Khi có người hỏi nhân duyên nào tìm ra tập sách này để dịch và phổ biến như thế, dịch giả Nguyên Phong đã trả lời trên một tờ báo lúc đó: “Tình cờ tôi nhặt được cuốn sách trong thư viện. Cuốn sách cũ quá, nhưng bỗng nhiên tôi không muốn buông ra, bèn mượn cuốn sách này đem về đọc chơi. Nhưng lạ thay, suốt đêm ấy cuốn sách đã hoàn toàn chinh phục tôi, tôi đọc một mạch, rồi đọc lại. Những điều nói trong cuốn sách như vẽ ra cho tôi một vùng trời vừa huyền bí, vừa trong sáng, lại vừa như khơi dậy từ sâu thẳm của tôi niềm tự hào của nền triết học Đông Phương”.
“Hành trình về phương Đông” sẽ cuốn hút bạn vào câu chuyện đến nỗi bạn sẽ phải đọc liền một mạch trong một ngày, để rồi choáng váng vì thích thú, cảm thấy đất dưới chân mình rung chuyển, thế giới quan cũ sụp đổ tan tành, một thế giới mới rộng lớn hơn, cao cả hơn mở ra trước mắt…
“Hành trình về Phương Đông” do Nguyên Phong dịch dễ hiểu, lôi cuốn, gần gũi, không triết lý cao siêu mặc dù nói rất sâu về khía cạnh tâm linh và tôn giáo”.
“Hành trình về phương Đông” kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người.
Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, diện kiến nhiều pháp thuật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo…của nhiều pháp sư, đạo sĩ…họ được tiếp xúc với những vị chân tu thông thái sống ẩn dật ở thị trấn hay trên rặng Tuyết Sơn.
Nhờ thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như yoga, thiền định, thuật chiêm tin, các phép dưỡng sinh và chữa bệnh, những kiến thức về nhân duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết…
Bên rặng Tuyết Sơn là quyển sách mới trong bộ sách khoa học tâm linh nổi tiếng của dịch giả Nguyên Phong.
Khơi nguồn từ vùng núi Himalaya xa xôi và vùng đồng bằng Ấn Độ, Bên rặng Tuyết Sơn mang đến cho bạn đọc những sự thật vĩ đại về tâm linh và vai trò của việc làm chủ tâm linh cũng như làm chủ số phận. Tác phẩm còn khơi dậy những giá trị cao đẹp như: Tính trung thực, trái tim bao dung, lòng trắc ẩn, sự thông thái, lòng tín ngưỡng và tình yêu bao la.
Câu chuyện bắt đầu từ việc Satyakam đến thung lũng Saraswati để tầm sư học đạo. Nhưng không ngờ rằng, khi đến đây, thì vị đạo sư già đã chờ anh rồi, không những thế, ông còn nói đúng tên anh và biết anh đến gặp ông để làm gì dù rằng anh chưa hề xưng tên cũng như chưa nói mục đích của mình đến đây.
Nếu người đời buồn chán, thất vọng thì đã có những thú vui vật chất để tiêu sầu giải muộn; còn người đi trên đường đạo thì không. Họ sẽ không có được một sự an ủi nào hết cho đến khi họ thực sự chiến thắng bản ngã của mình, và chỉ đến khi đó, họ mới nếm được vị ngọt của sự giải thoát”.
Con người ta suốt cuộc đời luôn mang ý niệm: Đi tìm chính mình. Nhưng bạn có biết chính trong từng chặng đường của cuộc hành trình chúng ta đã ngộ ra được rất nhiều điều ở mình. Rodbooks hy vọng đã mang đến cho bạn cuốn sách chứa đựng nhiều giá trị trong cuộc sống.
Cuốn sách Best seller “The way of the white clouds” (tạm dịch: Đường mây qua xứ tuyết) là tập sách ghi lại những điều Anagarika Govinda chứng kiến trong thời gian du hành ở Tây Tạng. Hành trình của tác giả diễn ra vào khoảng thập niên 30 đến thập niên 50 của thế kỷtrước, trước thời kỳ diễn biến chính trị phức tạp dẫn đến sự sáp nhập vào lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa như hiện nay.
Đối với người Tây Tạng, mây có nhiều ý nghĩa huyền bí. Nhìn vào các bức họa Tây Tạng (thankas), gần như bức nào cũng thấy họ vẽ các đám mây màu sắc khác nhau.
Tây Tạng là một xứ nằm ở vị trí hiểm trở, biệt lập với thế giới bên ngoài. Nhờ thế, nó duy trì được một nền văn minh cổ khác với những nền văn minh mà chúng ta được biết đến. Không một ai đặt chân vào Tây Tạng mà không chịu ảnh hưởng của nó. Và không ai có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp khi đã nhìn thấy sự bao la hùng vĩ của rặng Tuyết Sơn.
“Tại Nyang To Kyi Phug, các căn phòng nhập thất được xây cất kín đáo nhưng nó không hoàn toàn thiếu ánh sáng như nhiều người vẫn nghĩ. Trên nóc nhà có một lỗ hổng đục ra để ánh sáng có thể lọt vào bên trong, một bàn thờ nhỏ được đặt trong góc phòng và đặc biệt hơn nữa là một chiếc tủ khá lớn đựng kinh điển cho các tu sĩ nhập thất đọc tụng. Vị Lạt Ma trụ trì cho biết những căn phòng này không phải nơi để trừng phạt hay giam hãm ai, mà là chỗ để các tu sĩ có thể thiền định trong yên lặng tuyệt đối. Căn phòng khá rộng đủ chỗ cho vị tu sĩ đi đứng hoặc cử động cho dãn gân cốt. Mặc dù việc tập khinh công chú trọng vào quyền năng ý chí nhưng nó không có nghĩa là tu sĩ có thể chểnh mảng việc gìn giữ thân thể cho khỏe mạnh…”
Trích Đường mây qua xứ tuyết
Từ những kinh nghiệm của các bậc thầy tâm linh thế giới và trải nghiệm của bản thân, tác giả – diễn giả nổi tiếng Darshani Deane sẽ giải đáp những trăn trở ấy và rất nhiều vướng mắc khác qua 58 chủ điểm trong quyển sách này. Tác phẩm nổi tiếng Minh triết trong đời sống sẽ khơi mở tâm trí, giúp chúng ta con đường vượt khỏi những vướng mắc trói buộc tâm tưởng để đạt đến cảm giác an nhiên trong đời sống.
Ngọc sáng trong hoa sen (Tựa tiếng Anh: The Wheel of Life) là cuốn sách nói về cuộc du hành của ông tại châu Á. Xuất bản năm 1959, quyển sách được sự đón nhận nhiệt thành của độc giả với số bán kỷ lục trên một triệu bản ngay trong năm đầu tiên ra mắt. Cho đến nay, dù thời gian trôi qua, nhiều sự kiện đã thay đổi nhưng Ngọc sáng trong hoa sen vẫn là một trong những cuốn sách giá trị về phương Đông và thường được dùng làm tài liệu tham khảo trong các trường đại học.
“Chân lý chỉ có một nhưng con đường đưa đến chân lý biến hóa không biết bao nhiêu mà kể! Cũng vì thế mà nhân loại có nhiều tôn giáo hay sự tin tưởng khác nhau. Phải chăng cái mà ta gọi là “trung tâm” hay chân lý tuyệt đối đó thường được các tôn giáo gọi bằng những danh từ khác nhau như “Thượng đế” hay “Thần linh”? Hiển nhiên ngôn từ không quan trọng và không đáng để ý nhiều vì nó thường gây nên sự phân biệt, chia rẽ. Mục đích của con đường đạo là giải thoát, là làm sao bước vào được cái trung tâm hay hòa nhập vào cái chân lý tuyết đối kia. Khi đã đạt đến một trình độ nào đó thì tất cả mọi danh xưng đều trở thành vô nghĩa. Khi đã bước vào được trung tâm tĩnh lặng, đã ý thức được chân lý tuyệt đối thì người ta sẽ thấy tất cả những gì đang xoay chuyển bên ngoài đều chỉ là sự náo động vô ích mà thôi...” - Lời Hòa thượng Ninh Hải
Trích Ngọc sáng trong hoa sen
Trở về từ cõi sáng viết về đời sống sau khi chết. Nếu khi còn sống chúng ta biết và hiểu về sự chết thì chết không có gì là đáng sợ nữa. Những chuyện có thật trong Trở về từ cõi sáng do nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật sẽ hé mở cánh cửa huyền bí tiết lộ vài điều bí mật về bên kia cửa tử.
Trở về từ cõi sáng - Khi rời thể xác linh hồn nhẹ nhàng như bay.
Đã là con người, cho dù đẹp đẽ hay xấu xa, giàu có hay nghèo hèn, khôn ngoan hay khờ dại thì chúng ta cũng không sao tránh khỏi sự chết. Thế nhưng nói đến sự chết ai cũng sợ, cũng chính vì sợ mà không đi sâu tìm hiểu và chuẩn bị về mặt tâm lý để chấp nhận nó một cách nhẹ nhõm.
Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetian Book of the Death) viết về đời sống sau khi chết. Cuốn sách đã được nhiều người nghiên cứu và dịch thuật, nhưng vì nó quá hàm súc, khó hiểu nên một số học giả đã rút tỉa vài đoạn trong đó, khai triển rộng ra để an ủi những người đang đau khổ vì cảnh tử biệt.
Đọc Hoa sen trên tuyết độc giả sẽ nhìn thấy chặng hành trình đi tìm những câu hỏi lớn trong cuộc đời. Cũng như hiểu thêm đời sống nơi văn hóa tâm linh đang diễn ra ở vùng tuyết sơn Tây Tạng. Om Mani Padme Hum là câu thần chú linh thiêng nhất của người Tây Tạng và nó có nghĩa là “Hoa sen trên tuyết”.
Không trung thành với nguyên tác, với sự am hiểu sâu sắc về văn hoá Đông phương, thông tuệ triết lý nhà Phật, giáo sư John Vũ – Nguyên Phong phóng tác lại Hoa sen trên tuyết khá thành công. Bằng lối kể gần gũi, chân tình để những trải nghiệm và cảm xúc của Alan Havey, người đã từng đứng ở đỉnh cao trong nấc thang địa vị cuộc đời được truyền tải, chạm đến hầu hết người đọc. Bất kỳ ai cũng sẽ tìm thấy bản thân mình ở một khía cạnh nào đó qua lời kể của Allan.
Người Tây Tạng tin rằng, gió sẽ giúp họ lan truyền điều tốt đẹp, linh thiêng đến mọi nơi, muôn loài. Vì vậy họ khắc nó trên đá, trên gỗ, dệt trên vải… và cầu nguyện ngay cả khi đang đi trên đường hay ngoài chợ…
Sách của dịch giả Nguyên Phong