Liệu chúng ta có đang quá hà khắc với bản thân mình?

Nguyễn Phương07/08/2022 08:00
Liệu chúng ta có đang quá hà khắc với bản thân mình?

Nhiều người tin rằng tự chỉ trích tạo ra nguồn động lực to lớn để tự tiến bộ, nó sẽ khiến bạn thiết lập những tiêu chuẩn cao hơn cho bản thân, giúp bạn “vận hành” cuộc sống của mình hiệu quả hơn và đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Hãy tưởng tượng rằng một người bạn tốt của bạn đang buồn bực vì họ đã thất bại khi đang làm việc gì đó quan trọng đối với họ - như thi trượt bài thi lái xe hay tổ chức một bữa tiệc nhưng nó không diễn ra như mong đợi. Lúc đó bạn sẽ nói gì với họ? Giờ hãy tưởng tượng những điều đó xảy ra với bạn. Bạn sẽ nói gì với chính bản thân mình? Liệu có sự khác biệt giữa hai trường hợp không?

Trong trường hợp đầu, hầu hết mọi người đều đối xử dịu dàng, quan tâm và ủng hộ với bạn của mình. Nhưng họ lại đối xử khắc nghiệt hơn với bản than mình rất nhiều, họ dùng những lời chỉ trích mà họ không bao giờ nói với người khác. (‘Tại sao bản thân lại có thể ngu ngốc đến thế?” ‘ Tại sao lại không chuẩn bị tốt hơn?’)

Bạn đã bao giờ bắt gặp những dòng suy nghĩ của bản thân như “Mình nên làm thế kia” hoặc “Mình phải làm thế này”, hoặc “Tốt hơn hết mình nên đề nghị như thế”? Freud đã tạo ra thuật ngữ “cái siêu tôi” để chỉ một phần trong chúng ta, có chức năng tương tự như lương tâm, nói cho chúng ta hành vi nào là được chấp nhận và hành vi nào là không chấp nhận được. Trong một số trường hợp, thái độ của bố mẹ cũng quyết định đến mức độ hà khắc của chúng ta với bản thân mình: cách nuôi dạy quá kỷ luật và nghiêm khắc có thể khiến con người ta hình thành thói quen hà khắc với chính bản thân mình.

Rất nhiều người tin rằng tự chỉ trích tạo ra nguồn động lực to lớn để tự tiến bộ, nó sẽ khiến bạn thiết lập những tiêu chuẩn cao hơn cho bản thân, giúp bạn “vận hành” cuộc sống của mình hiệu quả hơn và đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Thông thường, tự chỉ trích sẽ là phản ứng đầu tiên của chúng ta khi một điều gì đó diễn ra không đúng như ý muốn làm kích hoạt hệ thống phản ứng đối với căng thẳng của cơ thể và sản sinh cortisol và adrenaline. Mặc dù cơ chế này có thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi các mối đe dọa vật lý, tuy nhiên hầu hết những mối đe dọa mà chúng ta gặp phải ngày nay là những thách thức đối với hình ảnh của bản thân hoặc khái niệm về bản thân. Nếu chúng ta phản ứng lại chúng bằng thói quen tự gây áp lực, tự chỉ trích, thì chính chúng ta sẽ phải đối mặt với sự thương tổn cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Vậy bạn có thể làm gì để giảm tác động tiêu cực của tự chỉ trích lên cuộc sống hằng ngày? Câu trả lời rất đơn giản: hãy tốt bụng, và vị tha với chính bản thân - hay nói cách khác hãy đối xử với bản thân như cách bạn đối xử với một người bạn tốt đang gặp phải khó khăn.

Ví dụ về một vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống: bạn bất chợt thức giấc vào ban đêm và không thể nào quay lại giấc ngủ được nữa. Nếu bạn phản ứng lại theo một cách chỉ trích tiêu cực (như nói với chính bản thân rằng “Mình phải ngủ tiếp, ngày mai còn phải đi làm. Mình sẽ trở nên vô dụng nếu không thể quay lại giấc ngủ ngay bây giờ), bạn có lẽ sẽ cảm thấy căng thẳng, không thể ngủ được và rồi lại càng căng thẳng hơn, rồi cứ tiếp tục thức. Một cách phản ứng nhẹ nhàng và vị tha hơn sẽ làm giảm bớt áp lực cho chính bản thân bạn bằng cách nói những điều như: “Mình thấy ấm áp, thoải mái và rất thư giãn”. Nghịch lý thay, cơn buồn ngủ sẽ từ từ kéo đến.

Một ví dụ khác về một người thất bại trong kì thi rất quan trọng. Bạn phản ứng với họ bằng cách phê bình gay gắt: “Bạn đã thực sự thất bại. Nếu bạn muốn làm bất cứ thì gì trong cuộc đời mình thì bạn cần phải cố gắng hơn”. Liệu lời nói này sẽ động lực hay sẽ bào mòn đi sự tự tin và hình thành tâm lý sợ thất bại? Một phản ứng khác vị tha hơn như: “Tôi rất lấy làm tiếc khi bạn không thể đạt được kết quả như mong đợi. Mọi thứ có thể khó khăn đối với bạn lúc này. Hãy nghĩ xem điều gì có thể hỗ trợ bạn lúc này.” Bạn sẽ chọn cách nào để nói với bạn của mình?

Nếu bạn là một người có lòng trắc ẩn với bản thân, bạn vẫn có thể có những tiêu chuẩn cá nhân cao - bạn chỉ cần không hà khắc bản thân mỗi khi thất bại. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không còn sợ thất bại nhiều như trước nữa và sẽ bắt đầu lại sau thất bại.

Khi động vật có vú chăm sóc cho con của chúng, chúng sẽ bảo vệ những con non cho đến khi con non có khả năng tự vệ, oxytocin và endorphins - những chất giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác an toàn sẽ được sản sinh . Tương tự, hãy thể hiện lòng trắc ẩn với chính bản thân khi chúng ta cảm thấy bất an như nhận được sự an ủi từ bố mẹ. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng chỉ dạy:” nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, chỉ cần thực hành từ bi tâm. Và nếu bạn muốn bản thân hạnh phúc, chỉ cần thực hành từ bi tâm.”

Bạn có thể tham khảo thêm một số cuốn sách liên quan đến chủ đề thấu hiểu và phát triển bản thân như cuốn Yêu, Hiểu, Trưởng thành của tác giả Osho.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 30/10/2024