Chúng ta có thể đã đọc ở đâu đó rằng: Muốn hòa đồng và thân thiện là phải nói chuyện nhiều với người khác. Tuy nhiên, khi bạn nói chuyện thường xuyên với ai đó mỗi ngày rồi chợt tuyệt giao trong im lặng thì bạn mới phát hiện ra rằng bạn và người đó đã lướt qua đời nhau rồi.
So với những người mồm mép, những người học cách im lặng vừa phải có sức lôi cuốn hơn. Một lần tôi đi sự kiện với một người bạn và gặp một người lạ tên là Tâm. Khi sự kiện sắp kết thúc, mọi người bắt đầu hỏi chuyện. Sau khi biết công việc của chúng tôi, Tâm bắt đầu nói về chủ đề này và các thuật ngữ "đao to búa lớn" trong nghề xen lẫn với các định kiến khác nhau và điều đó khiến chúng tôi cảm thấy khó chịu. Như đọc được nội tâm tôi, anh bảo rằng anh thấy sao nói vậy thôi nên mong chúng tôi bỏ qua. Khi tôi muốn bác bỏ một hoặc hai định kiến của anh về nghề nghiệp của mình và làm cho Tâm bỏ đi cái tính kiêu ngạo của anh ta thì bạn tôi không nói từ đầu đến cuối và đôi mắt của cô ngăn tôi lại.
Sau sự kiện, tôi hỏi riêng cô ta tại sao không tranh luận với anh kia cho rõ trắng đen. Cô mỉm cười và nói: "Khi không đồng ý điều gì, hãy sử dụng sự im lặng để bảo lưu ý kiến vì có cãi đi nữa thì chỉ mất thời gian của chúng ta. Bên kia đã sai, hãy để anh ta trình bày hết. Trò chuyện xã giao thì đừng quá quan trọng đúng sai."
Một khi bị hiểu lầm, một vài người không thể chờ đợi đối phương nói hết mà chen ngang vào để tranh luận nảy lửa với họ, khi gặp phải định kiến, họ sẵn sàng xắn tay áo lên thậm chí là xô xát để cãi cho bằng được.
Tìm lỗi của người khác, thường xuyên muốn "sửa lưng" họ để đúng ý bạn không hẳn sẽ khiến ai đó cảm kích bạn. Suy cho cùng, những người giỏi lắng nghe và không nói nhiều sẽ ngày càng có được lòng tin của mọi người.
Còn những người dùng những suy nghĩ rỗng tuếch để sửa lỗi và lấy danh nghĩa "giúp người khác sửa chữa sai lầm" thì tốt hơn hết là tránh xa họ ra. Nói chuyện với người khác đừng quá chú trọng vào một vài lỗi sai nhỏ nhặt của họ mà lên mặt dạy đời họ. Do đó, hòa đồng với người khác, không phải phân định ai giỏi hơn, đó mới là người thông minh thực sự. Đây là một loại tôn trọng người khác và là một cách tu luyện.
Do tính chất công việc, bạn sẽ gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người mỗi ngày và không khó để gặp những người như nhân vật Tâm trong đời mình. Họ thường xoa dịu tâm hồn người khác bằng câu nói: "Tôi có sao nói vậy, đây là những lời nói thẳng, thật lòng nên đừng bận tâm." Sau đó bắt đầu giết người trong âm thầm, đâm dao lung tung vào tâm hồn người khác. Họ chẳng khác gì sát thủ vô hình cả. Nhiều người sẽ bảo rằng thà rào trước như vậy đỡ hơn không nói mà làm. Có chắc là tốt hơn không? Hãy thử nếu bạn muốn biết.
Mỗi chúng ta đều học nói từ bé, nhưng phải mất cả đời để học cách im lặng.
Vậy làm thế nào để ăn nói có duyên? Bạn muốn báo cáo với sếp, gặp gỡ bạn bè đã không liên lạc từ lâu, xin lỗi người yêu, yêu cầu tăng lương, phát biểu chúc mừng, nghe phàn nàn... đều liên quan đến một điều, đó là: bạn có biết cách ăn nói không, bạn có khả năng hình dung tâm trạng của người đang nghe mình nói không, có muốn nghe bạn nói hay không.
Sau đây là 3 điều bạn nên chú ý khi giao tiếp:
Cách bạn nói chứng tỏ bạn là ai: Tôi vẫn nhớ khi mới ra trướng và nộp CV ứng tuyển cho một công ty, tôi luôn hỏi bản thân rằng mình muốn "đóng vai" gì trong buổi phỏng vấn và thể hiện sự chuyên nghiệp của mình như thế nào? Nói thế nào thì công ty tuyển mình? Thời điểm này là lúc bạn thể hiện khả năng "diễn xuất" của mình và bạn càng có khả năng "diễn" thì bạn càng có cơ hội chiến thắng.
Mỗi ngày làm việc trong công ty, chắc hẳn bạn đã từng suy nghĩ xem mình muốn đóng vai gì.
Ví dụ, trước mặt chồng, nếu bạn đóng vai một người vợ, người mẹ tốt, chồng bạn sẽ tôn trọng và ân cần với bạn; nếu bạn đóng vai người chủ gia đình, bạn sẽ quản lý cả gia đình và lời bạn nói ra rất có trọng lượng.
Cuộc sống hối hả, ai cũng bận rộn đến mức không thể bỏ vài năm để xem bạn là người như thế nào, vì thế ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Thật là thiệt thòi nếu bạn không có khiếu ăn nói, sẽ không ai quan tâm bạn đúng hay sai, người quen của bạn đều cư xử với bạn giống như những người xã giao mà thôi.
Hãy suy nghĩ về bản thân, nếu ai đó nói những lời khiến bạn khó chịu, liệu bạn có đủ kiên nhẫn để khám phá tâm hồn người ấy không? Gặp người như vậy nhất định phải bình chân như vại, âm thầm tránh xa.
Vì vậy, hãy nhớ, lời nói của bạn chứng tỏ bạn là ai.
Nếu ai đó khen, chỉ cần khen lại:
Trong một bữa tiệc, tôi vừa quen một người bạn. Khi chúng tôi gặp nhau tại một sự kiện, anh ấy khen tôi ngay câu đầu tiên: "Da cô đẹp quá, trông như ngôi sao ấy". Nếu là trước đây, tôi sẽ rất vui và nói: "Ôi, cảm ơn". Đây là câu trả lời tốt nhất mà tôi có thể nghĩ ra, nó rất hay và lịch sự.
Sau đó, tôi và người đó sẽ chẳng còn gì để nói và cuộc trò chuyện sẽ nhanh kết thúc. Vậy phải làm sao? Nhưng nếu bạn nhân cơ hội "chuyền bóng" lại: "Ồ tóc anh cũng đẹp y như ca sĩ XYZ đấy. Sau đó, cả hai sẽ có thể tiếp tục cuộc nói chuyện. Đây là gì, đây là xã giao.
Trong Thủy Hử có một đoạn như sau:
Lỗ Trí Thâm bắt nạt tiểu nhị ở quán rượu và Sử Tiến cũng tình cờ ở đó. Chứng kiến cảnh chướng tai gai mắt, vì vậy Sử Tiến không thể chịu đựng được và cả hai đánh nhau một trận ra trò. Chỉ với một vài chiêu, Lỗ Trí Thâm vô cùng ngưỡng mộ Sử Tiến là một Nam tử hán không muốn đánh nữa.
Đúng lúc này, áo của cả hai bị rơi ra trong lúc ẩu đả để lộ hình xăm của cả hai. Lỗ Trí Thâm khen ngợi hình xăm của Sử Tiến. Sử Tiến rất vui và nghe thấy lọt tai nên cũng khen lại những hình xăm của Lỗ Trí Thâm. Sau đó, hai người lập tức ngừng đánh nhau, biến giao tranh thành hòa bình, trở thành huynh đệ tốt của nhau.
Bạn thấy đó, lựa chọn khen ngợi đối phương là cách xử trí thông minh. Hai người bọn họ đều là chuyên gia hình xăm, Lỗ Trí Thâm nhìn thoáng qua Sử Tiến muốn nhất cái gì, Sử Tiến đương nhiên biết Lỗ Trí Thâm là chân thành, cảm thấy sau khi gặp được bằng hữu làm sao có thể sẵn sàng chiến đấu. Tất nhiên, Sử Tiến cũng rất đàng hoàng, đáp lại bằng lời khen và giao lưu lại với người khác.
Có một trò chơi team building thú vị, trong đó hai người cùng làm việc và khen ngợi nhau. Trong trò chơi này, hãy đánh giá lẫn nhau và khen ngợi một cách tích cực. Điều này đòi hỏi cả hai bên phải chọn đúng thời điểm, khám phá thế mạnh của nhau và cải thiện khả năng giao tiếp trong trò chơi này.
Học cách yêu cầu giúp đỡ:
Yêu cầu giúp đỡ không chỉ đơn giản là nhờ vả, mà đó còn là một biểu hiện của nghệ thuật giao tiếp. Làm thế nào để thuyết phục được đối phương mà xác suất thành công cao?
Hồng phàn nàn với Giang: "Tại sao mỗi lần tôi nhờ bạn giúp đỡ, bạn lại tránh né. Nếu Như nhờ thì bạn không ngần ngại chạy đến giúp cô ấy, tại sao lại thế?"
Sau khi bị Hồng phàn nàn, Giang cảm thấy rất có lỗi và cô đã nghiêm túc suy nghĩ về điều đó. Cô thấy rằng mỗi lần Như đến với mình không phải là nhờ vả hay sai biểu gì mà là mời cô hợp tác và việc đó có lợi cho cả đôi bên.
Như được cử đến thăm một khách hàng xa lạ, cô ấy muốn rủ Giang đi cùng, Như sẽ nói: "Bạn và khách hàng đó đã lâu không gặp nhau. Họ cũng muốn biết tình hình gần đây của bạn. Sẽ hay hơn nếu đi cùng nhau, bạn cũng có thể tìm hiểu xem họ đang làm gì. " Nhưng Hồng chắc chắn sẽ nói: "Tôi không biết khách hàng này, hãy đi cùng tôi, tôi sợ đi một mình lắm." Giang khó chịu khi nghe điều đó và cảm thấy Hồng giống như một đứa trẻ phải chăm lo từng chút một.
Dần dần, Giang đã tránh né Hồng.
Trên thực tế, cả Như và Hồng đều yêu cầu sự giúp đỡ giống nhau, nhưng cách họ nói khác nhau sẽ có kết quả hoàn toàn khác nhau.
Ngoài tìm người giúp đỡ, hãy biến việc lớn trở nên nhỏ hơn:
Tốt nhất bạn nên chia nhỏ những việc bạn muốn người khác làm thành các bước nhỏ cụ thể.
Tôi đã từng chứng kiến một bậc thầy trong ngành bán hàng chia sẻ cách ký một đơn hàng lớn kéo dài trong vài năm. Mẹo là chia đơn hàng lớn thành các giai đoạn nhỏ.
Đầu tiên, anh ta sẽ không đi thẳng vào vấn đề, vì anh biết nếu làm như vậy chắc chắn sẽ bị từ chối.
Anh ta luôn liên hệ trước với người phụ trách để xem anh ta có thể đến thăm xưởng hay không. Nếu đồng ý, anh ta có thể tìm hiểu thông tin chi tiết với người phụ trách khi tham quan xưởng. Sau khi thăm xưởng, anh sẽ tiến thêm một bước nữa, đó là hỏi đối tác xem có thể tham dự cuộc họp kỹ sư được không và nhân cơ hội này để thảo luận với các kỹ thuật viên.
Sau đó, anh ta có thể sửa đổi hợp đồng theo cách có mục tiêu để chắc chắn hơn. Trong bước tiếp theo, anh gặp lãnh đạo cấp cao hơn để tìm hiểu thêm chi tiết. Bằng cách này, từng bước, danh sách đã hoàn thành.
Nếu bị từ chối giữa chừng thì anh ta vẫn có những cách khác để xoay sở. Nhưng nếu dự án này bị từ chối ngay từ đầu, thì chẳng có cơ hội nào cả.
Chia một việc lớn thành nhiều việc nhỏ, xác suất thành công sẽ càng cao. Trên thực tế, nên xem xét vấn đề từ góc độ của bên kia. Thế mới nói, nếu bạn đứng trên lập trường và quan điểm của ngtơi khác để suy nghĩ một vấn đề, bạn sẽ trở thành một người biết cách ăn nói.
Bạn nói nhiều chưa chắc mọi người cần nghe, nhưng họ sẽ nghe bạn nói nếu bạn nói đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ và đúng trọng tâm. Hi vọng bạn sẽ học được cách khéo ăn nói để thành công.
Theo Pháp luật và bạn đọc