'Sợ người khác phật lòng', bạn sẽ không thể làm nên được việc gì lớn

07/04/2021 07:30
'Sợ người khác phật lòng', bạn sẽ không thể làm nên được việc gì lớn

Việc bạn cần làm, là vào những lúc cần thiết, chấm dứt sự nhiệt tình một cách mù quáng, thỉnh thoảng làm “người xấu” một lần, dũng cảm nói ra câu “không, tôi không muốn”.

Trong cuộc sống, bạn có phải là người như này hay không?

Khi muốn biểu đạt ý kiến và đối mặt với lợi ích, vì sợ xảy ra xích mích với người khác, vì muốn tránh xung đột mà sẽ chủ động hi sinh lợi ích của mình, phủ nhận ý kiến của bản thân để duy trì ảo tưởng về sự hòa hợp, hòa bình.

Một hai lần thì không sao, nhưng tới lần thứ 3, thứ 4 rồi lần thứ n, sẽ khiến bạn mất đi cái tư cách để đưa ra ý kiến và giành lấy lợi ích chính đáng cho mình. Bạn cho rằng sự nhượng bộ của mình sẽ có lại được sự tôn trọng, nhưng thực ra nó sẽ chỉ khiến người khác được nước lấn tới, không xem trọng giá trị của bạn hơn mà thôi.

Trước đó, tôi có đọc được một bài biết có tựa đề là "Đứa trẻ quậy phá, mệnh tốt nhất", cụ thể thì tôi không nhớ rõ, nhưng nội dung đại khái kể về câu chuyện của một cô gái.

Đó là N., một cô gái vô cùng nhiệt tình và tốt bụng, nhưng cô lại không giỏi trong các mối quan hệ ngoại giao cho lắm.

Ở công ty, vì để tránh tối đa việc khiến người khác phật lòng, cô giúp đồng nghiệp A dịch tài liệu vô điều kiện, giúp đồng nghiệp B đi mua đồ ăn dù có mất cả nửa tiếng trời cũng không than vãn, giúp đồng nghiệp C chỉnh sửa tài liệu dù có phải tan làm muộn hơn một chút.

Cô vốn cho rằng làm như vậy sẽ nhận được sự công nhận và tôn trọng của mọi người, không ngờ rằng, thứ cô nhận lại được lại là những lời "nhờ vả" kiểu sai khiến ngày một công khai và quá quắt hơn.

Vài tháng sau, một nhân viên mới tới công ty, cô nhân viên mới tên Y. này trẻ trung, năng nổ hơn N., chỗ ngồi trong văn phòng cũng đã hết, chỉ còn một chỗ ngồi cạnh cửa sổ, mùa hè nắng chiếu vào sẽ rất chói mắt.

Cô nhân viên mới không vui, vừa nhõng nhẽo vừa "làm loạn" lên một hồi, nhưng ai sẵn sàng đổi chỗ cho cô ấy?

Vậy là giám đốc và phần lớn nhân viên trong bộ phận đã tìm N. thương lượng, nói cô đổi chỗ cho Y. Nguyên nhân là nếu không đổi, Y. sẽ không vui, nhưng N. lại là người "hiểu chuyện" nên sẽ không như vậy.

Lúc này, N. mới hiểu ra được rằng, sự nhượng bộ của mình không đem lại bất kì sự tôn trọng nào, ngược lại chỉ khiến người khác được nước lấn tới.

Bạn thiết lập cảm giác an toàn của mình trên nền tảng "dĩ hòa vi quý", nhưng sự bình yên này lại được đánh đổi bằng quyền lợi, bằng sự tự tôn của bạn. Sự bình yên này mong manh như một tờ giấy trắng, và có thể bị rách bất cứ lúc nào chỉ với một cú chọc.

Sợ người khác phật lòng - còn giữ cái tâm lý này bạn sẽ không thể nên được việc gì lớn - Ảnh 1.

Mọi mối quan hệ trong cuộc sống đều nên được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, khi bạn không ngừng nhượng bộ, không ngừng đánh mất đi lập trường của mình, bạn sẽ phát hiện ra, khi quay lại nhìn người khác, bạn chỉ có thể ngước lên mà nhìn.

Cái hậu quả của việc không ngừng nhượng bộ đó là bạn sẽ ngày càng bị đẩy ra rìa, bị vô giá trị hóa, lâu dần bạn sẽ trở thành một "người tử tế" để mặc cho ai thích bắt nạt thì bắt nạt.

Sống ở xã hội này, đừng làm người "quá tử tế", tử tế quá chết nhanh lắm.

Đừng xem thường điều này, bởi lẽ một người không biết phản công lại người khác, cũng như không có kênh để trút bỏ những cảm xúc tiêu cực, sẽ rất dễ có xu hướng "tấn công", trút bỏ vào chính mình, và những người "quá tử tế" lại có xu hướng làm vậy lớn hơn.

Điều này nó không khác cái khái niệm "sống sĩ diện chết đền tội", nhưng ít nhất thì người ta còn vớt vát lại được cái sĩ diện, còn bạn thì sao? Cứ liên tục "tra tấn tinh thần" như vậy, bạn có sống vui vẻ, có sống khỏe mạnh được không?

Chúng ta từ nhỏ đã được giáo dục rằng phải tử tế, tốt bụng, hòa đồng với người khác, "sự thân thiện" là quy tắc an toàn nhất trong giao tiếp với mọi người. Nói chung, những người thân thiện luôn giữ nguyên hiện trạng, cố gắng tránh những thay đổi, kẻo gây lo lắng cho những người xung quanh.

Tuy nhiên, lòng tốt này thường trở thành chướng ngại vật chết người trên con đường thoát khỏi sự tầm thường và đạt được thành công của một người.

Chúng ta đối xử quá tốt với mọi người, nhưng ngược lại lại vô cùng nghiêm khắc với bản thân. Trong khi người chúng ta nên yêu thương, nên tử tế nhất lại là chính mình, thế gian này, có thứ còn quan trọng hơn cả cảm nhận của người khác, đó chính là nội tâm của bản thân.

Chúng ta đều nên yêu mình trước rồi hãy yêu người.

Sợ người khác phật lòng - còn giữ cái tâm lý này bạn sẽ không thể nên được việc gì lớn - Ảnh 2.

Nhà văn Liu Tong từng nói: "Đừng sợ một kiểu tính cách nào đó sẽ khiến bạn đắc tội với người khác, nên biết rằng thế gian này không tồn tại một kiểu tính cách nào mà không đắc tội với người khác cả, nếu đều phải đắc tội với người khác, vậy thì thôi hãy cứ là chính mình, đừng sợ đắc tội với họ, bởi lẽ, bạn hoàn toàn có thể gánh được cái hậu quả này."

Sự nhượng bộ tự làm tổn hại tới quyền lợi và lợi ích của bản thân sẽ chẳng thể đem lại cho bạn cảm giác an toàn, cảm giác an toàn của bạn vĩnh viễn không phải do người khác cho, cảm giác an toàn chỉ có thể là tự mình cho mình.

Nói cách khác, cảm giác an toàn không tới từ việc không đắc tội người khác mà tới từ việc bạn biết cách làm sao để ứng phó với mấy người mà bạn cho là mình đắc tội.

Người khác tôn trọng bạn là vì năng lực của bạn, chứ không phải là bộ dạng nịnh nọt lấy lòng của bạn.

"Người quá tử tế" có khuynh hướng lấy lòng người khác, hay nói cách khác là họ không biết cách từ chối. Họ cho rằng chỉ cần duy trì sự hòa thuận với người khác, vô điều kiện thỏa mãn yêu cầu của đối phương, đối phương sẽ thích họ.

Thực ra mọi giao tiếp đều như vậy, sự "xâm phạm" của người khác nó giống như một kiểu thăm dò vậy, thăm dò xem phạm vi lớn nhất mà bạn có thể tiếp nhận là tới đâu, bạn không kêu dừng, người khác sẽ được nước lấn tới, thậm chí còn trở nên quá quắt hơn.

Sợ người khác phật lòng - còn giữ cái tâm lý này bạn sẽ không thể nên được việc gì lớn - Ảnh 3.

Mọi người sẽ không tôn trọng một người không có chủ kiến, một người nhu nhược, người như vậy ở trong đám đông sẽ rất dễ bị coi thường, sẽ bị người khác cho là họ thiếu năng lực nên mới phải làm như vậy.

Lâu dần, dù bạn có năng lực, nhưng vì bạn không dám thể hiện ra bên ngoài, người khác cũng sẽ không công nhận, bạn sẽ không có chút địa vị nào trong tập thể, thậm chí không có được sự tôn trọng cơ bản nhất.

Vì vậy, đừng sợ làm phật lòng, hay từ chối người khác. Việc bạn cần làm, là vào những lúc cần thiết, chấm dứt sự nhiệt tình một cách mù quáng, thỉnh thoảng làm "người xấu" một lần, dũng cảm nói ra câu "không, tôi không muốn".

Đây không phải chuyện quá khó khăn gì, cứ nghe theo mong muốn của nội tâm là được. Chúng ta không cần phải từ bỏ lòng tốt, nhưng cũng hãy học cách tôn trọng chính mình.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025