Gần đây, một người bạn cũ gửi vào nhóm lớp hình ảnh xà bông loại mới, nhờ chúng tôi mua ủng hộ.
Nghe nói tháng trước cậu ấy xin nghỉ việc, tự mình khởi nghiệp, sản xuất các mặt hàng xà bông chiết xuất từ thiên nhiên, nhưng buôn bán lại rất ế ẩm.
Vì hàng tồn còn quá nhiều, nên cậu ấy đành lên nhóm lớp cầu cứu mọi người.
Có vẻ như cậu ấy đang tích cực tìm lối thoát cho mình, nhưng thực tế bạn cùng lớp chỉ có thể giúp vài lần, không phải là nguồn khách hàng ổn định mà cậu ấy nên hy vọng.
Làm việc chăm chỉ là điều đáng trân trọng!
Nhưng nếu sự chăm chỉ của bạn diễn ra trong mù quáng, không có chiến lược xa hơn, vậy sẽ rất khó để phát triển.
Vì "nhặt hạt vừng" làm "mất quả dưa" là việc làm ngu ngốc!
Khi không có tiền, người ta thường có tâm lý muốn mau giải quyết tình huống cấp bách trước mắt mà hồ đồ làm mất nhiều hơn được.
Lúc mới tốt nghiệp đại học, Ngọc Linh, bạn cùng phòng kí túc xá của tôi xin làm việc ở một tạp chí sắp đóng cửa, lương tháng 5 triệu.
Với số tiền ít ỏi này, cô ấy phải chật vật sống trong một căn trọ nhỏ ở thành phố.
Để có thêm thu nhập, cô ấy đã nhận làm thêm những công việc bán thời gian khác nhau, công việc kiếm được nhiều tiền nhất là thu âm.
Cứ thu âm 5 giờ đồng hồ, cô ấy sẽ kiếm được 200 nghìn đồng.
Kiên trì được nửa năm, cơ thể phải hoạt động quá tải nên cô ấy lúc nào cũng thiếu ngủ, cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.
Sau này, khi ba cô ấy biết chuyện, đã mắng cho một trận. Cô ấy cũng nhận ra nếu cứ tiếp diễn thế này, tầm nhìn mình thật thiển cận. Chỉ vì muốn mua thêm một bộ váy mới, ăn ngon hơn mà lao đầu vào công việc không giúp ít cho tương lai, bản thân còn chẳng có mục tiêu phát triển lâu dài...
Suy nghĩ cẩn thận, cô ấy bắt đầu dùng số tiền kiếm được từ việc làm thêm để nâng cao trình độ. Sau nửa năm, đã suôn sẻ chuyển sang công ty mới với mức lương tăng gấp ba.
Cái giá cho mọi lựa chọn ngu ngốc chúng ta từng làm, còn lớn hơn nhiều so với với bề mặt nổi mà chúng ta thấy.
Trên mạng, một sinh viên đại học đã hỏi: "Làm cách nào để kiếm tiền khi còn là sinh viên?"
Câu trả lời nhận được nhiều lời khen ngợi nhất chính là:
"Đừng dùng thời kỳ giá trị gia tăng quý giá để đổi lấy một ít tiền. Không đáng! Khi ít tiền có thể tiết kiệm, nhưng ngược lại sẽ không có cách nào bù đắp thời gian và sức lực đã lãng phí."
Cuộc sống là quá trình phát triển lâu dài, nếu bạn không lập kế hoạch lâu dài, vậy chỉ có thể bị giới hạn bởi những khoản chi tiêu trước mắt.
Về lâu dài, dù có giải quyết được đợt khủng hoảng tài chính hiện tại, thì bạn cũng đã bỏ lỡ mất thời kì phát triển tốt hơn ban đầu.
Không ai chịu trách nhiệm trả giá cho sự không chuyên nghiệp của bạn!
Tôi đồng ý với việc biết càng nhiều kỹ năng càng có thể tạo ra nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Nhưng nếu bạn chỉ có hiểu biết sơ sơ, không ai muốn trả tiền cho sự thiếu chuyên nghiệp của bạn.
Vài năm trước, một đồng nghiệp mới đến công ty của chúng tôi.
Khi giới thiệu về bản thân, anh ấy đã nói mình là nhà văn trẻ, người lập kế hoạch quảng cáo và điều hành cấp cao.
Lúc đầu, nhiều đồng nghiệp quanh tôi đều trầm trồ khen ngợi, nhưng sau đó chúng tôi mới phát hiện ra, anh ta chỉ đang tự "nói quá" chính mình.
Một nhà văn mà ngay cả 2000 chữ cũng không thể viết trôi chảy.
Một điều hành cấp cao mà đưa sẵn phương pháp hoạt động được đề xuất từ lâu nhưng vẫn không thể chỉ huy.
Người lập kế hoạch quảng cáo mà đưa đề xuất nào cũng bị bác bỏ vì nội dung tệ...
"Nhân tài" thế này đã bị nhân sự sa thải chỉ trong vòng 1 tháng.
Trong "Tuân tử khuyến học" đã từng có một câu chuyện kể thế này:
Chuột chũi có năm kỹ năng, nó có thể bay, trèo cây, bơi lội, đào hố và chạy.
Tuy kỹ năng trông thì nhiều nhưng chẳng có cái nào hiệu quả.
Mỗi khi chuột chũi gặp phải thiên địch, nó thường không có lựa chọn nào khác ngoài việc dùng tay chụp chúng.
Đúng là chuột chũi có thể bay, nhưng chúng không thể vào nhà. Chúng có thể trèo cây, nhưng không thể trèo cao. Chúng biết bơi, nhưng không thể bơi xa. Chúng có thể chạy, nhưng cũng không thể chạy nhanh...
Bạn thấy đấy, đừng tham vọng làm giỏi luôn cả việc người khác khi việc trong tay mình còn chưa hoàn thành. Muốn học thêm kỹ năng là điều tốt, nhưng trước hết hãy cố gắng "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề."
Nỗ lực của bạn, đã đạt đến "nút" kiếm tiền chưa?
Bất kể ngành nào cũng vậy, những người dám kiêm trì đến cùng là những người kiếm được nhiều tiền nhất!
Hai năm gần đây, một anh thợ hàn đột nhiên nổi tiếng trên mạng. Nhờ dựa vào kỹ năng nghề nghiệp riêng biệt, anh ấy đã từ người bị cả làng chế giễu trở thành người có mức thu nhập cao nhất vùng.
Trước đây, anh thợ hàn này sống trên công trường; chuyển gạch, bán dép, phụ cửa hàng di động,... anh ta đều từng làm qua.
Điều thực sự mang lại bước ngoặt tốt đẹp trong cuộc đời anh ta chính là phát minh mà anh ta mày mò từ nhỏ: Một công cụ hàn!
Có nhiều lúc, bạn sẽ thấy ông trời thật bất công, rõ ràng bản thân đã bỏ ra nhiều nỗ lực như vậy vẫn chưa thành công. Những lúc thế này, hãy nhìn vào người lao động xung quanh mình:
Anh shipper đang chịu đựng cái nắng 40oC chở hàng, bà lão 80 tuổi không con cái còn ngồi bên vệ đường bán bó rau héo úa không ai nhìn tới,...
Bọn họ đều cũng rất nỗ lực, nhưng vẫn nghèo, nhưng họ vẫn không dừng lại mọi thứ vì bất mãn.
Cuộc sống tiếp diễn theo đạo lý như thế, bạn có buồn, nhưng không được nản chí, hãy cố gắng để nỗ lực của mình tăng lên. Kết quả cuộc sống được quyết định bởi sự lựa chọn của mỗi người.
Tôi tin chỉ cần bạn cố gắng hết mình, nhất định có thể thành công!
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị