Khách hàng tiềm năng ngày nay nghiên cứu món hàng và cả người bán mà họ nhắm đến, thu thập thông tin họ cần và bắt đầu tự chẩn đoán vấn đề trước cả khi gặp bạn để mua hàng. Khách hàng tiềm năng ngày nay không cần hỏi thêm về những đặc tính và chức năng của món hàng vì những thông tin đó đã có sẵn trên internet. Họ hỏi người bán hàng nhiều câu hỏi hơn, hỏi hay hơn và khó hơn.
Trong một số trường hợp, buổi gặp bán hàng còn biến thành một cuộc thi kiến thức sản phẩm giữa khách hàng triển vọng và nhân viên bán hàng – mỗi bên đều tập trung vào việc cho người kia thấy mình thông minh ra sao thay vì cùng hợp tác hướng tới một giải pháp. Nếu bạn xuất hiện chỉ với một cuốn quảng cáo đẹp đẽ trên tay, một danh sách những câu hỏi mở và một bản thuyết trình PowerPoint soạn sẵn thì buổi gặp sẽ trở thành một cuộc đua nước rút với mục tiêu là bán được hàng đúng giá thay vì bán giá trị, hoặc nó sẽ trở thành một buổi tư vấn không công.
Sáng tạo, đổi mới từng là một lợi thế cạnh tranh, nhưng lợi thế đó hiện đang bị thu hẹp khi công nghệ cho phép các đối thủ mau chóng tìm ra các phương pháp tốt nhất và sử dụng chúng. Những yếu tố khác biệt biến mất, nhiều nhân viên bán hàng có vẻ ngoài và cách nói chuyện y như nhau. Để giành được một thương vụ, họ đành phải giảm giá. Điều đó tương đương với một cuộc chạy đua nước rút tới con số không và thiết lập một mối quan hệ mua bán chứ không phải quan hệ đối tác.
Vậy một nhân viên bán hàng phải làm gì? Làm thế nào bạn giành được những thương vụ trong môi trường mua bán mới mẻ này? Dưới đây là 5 lời khuyên bán hàng hữu ích mà bất kỳ nhân viên kinh doanh nào cũng nên biết: