Streampunk - Chế nhạo, thể hiện và thiên kiến - Mặt trái của nền tảng video mở Youtube

16/03/2020 09:49
Streampunk - Chế nhạo, thể hiện và thiên kiến - Mặt trái của nền tảng video mở Youtube

Bị ít lượt xem trên YouTube có thể không gánh chịu những hậu quả nặng nề như việc bị từ chối bảo lãnh tại ngoại, nhưng dẫu sao vẫn là một câu chuyện hết sức đáng buồn…

Những nghịch lý của một nền tảng bình đẳng

Trái với định nghĩa “mở” mà YouTube đang theo đuổi, ở đó bất cứ ai cũng có cơ hội chia sẻ tiếng nói ngang nhau, vô số những câu chuyện đáng buồn của các youtuber da màu vẫn được chia sẻ mỗi ngày. Đó dường như là minh chứng về sự chế nhạo và thiên kiến luôn tồn tại, ở bất cứ đâu với những cộng đồng thiểu số yếu thế.

“Tôi để ý bất cứ khi nào có cái hình đại diện (thumbnail) là khuôn mặt tôi, tôi luôn cảm thấy không hay bằng thumbnail trên một hình vẽ hoạt hình. Cho dù hình vẽ đó là người da đen hay da trắng, vẫn có nhiều lượt xem hơn nếu để hình thật của tôi. Bởi vì tôi nghĩ nhiều người nhìn vào tấm hình với định kiến có sẵn trong đầu ‘OK, tên này sẽ chửi rủa xối xả; dùng những từ lóng của người da đen (còn gọi là N-words viết tắt của Nigger words); sẽ làm thế này; sẽ làm thế kia’. Nói cách khác, người xem ít khi nhấn vào xem một video khi biết tác giả là một người đàn ông da đen, ngay cả khi đó là một bộ phim hoạt hình có nhân vật là da đen”.

Đó là những tâm sự của Adande Thorne, người gốc Phi với gần năm triệu người đăng ký trên Youtube về những áp lực phân biệt màu da, sắc tộc anh gặp phải trên chính thư viện video do mình góp phần tạo nên. Đáng buồn là, hiện tượng này không phải là cá biệt.

Những bằng chứng chưa được chứng minh cũng cho rằng phụ nữ da màu còn đối mặt với những thiên kiến lớn hơn. Những nhà sáng tạo nữ da đen nói da càng sậm và tóc càng xoăn thì có lượng đăng ký kênh và lượt xem càng ít.

Thực tế chứng minh, trong cuộc cạnh tranh giành khán giả, một video của một người da đen được đề xuất có thể ít được chọn hơn của một người da trắng. Bản thân Youtube và nhiều nền tảng mạng xã hội khác đều đang chịu áp lực từ cái gọi là thuật toán người dùng - dĩ nhiên luôn mang nặng thiên kiến.

Các điều tra viên của tổ chức phi lợi nhuận ProPublica phát hiện được phần mềm dùng để đánh giá nguy cơ tái phạm của bị cáo da đen được viết cho kết quả gấp đôi đối với bị cáo da trắng. Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard phát hiện ra rằng sẽ dễ dàng tìm thấy lý lịch phạm tội của một cái tên mang gốc châu Phi hơn những cái tên khác trong các ứng dụng quảng cáo trực tuyến.

Cũng theo số liệu từ Hiệp hội Nghiên cứu Tính toán (Computing Research Association), trung bình người Mỹ gốc Phi chỉ chiếm khoảng 2% lực lượng lao động công nghệ cao mặc dù trình độ của họ cao hơn 4% so với đồng nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nếu những thuật toán không thiết lập bằng những quan điểm mang tính đa dạng cho dữ liệu đầu vào, họ vẫn đứng trước nguy cơ bị tác động bởi những thiên kiến tồn tại trong xã hội hiện tại.

Nỗ lực hàn gắn những lằn ranh công bằng từ Youtube

Từ phân tích những thuật toán đề xuất video xem tiếp; sự đa dạng trong đội ngũ nhân viên YouTube; đến việc trao thêm nguồn lực và cơ hội cho những nhà sáng tạo da màu.... Những năm vừa qua, bản thân Youtube cũng đang có những nỗ lực đáng kể trong việc điều chỉnh các thuật toán quyết định ai có thể xuất hiện trước màn hình hay câu chuyện về người nào đáng được kể hơn.

Michelle Phan, một trong những youtuber hướng dẫn làm đẹp người Mỹ gốc Việt sớm nhất trên YouTube, là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho thành công của đội ngũ phát triển.

Khi vẫn còn là học sinh trung học, Phan đã bị từ chối một công việc ở quầy trang điểm của hãng mỹ phẩm Lancôme tại một siêu thị gần nhà. Rất buồn nhưng không nản chí, cô bồi đắp niềm đam mê trang điểm của mình bằng cách xây dựng một kênh riêng. Không những có thể giúp cho khách hàng ở siêu thị gần nhà, mà Phan còn giúp hàng triệu khán giả tìm thấy vẻ đẹp của mình.

Chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi, từ một cô gái Á châu vô danh, nhờ các thuật toán ưu tiên, kênh của Phan nổi lên trong giới làm đẹp, khiến Lancôme đã mời cô trở thành nghệ sĩ trang điểm cho thương hiệu này. Sau đó, Phan đã thành lập công ty sản xuất video riêng để hỗ trợ cho các vlogger làm đẹp khác trước khi thành lập công ty theo mô hình subscription (đăng ký thành viên bằng cách đóng lệ phí định kỳ) vào năm 2012 mang tên Ipsy, giờ đây đã có giá trị lên đến hơn nửa tỷ đô-la Mỹ.

Rõ ràng, mặc dù có thể hiện thực chưa được lý tưởng như mong đợi, nhưng Youtube vẫn dò dẫm tìm ra một cơ hội để thay đổi cách mà ngành truyền thông đang vận hành.

----

Để hiểu hơn về hành trình thay đổi và định hướng người dùng của Youtube cũng như những mạng xã hội khác, bạn có thể tìm đọc cuốn Streampunk - “Kẻ nổi loạn định dạng lại ngành truyền thông”. Cuốn sách được chắp bút bởi chính Robert Kynck – Giám đốc kinh doanh của Youtube.


Gửi bình luận
(0) Bình luận