của chính mình.

(01)

Một ngày nọ, chó hỏi sói: "Anh có nhà, có xe không?"

Sói nói không có.

Chó lại hỏi tiếp: "Thế anh có cơm ngày ba bữa, trái cây tráng miệng hay không?"

Sói lại nói không có.

"Thế anh có người dắt anh đi dạo, chơi đùa với anh hay không?" Chó đắc ý hỏi.

Sói đáp: "Không!"

Chó nghe thấy thế liền xem thường:

"Anh thật vô dụng, sao cái gì anh cũng không có thế!"

Sói cười:

"Tôi không có cái tính thích ăn sh*t như ai kia, tôi có mục tiêu của riêng tôi. Tôi có tự do mà cậu không có. Tôi là một con sói đơn độc nhưng tự do, còn cậu chỉ là một con chó nghĩ rằng mình hạnh phúc hơn người khác!"

Lời bình: Mỗi người đều có một cuộc đời riêng, không ai giống ai. Đừng vội cười chê người khác trông khi bản thân không phải người hoàn hảo. Có đôi lúc, những thứ bạn thường khoe khoang, trong mắt người khác nó chẳng đáng là gì.

(02)

Một giọt mực rơi vào ly nước trong, ly nước lập tức đổi màu, không thể uống được nữa.

Một giọt mực rơi vào mặt nước biển, mặt nước biển vẫn xanh mát như thế, chẳng có gì thay đổi.

Tại sao? Vì lượng sức chứa của cả hai không giống nhau.

Tương tự, lúa non đứng thẳng, lúa chín cúi đầu, cũng vì phân lượng của cả hai lúc này là khác nhau.

Lời bình: Làm người, nên có lòng độ lượng, khoan dung với người khác. Đừng vì những chuyện nhỏ nhặt, hay những người không đáng mà khiến bạn đánh mất đi chính mình. Làm người nên sống khiêm tốn, đó chính là yếu tố để chúng ta đề cao phân lượng, giá trị bản thân. Hợp hai cái lại, chính là tố chất mà một người cần có.

(03)

Gà đẻ trứng, gà cũng ị phân, nhưng bạn vẫn biết chọn ăn trứng, mà không chọn cái còn lại.

Cuộc sống cũng như vậy, người thành công không phải thánh nhân, người bình thường cũng không phải kẻ ngốc. Điều họ nói, thứ họ làm, có đúng, ắt cũng có sai. Chúng ta hãy chọn lọc và học hỏi theo những gì phù hợp, hà cớ gì cứ truy cầu lỗi sai của người khác rồi "bới lông tìm vết"?

Lời bình: Ngày nay, rất nhiều người mang trong mình tính cách "thích dạy đời" người khác. Thay vì lựa chọn ăn cái trứng gà bổ dưỡng trước mắt, người ta lại thích "dạy dỗ" con gà với cái "tật ị phân" hơn mà không hề nhận ra bản thân đã đứng ở đó quá lâu và bị lây dính cái mùi hôi của nó.

9 câu chuyện nhỏ mang đạo lý sống cao thâm, đọc 1 phút bằng 1 năm tích lũy kinh nghiệm! - Ảnh 1.

(04)

Một vị sư phụ lớn tuổi hỏi chúng đệ tử:

"Nếu các con muốn nấu một ấm nước, nhưng đang nhóm lửa thì phát hiện củi không đủ dùng, vậy các con sẽ làm gì?"

Có đệ tử đáp, nên nhanh chóng đi tìm củi, có người thì bảo đi mượn củi, cũng có người nói nên đi mua củi.

Vị sư phụ đáp:

"Tại sao các con không đổ bớt nước trong nồi đi?"

Chúng đệ tử nghe thế liền im lặng!

Lời bình: Mọi việc trên đời không thể lúc nào cũng suôn sẻ, có mất mới có được. Đôi lúc, thay vì nghĩ cách kiếm thêm, chi bằng buông bỏ bớt để sống an nhiên.

(05)

Theo báo cáo từ một nghiên cứu ở trường đại học Harvard, trung bình cuộc đời mỗi con người chỉ có 7 lần cơ hội quyết định hướng đi cả đời mình. Trong đó có 2 lần cơ hội cách nhau tận 7 năm, chúng thường xuất hiện khoảng sau 25 tuổi, và đến sau 75 tuổi sẽ không còn nữa.

Mà 7 lần cơ hội trong 50 năm đó, cơ hội đầu tiên không dễ nắm bắt vì còn quá trẻ; cơ hội cuối cùng cũng không dễ giữ, vì khi đó quá già.

Vậy chỉ còn dư lại 5 lần cơ hội, trong đó lại có 2 lần bạn rất dễ bất cẩn bỏ qua. Thế nên trên thực tế chỉ còn đúng 3 lần.

Lời bình: Thời gian không đợi bạn, cơ hội cũng không chờ bạn. Vì thế, đừng ỷ mình trẻ mà ham chơi, đừng ỷ mình thông minh mà lơ là, cũng đừng nghĩ mình đã già mà bỏ cuộc. Cơ hội dù ít vẫn tồn tại, và nó chỉ dành cho những người có chuẩn bị đầy đủ, lại không bao giờ lùi bước.

(06)

Ở một ngôi chùa trên núi cao, có một lão hòa thượng và một tiểu hòa thượng sống cùng nhau. Ngày nào, lão hòa thượng cũng giảng kinh cho tiểu hòa thượng nghe.

Một hôm, lão hòa thượng nói với tiểu hòa thượng:

"Lúc con đến thế giới này, con khóc, người khác đều cười. Nhưng khi con rời bỏ thế gian này, con cười, còn người khác khóc. Thế nên cái chết ấy à, không đáng sợ, cũng không đáng buồn."

Lời bình: Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên và không có gì thay đổi được. Nếu chúng ta đã đến thế giới này bằng tiếng khóc, vậy hãy dùng nụ cười lúc ra đi. Không cần bạn tiền bạc đầy túi, danh tiếng ngút trời, chỉ cần bạn sống cả đời không thẹn với lòng, linh hồn sẽ mãi an vui.

9 câu chuyện nhỏ mang đạo lý sống cao thâm, đọc 1 phút bằng 1 năm tích lũy kinh nghiệm! - Ảnh 2.

(07)

Một ông lão nói với con mình:

"Con hãy siết chặt nắm tay và cho cha biết, con cảm thấy thế nào?"

Người con đáp: "Có chút mệt ạ!"

Ông lão nói tiếp: "Thế nếu tiếp tục thử siết chặt tay hơn nữa?"

Người con: "Mệt lắm thưa cha! Còn có chút ngột ngạt."

Ông lão tiếp lời: "Vậy thì buông tay ra thôi!"

Người con thở ra một hơi nhẹ nhõm: "Thật thoải mái!"

Ông lão nghe thế liền bảo:

"Khi con cảm thấy mệt mỏi, nếu con càng nghĩ về nó lại càng cảm thấy mệt. Ngược lại, buông bỏ sẽ khiến con thấy nhẹ nhõm hơn!"

Lời bình: Câu chuyện mang đến một đạo lý đơn giản rất nhiều người biết nhưng lại ít người làm được, đó chính là "học cách buông bỏ".

(08)

Nếu bạn không cẩn thận làm rơi 100 nghìn ở đâu đó, bạn sẽ bỏ ra 200 nghìn tiền xe để quay lại đó tìm về 100 nghìn bị rớt hay không?

Một vấn đề trông có vẻ ngu ngốc như vậy, lại thường xuyên xảy ra trong cuộc sống thông qua những việc tương tự.

Bị người ta mắng chửi vài lời, liền tiêu tốn cả một tấn thời gian để buồn, để tủi thân.

Vì một chuyện không hợp, liền sinh ra hờn giận rồi tìm cách trả thù.

Người yêu chia tay, dù biết không thể vãn hồi, vẫn cố níu kéo cho bằng được...

Lời bình: Con người thường có xu hướng xử sự bằng cảm tính nhiều hơn là lý tính. Nhưng nếu việc gì bạn cũng làm theo cảm tính, rất dễ khiến bản thân đi vào ngõ cụt.

9 câu chuyện nhỏ mang đạo lý sống cao thâm, đọc 1 phút bằng 1 năm tích lũy kinh nghiệm! - Ảnh 3.

(09)

Học sinh hỏi giáo viên:

"Thầy có thể kể cho chúng em nghe những đặc điểm kỳ lạ của con người hay không?"

Giáo viên đáp:

"Con người khi nhỏ thường mong sớm trưởng thành, để rồi khi trưởng thành lại muốn được trở lại tuổi thơ.

Nhiều người dùng sức khỏe đổi lấy tiền, để rồi không lâu sau đó muốn dùng tiền đổi lại sức khỏe, nhưng chẳng còn kịp nữa.

Họ thường lo lắng về tương lai, nhưng lại không nhận ra hạnh phúc trong hiện tại. Vì vậy, rất hiếm người sống cho hiện tại, họ cứ bận rộn cho đến khi chết. Để đến lúc sắp chết lại muốn trở về cuộc sống mà họ từng ghét bỏ lúc trước."

Lời bình: Đa số chúng ta đều mắc chung một căn bệnh, đó là hay "hối hận". Đại đa số người ta hay hối hận nhiều về những việc chưa làm, sau đó lại hối hận về những chuyện đã làm.

Nhưng dù thời đại có phát triển đến đâu chăng nữa, "thuốc chống hối hận" vẫn chưa ra đời. Mỗi bước chúng ta đi trong cuộc sống, đều có cái giá riêng của nó, bạn có thể hối hận, nhưng hãy tận sức nắm giữ vận mệnh, sống cho tốt cuộc đời của chính mình.

Theo Báo Dân Sinh


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 19/03/2024