1. Ăn uống
Mỗi ngày, một người ăn khoảng 1.800 gram thực phẩm. Toàn thế giới tiêu thụ khoảng 14 tỷ kg mỗi ngày hay 160.000 kg thực phẩm mỗi giây. Nhưng có một vấn đề…khoảng 1/3 lương thực bị lãng phí hoặc bị bỏ đi, tương đương với 4.6 tỷ kg thực phẩm. Theo nguồn dữ liệu thế giới, nếu lượng thức ăn lãng phí này được quản lý hợp lý, nó có thể nuôi sống 2 tỷ người mỗi ngày và nạn đói sẽ bị xoá bỏ.
Chúng ta không khó để bắt gặp những người yêu thích vui chơi giải trí và nhậu nhẹt. Họ có thể dành cả ngày dài trong quán nhậu và nói những chuyện trên trời dưới biển, hay xếp hàng dài dằng dặc để mua được món ăn ngon. Chọn thưởng thức món ngon không phải là điều xấu nhưng vì nó mà lãng phí thời gian thì có lẽ không nên làm.
Chúng ta có thể học hỏi thói quen tiết kiệm đồ ăn của người Nhật. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua cụm từ “mottainai". Xuất phát từ giáo lý Phật giáo, mottainai là thuật ngữ nói về triết lý sống tiết kiệm và tránh lãng phí của người Nhật từ xưa đến nay. Với thái độ tiếc nuối trước sự lãng phí, làm mất đi giá trị ban đầu của đồ vật, người Nhật tuyệt đối không bỏ mứa đồ ăn. Theo họ, triết lý đề cao tính nhân văn rằng thiên nhiên hay tất cả đồ vật xung quanh ta đều mang linh hồn và giá trị vốn có của chúng. Do đó chúng ta cần phải biết học cách biết ơn, trân trọng giá trị đó và không được lãng phí giá trị bất kỳ đồ vật nào.
Trải qua bao thăng trầm, mottainai ngày nay đã trở thành phong cách sống tiết kiệm đáng ngưỡng mộ lan toả khắp thế giới và là niềm tự hào của người dân Nhật Bản.
2. Chi tiêu quá mức
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta quan sát thật kỹ sẽ thấy một số người chi tiêu quá mức sức khỏe cũng như tiền bạc để đạt được điều mơ ước.
Ví như những người truy cầu danh lợi vắt óc suy tính với mong muốn kiếm thật nhiều tiền và làm rạng rỡ tổ tông. Họ sẵn sàng chi tiêu hết thảy mọi thứ để đạt được nó.
Tuy nhiên, chính những điều này lại khiến họ chỉ có thể hưởng thụ tương lai tốt đẹp trên giường bệnh, họ không chỉ tiêu tán hết tài sản bản thân có mà còn mắc những khoản nợ không thể trả nổi.
3. Thể hiện bản thân
Chúng ta thường nghe câu nói rằng: "Thùng rỗng kêu to". Một người càng thiếu đi cái gì thì họ lại càng thích thể hiện bản thân ở phương diện đó. Họ cũng ý thức được rõ ràng bản thân còn yếu kém nhưng vì để giữ thể diện, những người này sẽ sẵn sàng khoa môi múa mép thể hiện bản thân là tài ba như thế nào.
Họ thường nói chiếc xe ô tô trong nhà trị giá bao nhiêu tiền, căn nhà lớn như thế nào, con cái giỏi giang ra sao, chồng kiếm được nhiêu tiền một năm… Tuy nhiên, trên thực tế những điều này chỉ là thứ phù hoa bên ngoài và không có nhiều ý nghĩa.
Lão Tử từng nói: "Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu". Nghĩa là: Một thương nhân đầu óc nhanh nhạy vô cùng hiểu cách cất giữ của cải, nên bề ngoài có vẻ như trống trơn, chẳng có gì. Người quân tử đạo đức cao thượng rất hiểu cách ẩn giấu đạo đức, bên ngoài trông như một người ngu ngốc, chậm chạp.
5. Thời gian
Hãy tưởng tượng có một ngân hàng ghi vào tài khoản của bạn 86.400 đô la mỗi sáng. Ngân hàng này không chuyển bất cứ khoản sai ngạch nào còn lại trong ngày và cũng không cho bạn chi trội. Hết một ngày, phần bạn chưa dùng hết trong ngày sẽ bị xóa.
Thực ra, mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như thế, đó chính là Thời Gian. Vậy nên, nếu bạn không biết cách tận dụng, người thiệt chính là bạn. Bạn không thể níu kéo quá khứ, cũng không thể cưỡng lại tương lai. Hãy sử dụng thời gian thật hợp lý, làm những điều có ích, bên cạnh những người ta yêu thương để không phải nuối tiếc…
Đối với người giàu, thời gian của họ là tiền bạc. Trong suy nghĩ của người giàu có, thời gian quý giá như sinh mạng. Do vậy, họ không chi tiêu thời gian một cách hào phóng vì những điều nhỏ nhặt đó. Họ sẵn sàng dành thời gian quý báu của bản thân để học tập, đầu tư kiến thức và kết giao với những người thành công.
Thời gian là vô hạn nhưng cuộc sống của chúng ta là hữu hạn. Nếu một người không biết trân quý thời gian, đánh mất rồi thì không thể lấy lại được.
Đối với người giàu có mà nói, họ coi trọng thời gian hơn sinh mệnh bản thân. Trong khung thời gian định sẵn, họ có kế hoạch sử dụng rất rõ ràng để không lãng phí một phút giây nào. Họ nghĩ rằng, thời gian được chia đều cho tất cả mọi người, ai tận dụng được thì sẽ đạt được thành công.
5. Coi trọng thể diện
Người châu Á thường chú trọng vào thể diện của bản thân. Tuy nhiên, thể diện là do chính bản thân biểu hiện ra chứ không phải ai mang tới. Đối với một người mà nói, bản thân phải tự biết tôn trọng mình thì mới mong được người khác coi trọng. Khi bản thân không tu dưỡng, không tôn trọng chính mình thì liệu có ai yêu quý và coi trọng?
Trong xã hội ngày nay, nhiều người quá xem trọng thể diện. Khi không buông được thể diện xuống, thời gian lâu dài sẽ khiến cơ hội thành công của họ cũng theo đó mà mất đi.
Hãy cam kết trở thành “người tài xế” điều lái bánh xe cuộc đời, đừng trở thành “hành khách” trên hành trình sống của chính mình. Luôn ý thức về quyền kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và cách hành xử của bản thân, bạn sẽ dần rèn luyện được “cơ bắp tinh thần” để tạo dựng cuộc sống hạnh phúc.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị