Những bài viết về các ông trùm kinh doanh luôn là đối tượng được nhiều người quan tâm và theo dõi, nhưng có những sự thật không phải ai cũng biết.
1. Số lượng tỷ phú bùng nổ trong năm qua (trong thời kỳ đại dịch) lên tổng số hiện tại là 2.755 người.
Trong khi đó gần 20 triệu người trưởng thành Mỹ (hay 9% số người trưởng thành trên cả nước Mỹ) không đủ ăn hàng tuần, theo Trung tâm Ưu tiên Ngân sách và Chính sách.
2. Số tỷ phú này nhiều hơn 660 người so với năm ngoái - nghĩa là cứ sau 17 giờ lại có thêm một tỷ phú mới được gia nhập vào danh sách. Tổng giá trị tài sản ròng của họ là 13,1 nghìn tỷ USD, nhiều hơn 5 nghìn tỷ USD so với năm ngoái.
Nếu muốn so sánh những con số khổng lồ này với một khía cạnh nào đó, các tỷ phú trên thế giới có giá trị tài sản ròng cao hơn cả GDP của quốc gia giàu thứ hai trên thế giới là Trung Quốc.
3. Trên thực tế, trong tháng đầu tiên của đại dịch, các tỷ phú Mỹ đã cộng thêm 300 tỷ USD vào khối tài sản của họ.
4. Dù rất khó tin nhưng việc này không hề hiếm gặp. Sau cuộc đại suy thoái, tài sản của các tỷ phú đã tăng với tốc độ cao gấp 5 lần so với tỷ lệ tài sản trung bình của các hộ gia đình ở Mỹ.
5. Theo nhà kinh tế học Jeffrey Sachs, chi phí để chấm dứt nạn nghèo đói là khoảng 175 tỷ USD mỗi năm và phải duy trì trong khoảng 20 năm. Điều này có nghĩa là các tỷ phú trên toàn cầu có thể giải quyết tình trạng bần cùng của thế giới và vẫn còn gần 10 nghìn tỷ USD để dự phòng.
Nhà kinh tế học Jeffrey Sachs
6. Elon Musk hiện là tỷ phú giàu nhất thế giới, với 306,5 tỷ USD mang tên ông. Nghĩa là ngay cả khi bạn kiếm được 100 triệu USD mỗi năm, bạn vẫn sẽ mất 3.065 năm để đạt đến độ giàu có đó.
Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk
Nếu chia nhỏ hơn nữa, bạn phải là kiếm được khoảng 11.415 USD một giờ.
7. Tỷ phú giàu thứ hai thế giới - Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos - ước tính kiếm được 3.715 USD mỗi giây, cao gấp 3 lần rưỡi so với mức lương trung bình hàng tuần của hầu hết người Mỹ (984 USD mỗi tuần).
Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos
8. Để định lượng sự giàu có đó hơn nữa, đối với Bezos, chi 88.000 USD (gấp 2,5 lần mức lương trung bình hàng năm ở Mỹ) giống như tiêu 1 USD. Và đó là ước tính của năm 2018.
9. Trong suốt hai thập kỷ qua, tài sản của các tỷ phú Mỹ đã tăng từ 240 tỷ USD (đã điều chỉnh theo lạm phát) lên 4,18 nghìn tỷ USD vào tháng 3/2021. Con số này gấp 17 lần tổng tài sản của họ vào năm 1990.
10. Khoảng cách giàu có tồn tại ngay cả giữa các tỷ phú. Phần lớn (94%) có giá trị từ 10 tỷ USD trở xuống. Sau đó, 5% có giá trị từ 10 đến 30 tỷ USD, trong khi các "siêu tỷ phú" - chiếm dưới 1% tổng số tỷ phú - có giá trị tài sản là hơn 30 tỷ USD.
11. Các tỷ phú không chỉ có ảnh hưởng về kinh tế đáng kinh ngạc, họ còn trực tiếp tham gia vào nền chính trị. Theo series Giải thích của Vox trên Netflix, có "hàng tá" nhà lãnh đạo thế giới là tỷ phú. Ở Trung Quốc, có khoảng 100 tỷ phú trong Quốc hội.
Phiên họp Quốc hội tại Trung Quốc
12. Tỷ phú nào cũng sẽ thuê người - từ luật sư đến các nhà vận động hành lang - để đảm bảo thuế của họ được giữ ở mức thấp nhất thông qua các lỗ hổng pháp lý trong hệ thống pháp luật.
Họ cũng sử dụng các nguồn lực không bao giờ cạn kiệt của mình để tài trợ cho các nhà lập pháp và đầu tư vào các chính sách có lợi cho họ.
13. Nhìn chung, kết quả là các tỷ phú có thể giấu hơn 1/5 thu nhập của họ khỏi Sở Thuế vụ. Đúng vậy, 1% số tỷ phú trốn thuế nhiều đến mức số tiền "bị giấu giếm" chiếm hơn 1/3 số thuế liên bang chưa nộp.
Cục Thuế tại Washinton, Mỹ
Từ năm 1980 đến năm 2018, các khoản thuế mà các tỷ phú Mỹ phải trả (tính theo phần trăm tài sản của họ) đã giảm gần 80%.
14. Ngoài ra, họ còn có hệ thống tài chính ngoài khơi, nơi toàn bộ các hòn đảo được dành riêng để giúp các tỷ phú tránh thuế. Ví dụ, quần đảo Cook ở Nam Thái Bình Dương chuyên giúp những người giàu có giấu tài sản khỏi các "chủ nợ".
Quần đảo Cook ở Nam Thái Bình Dương
Tất nhiên, điều này đã được phơi bày một phần trong Hồ sơ Panama năm 2016 và Hồ sơ Pandora năm nay.
15. Kết quả là các tài khoản nước ngoài này, xấp xỉ 10% GDP của thế giới - tức là hàng nghìn tỷ USD – đã bị ẩn đi.
Điều này có nghĩa là đất nước đang thiếu hụt rất nhiều tiền lẽ ra được sử dụng để chi trả cho các dịch vụ công do chính phủ tài trợ.
16. Hơn nữa, các tỷ phú thậm chí có thể không biết tổng giá trị tài sản của họ là bao nhiêu, và những con số chúng ta biết có thể hoàn toàn sai lệch. Trên thực tế, 2/3 tài sản của hầu hết các tỷ phú không phải là thông tin được công bố rộng rãi.
17. Và việc liệt kê tài sản của họ không giúp ích được gì cho Sở Thuế vụ khi kém được tài trợ và thiếu nhân sự, thường không thể khiến các tỷ phú thực sự trả phần họ nên trả.
18. Tất nhiên, điều này đưa tất cả chúng ta đến với sự thật cuối cùng và kinh khủng nhất: Các tỷ phú hầu như không phải trả bất kỳ loại thuế nào, nếu họ muốn.
Theo các tài liệu của Sở Thuế vụ bị rò rỉ, Jeff Bezos và Elon Musk đều đã không đóng thuế thu nhập liên bang trong những năm trước. Điều này xảy ra là do những người có của cải "quá khổ" có thể chọn có hoặc không bị đánh thuế đối với sự tăng trưởng của tài sản này, và cũng bởi vì thu nhập từ lao động bị đánh thuế ở mức gần gấp đôi so với thu nhập từ vốn. Trên thực tế, những người như Mark Zuckerberg đã từng đòi hỏi mức lương 1 USD trong những năm trước. Đó là khởi nguồn cho việc các Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và Elizabeth Warren đề xuất thuế tài sản.
19. Nói một cách đơn giản: "Bạn sẽ không kiếm được một tỷ USD khi giảm và trả thuế thu nhập cố định cho nó. Điều đó sẽ không xảy ra".
Nữ tỷ phú Abigail Disney
Abigail Disney - cháu gái của Roy Disney (anh trai của Walt Disney), người có giá trị tài sản ròng là "chín con số" - đã nói như vậy.
Nhịp sống kinh tế