Tâm lý học có một hiệu ứng mang tên "Hiệu ứng Ben Franklin ", và nó xuất phát từ một câu chuyện như sau:
Sau khi Franklin được bầu làm thư ký cơ quan lập pháp tiểu bang, ông muốn giành được sự ủng hộ của một dân biểu khác. Nhưng nghị sĩ này luôn không có thiện cảm với Franklin. Franklin nghe ngóng được rằng trong nhà nghị sĩ này có một cuốn sách quý hiếm nên đã viết thư mượn sách. Vài ngày, cuốn sách đã được gửi tới nhà ông.
Sau một thời gian, Franklin gửi lại cuốn sách kèm theo một bức thư cảm ơn vô cùng long trọng. Kể từ sau đó, người nghị sĩ đã thay đổi thái độ với Franklin, không chỉ chủ động chào hỏi mà còn chủ động thể hiện sự ủng hộ cho Franklin, hai người cũng đã trở thành những người bạn tốt của nhau kể từ đó.
Franklin đã tổng kết lại kinh nghiệm lần này rằng: những người giúp đỡ bạn sẵn sàng giúp đỡ bạn một lần nữa hơn là những người từng được bạn giúp đỡ. Nói cách khác, phương pháp tốt nhất khiến người khác thích bạn không phải là đi giúp đỡ họ, mà là để họ giúp đỡ bạn. Bởi lẽ trong quá trình làm phiền người khác, chúng ta đem lại cho họ cảm giác rằng "mình cần thiết", và rằng họ có giá trị.
Thắng được thiện cảm của người khác bằng cách đem lại cho họ cảm giác thành tựu, là chính là EQ đỉnh cao nhất của "hiệu ứng Ben Franklin".
Biết làm phiền người khác, ngược lại càng được yêu mến hơn
Rất nhiều người đều như vậy, khi gặp khó khăn, họ thích âm thầm một mình trải qua. Bởi lẽ không thêm phiền phức, không làm phiền người khác, có lẽ chính là một biểu hiện của sự trưởng thành. Nhưng, phàm là chuyện gì cũng chỉ dựa vào chính mình, nó đồng nghĩa với việc bạn đang cự tuyệt giao lưu, đang tự tách mình ra khỏi người khác trong vô thức.
Lâu dần, thế giới của bạn sẽ trở nên nhỏ hẹp, bản thân cũng sẽ sống rất nặng nề. Chúng ta luôn cho rằng làm phiền người khác là rước việc, là thêm rắc rối cho họ. Những cũng giống như một nhà tâm lý học từng nói: "Không làm phiền lẫn nhau, quan hệ cũng khó mà được thiết lập."
Giữa người với người, vốn dĩ giống như hai đường thẳng song song. Một lần nhờ vả đơn giản, có thể là nơi bắt đầu của giao điểm. Một lần dũng cảm mở lời, có lẽ sẽ gặt lại được những điều tốt đẹp hơn. Thực ra, sâu thẳm trong trái tim mỗi người, đều khao khát được cần đến.
Biết cách nhờ vả đúng lúc, đó mới thực sự là EQ cao.
Làm phiền lẫn nhau, hâm nóng tình cảm
Giữa người với người, luôn cách nhau một chiếc cửa sổ. Quá trình làm phiền người khác, chính là quá trình mở chiếc cửa sổ này.
Khi bước vào thế giới của đối phương, có lẽ bạn sẽ phát hiện ra, chỉ khi anh giúp tôi, tôi giúp anh, giữa hai người có nợ nần với nhau, duyên phận mới không đứt đoạn, tình cảm giữa người với người mới ngày càng sâu đậm.
Mọi thứ tình cảm trên thế giới này, đều cần sự tương tác tới từ hai phía. Một mối quan hệ không bao giờ nhờ vả nhau, sớm muộn gì cũng sẽ biến thành biển chết.
Chỉ khi biết làm phiền lẫn nhau, tình cảm mới được hâm nóng liên tục.
Làm phiền người khác, thái độ rất quan trọng
Có một tác gia từng nói: "Không thích làm phiền người khác là một thái độ đúng mực, biết cách làm phiền người khác lại là một kiểu trí tuệ."
Làm phiền lẫn nhau, kéo gần quan hệ lại với nhau. Nhưng nếu thái độ không đúng, mọi thứ sẽ có thể phản tác dụng.
1. Làm phiền người khác, phải có chừng mực.
2. Làm phiền người khác, phải biết ơn.
3. Hồi đáp, trả ơn cho họ đúng lúc.
Sống ở đời, không thể lúc nào cũng đơn phương độc mã. Biết cách làm phiền người khác là một biểu hiện của EQ cao, cũng là một hình thức khiến đôi bên cảm nhận được sự ấm áp, cảm nhận được giá trị của nhau.
Mong tất cả chúng ta đều học được cách mở lòng và nhờ vả người khác một cách đúng đắn.
Hãy hiểu nhau và sưởi ấm cho nhau khi đôi bên gặp khó khăn!
Theo Trí Thức Trẻ