Nhận lời mời của một người luôn ngưỡng mộ mình, vị cao tăng đức cao vọng trọng cùng đệ tử đã tham dự một bữa tối do ông ta đứng ra tỏ chức.
Lúc dùng bữa, ông phát hiện ra rằng trong số những món chay ngon lành trên bàn của mình, cụ thể là trong đĩa rau xào có một miếng thịt lợn. Học trò của cao tăng nhìn thấy vậy liền cố tình dùng đũng lật miếng thịt ra, ý muốn để cho gia chủ biết mà sau đó trách phạt đầu bếp.
Không ngờ vị đồ đệ kia vừa lật miếng thịt ra, cao tăng đã lập tức dùng đũa giấu miếng thịt đó đi. Một lúc sau, vị đệ tử vẫn chưa hết bực tức lại cố ý dùng đũa gắp miếng thịt để lộ ra ngoài. Cao tăng thấy vậy, lại dùng đũa giấu miếng thị đi và thì thầm vào tai đệ tử của mình: "Nếu con còn lật miếng thịt ra, ta sẽ ăn nó."
Đệ tử nghe xong không dám lặp lại hành động đó nữa. Chỉ có điều ăn được một lúc thì có một thực khách đã phát hiện ra sự tồn tại của miếng thịt.
Chủ nhà cảm thấy không còn mặt mũi nào, định cho gọi đầu bếp ra, đúng lúc đó, cao tăng cười và vỗ vào tay ông ta, ra hiệu bảo không sao rồi gắp miếng thịt sang một bên và làm như không có chuyện gì xảy ra, tiếp tục dùng bữa, hóa giải bầu không khí khó xử.
Sau khi bữa tiệc kết thúc, cao tăng chào chủ nhà rồi ra về. Trên đường trở về chùa, đệ tử của ông vẫn chưa hết bực tức, hỏi thầy với giọng nghi hoặc:
"Sư phụ, đầu bếp làm bữa tiệc tối vừa rồi rõ ràng là biết chúng ta đều là người xuất gia, cả bàn đều toàn là đồ chay, tại sao anh ta lại cố ý để một miếng thịt vào đồ chay chứ? Hành động của con khi nãy chỉ là muốn cho chủ nhà biết và chỉnh đốn ý đồ xấu của đầu bếp mà thôi."
Ảnh minh họa.
Cao tăng cười, nói: "Cho dù là cố tình hay vô ý, thì con người đều có lúc phạm sai lầm. Nếu chúng ta để cho chủ nhà nhìn thấy miếng thịt trong đĩa rau, vì thể diện, trong cơn tức giận, ông ta chắc chắn sẽ xử phạt đầu bếp, thậm chí cho đầu bếp thôi việc. Đây không phải là việc ta muốn thấy. Chúng ta xử lý mọi việc tất nhiên phải hợp lý nhưng tuyện đối không được tuyệt tình."
Nghe đến đây, vị đệ tử mới tỉnh ngộ, hối hận cúi đầu xin lỗi thầy: "Học trò biết mình sai rồi ạ, học trò thật lỗ mãng!"
Lời bình
Trong câu chuyện này, chúng ta không có cách nào để biết vị đầu bếp có cố tình bỏ miếng thịt vào đĩa rau hay không, cũng có thể ông ta định đứng ngoài đợi xem chuyện cười giữa hai thầy trò, tuy nhiên nghe được cuộc đối thoại của họ mà cảm thấy xấu hổ;
Hoặc cũng có thể vì quá bận rộn mà đầu bếp đã bỏ nhầm miếng thịt vào nguyên liệu làm đồ chay, đến khi biết cao tăng không so đo tính toán với mình, ông ta sẽ cảm nhận được sự khoan dung của nhà sư và tỉnh ngộ.
Con người vẫn thường phạm phải sai lầm, khi chúng ta phạm sai lầm, nếu người khác sẵn sàng cho chúng ta một cơ hội để sửa sai thì khi người khác phạm sai lầm, chúng ta có sẵn sàng cho họ một cơ hội để thay đổi không?
Con người xử lý mọi việc bằng cái lý nhưng cũng cần nghĩ đến cái tình, không nên đẩy người khác vào đường cùng, thay vào đó hãy để cho họ một lối thoát, giúp người nhưng đó cũng chính là giúp mình.
Con người không nói chuyện theo lý lẽ sẽ là một nhược điểm nhưng nếu chỉ nói chuyện lý lẽ, đó cũng là một điểm không hay. Một người có thể "lý trực trí hòa", giải quyết sự việc thấu tình đạt lý, chắc chắc sẽ khiến người khác phải kính nể, thậm chí có thể thay đổi được người khác, thay đổi được hoàn cảnh.
Đức dày có thể tải được vạn vật, bất luận là vô tình hay cố ý, hãy để một đường lui cho người đắc tội với mình, chắc chắn chúng ta sẽ không bị thiệt mà có lúc, chúng ta sẽ nhận được kết quả ngoài mong đợi.
Trí thức trẻ