Niềm tin thông minh - Niềm tin mù quáng hay mất niềm tin: Bạn đang đeo loại kính nào?

22/11/2020 08:30
Niềm tin thông minh - Niềm tin mù quáng hay mất niềm tin: Bạn đang đeo loại kính nào?

Trích dẫn cuốn sách Niềm tin thông minh

Cặp Kính “Niềm Tin Mù Quáng”

Cực đoan mà nói, niềm tin mù quáng là niềm tin ngây ngô, cả tin, huyễn hoặc, lạc quan thái quá vào hầu như mọi người và mọi thứ. Đeo cặp kính “niềm tin mù quáng” đôi khi rất dễ dàng với nhiều người vì chúng  ta không cần nhiều nỗ lực hoặc suy nghĩ. Theo Eric Uslaner từ Đại học Maryland, dễ dàng là vì “chúng ta có khuynh hướng đặt niềm tin vào người khác từ rất sớm trong cuộc đời mình”. Thực ra, hầu hết trẻ con đều có khuynh hướng tin tưởng cao vào người khác, nhất là cha mẹ chúng.

Hiển nhiên là trẻ con cả tin hơn, vì vậy, chúng sáng tạo hơn. Nhưng tôi e rằng khi bước vào tuổi thiếu niên, điều đó sẽ thay đổi.

Charles Green - Nhà sáng lập, Trusted Advisor Associates

Thậm chí đối với người lớn – bất kể chúng ta từng có kinh nghiệm tồi tệ vì niềm tin mù quáng – tận sâu đáy lòng mình, hầu hết chúng ta thực sự muốn tin. Chúng ta muốn tin rằng bằng cách này hay cách khác, các chính khách của chúng ta sẽ thực sự làm những gì họ đã hứa… rằng đồng nghiệp của chúng ta thực sự đặt lợi ích của chúng ta trong trái tim họ… rằng một cơ hội đầu tư nào đó thực sự sinh lợi lớn mà rủi ro rất ít… rằng vợ/chồng mình thực sự có lời giải thích thỏa đáng về hành vi không đáng tin cậy của họ… rằng một e-mail đến từ một quý ông/bà giàu có ở một quốc gia xa xôi nào đó bỗng nhiên đề nghị tặng ta một gia tài khổng lồ và đáp lại ta chỉ cần đưa cho họ số tài khoản của mình mà không mất gì ngoài việc thừa hưởng cái gia tài ấy là sự thật, v.v...

Và vì chúng ta rất muốn những thứ như thế, cho nên chúng ta thường phớt lờ các rủi ro hay chứng cứ. Có câu nói rằng: “Cái gì ta hết sức muốn, ta tin một cách dễ dàng”. Và cái giá phải trả có thể là rất lớn. Khi chúng ta nhìn thế giới thông qua cặp kính “niềm tin mù quáng”, chúng ta trở thành con mồi béo bở cho phường trộm cắp, ma mãnh, và những kẻ lợi dụng sự cả tin của chúng ta. Nói cách khác, họ là những kẻ rất giỏi tạo niềm tin với chúng ta, và liền sau đó là “lột” sạch sẽ mọi thứ có giá trị của chúng ta.

Cái gì trông tốt đến mức không thể là thật, thì nó không phải là thật.

Mark Twain

Niềm tin mù quáng là cái tạo điều kiện cho Bernie Madoff lừa gạt các nhà đầu tư hàng tỷ đô-la, cướp đi của hàng ngàn người những khoản tnhiều rủi ro, và không phải là cách hành xử thông minh nhất trong thế giới có niềm tin thấp.

Cặp Kính “Mất Niềm Tin”

Còn thường xuyên hơn cả niềm tin mù quáng, chúng ta có khuynh hướng đeo cặp kính “mất niềm tin”. Chúng ta nhìn thế giới này qua những chiếc kính “hoài nghi” – và qua những gì chúng ta cảm nhận là hợp lý. Chúng ta bị dội bom hằng ngày bằng những tiêu đề lặp đi lặp lại các chứng cứ của cuộc khủng hoảng niềm tin hiện nay từ mọi góc độ. Ngoài ra, chính trải nghiệm của chúng ta lại xác nhận cho điều đó.

Stephen:

Tôi nhớ vào một lần nọ nhiều năm về trước khi tôi đi du lịch cùng cha mẹ tôi. Chúng tôi đến thăm một nước kém phát triển và có tiếng tham nhũng. Chúng tôi thuê một tài xế trông có vẻ đáng tin cậy để đưa chúng tôi đi thăm thú đó đây. Chúng tôi gửi lại cốp xe (có khóa) vài hộp đồng hồ và hộp quà tặng khác (tất cả được cho vào các túi xách của chúng tôi) trong khi chúng tôi đi tham quan. Khi quay lại, chúng tôi kiểm tra bên trong các túi xách để đảm bảo những chiếc hộp vẫn còn đó. Quả thật chúng vẫn còn nguyên đấy. Nhưng khi chúng tôi về đến Mỹ và mở ra, tất cả chỉ là những chiếc hộp rỗng!

Greg:

Cách đây nhiều năm, vợ tôi, Annie, và tôi hùn một khoản tiền khá lớn để thu mua gỗ được tháo dỡ từ những tòa nhà cao tầng cũ. Chúng tôi không bao giờ soi từng chi tiết các khoản thu chi trong vụ đầu tư này vì đối tác là người hàng xóm của chúng tôi. Anh ta đảm bảo với chúng tôi về sự chắc chắn của vụ hùn hạp đầu tư này và lặp đi lặp lại rằng chúng tôi có thể hoàn toàn tin anh ta. Hãy hình dung cú sốc của chúng tôi khi, vào một tối nọ, chúng tôi xem tivi và thấy vụ bắt giữ người hàng xóm này trên bản tin thời sự địa phương. Chúng tôi vỡ lẽ rằng anh ta bán đi bán lại số hàng ấy cho nhiều nhà đầu tư khác nhau, trong đó có chúng tôi!

Những kinh nghiệm như thế ảnh hưởng đến chúng ta ở cấp độ cá nhân. Hơn thế nữa, những kinh nghiệm đau thương – như phát hiện ra ai đó đã nói dối chúng ta, phát hiện vợ/chồng lừa dối mình, trải qua cuộc ly hôn khó khăn (với tư cách là vợ/chồng hoặc con), phát hiện bạn thân nói xấu sau lưng, tìm thấy ma túy trong phòng con mình, bị trộm ví tiền, phát hiện con mình bị ngược đãi ở nhà trẻ, hoặc có một đối tác kinh doanh thường xuyên thất hứa với mình – có thể làm bạn dễ dàng chuyển xu hướng tin rằng mọi người đều tốt sang khuynh hướng chẳng tin ai cả.

Cũng giống như niềm tin mù quáng, đôi khi chúng ta rất dễ đeo vào cặp kính “mất niềm tin”. Trên thực tế, nếu chúng ta bắt đầu đeo cặp kính “niềm tin mù quáng” và bị tổn hại nghiêm trọng, chúng ta thường đong đưa sang cực bên kia và đổi một cặp kính dày cộp của sự mất niềm tin và hoài nghi. Dường như đây là kiểu phản ứng tự nhiên trong thế giới có niềm tin thấp. Nó tạo cảm giác an toàn hơn, ít rủi ro hơn và chúng ta kiểm soát tốt hơn. Nó còn giúp chúng ta cẩn thận hơn và thông minh hơn.

Nó dường như thiết thực hơn trong một thế giới nghiện sự khẩn cấp, nơi sự tập trung chỉ dựa trên những lợi ích ngắn hạn thay vì sự bền vững dài hạn. Nhanh chóng chuyển sang mất niềm tin và hoài nghi là kiểu phản ứng phổ biến của xã hội đối với bất kỳ sự vi phạm niềm tin nào vì đó là chiếc đòn bẩy dễ dàng nhất để kéo, cho ta vỏ bọc phòng vệ và pháp lý tốt nhất. Hai ví dụ mà ai cũng có thể thấy là an ninh sân bay ngày càng gia tăng đến mức khó tin sau vụ 11 tháng 9, và đạo luật Sarbanes-Oxley theo sau vụ bê bối Enron và WorldCom vào đầu thập niên 2000. Cả hai biện pháp này rõ ràng đã đáp ứng cho mục đích của chúng, nhưng phí tổn vận hành chúng cũng rất đắt.

Đeo cặp kính “mất niềm tin” là chuyện dễ còn là vì nhiều người trong chúng ta được “lập trình” để không tin. Thậm chí ý nghĩa như chương trình Stranger Danger – một chương trình hữu ích được thiết kế để giúp trẻ em tự bảo vệ bản thân trước những “con thú săn mồi” – còn tạo điều kiện cho chúng ta trở thành những kẻ ngờ vực từ khi còn rất nhỏ, rồi lớn lên thành những người quá cẩn trọng và hoài nghi, đặc biệt khi chúng ta không bao giờ dừng lại để xem lại những “dòng lệnh” trước kia từ quan điểm của người trưởng thành.

Nhập mã TIKITDT10 giảm thêm 5% khi mua sách "Niềm Tin Thông Minh" do Tiki Trading phân phối: https://bit.ly/niemtinthongminh-tk. Thời hạn sử dụng đến hết ngày 31/11/2020. Số lượng mã giảm giá có hạn.

Trạm Đọc trích đăng |


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 30/10/2024