Liệu ai mới là cao thủ xứng đáng giành vị trí đứng đầu võ lâm?
Trong số 15 tiểu thuyết kinh điển của Kim Dung, chỉ có các nhân vật chính trong Thiên Long Bát Bộ, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Bích Huyết Kiếm, Thư Kiếm Ân Cừu Lục, Tuyết Sơn Phi Hồ, Phi Hồ Ngoại Truyện, Liên Thành Quyết, Hiệp Khách Hành và Việt Nữ Kiếm mới đạt đến trình độ võ công thượng thừa. Theo trang tin Sohu, các nhân vật chính trong Bạch Mã Khiếu Tây Phong, Lộc Đỉnh Ký, Uyên Ương Đao thì võ công không đủ tầm để tham gia Hoa Sơn luận kiếm, nếu có góp mặt cũng chỉ có thể là khán giả mà thôi.
Dưới đây là 14 nhân vật chính có đủ khả năng tham gia Hoa Sơn luận kiếm, cao thủ có võ công cao cường nhất sẽ là người chiến thắng cuối cùng. Họ là những ai
Vị này có võ công khá đơn điệu, chủ yếu là Hồ Gia đao pháp, Hồ Gia quyền, Xuân Thuần chưởng, Tứ Tượng bộ, Tây Nhạc Hoa quyền, Bát Quái chưởng. Ngoại trừ Hồ Gia đao pháp, các môn võ công khác chỉ là phụ trợ, đối mặt với Miêu Nhân Phượng lúc về già khó khăn để giành chiến thắng. Trong truyện cũng có nói rõ, nếu Miêu Nhân Phượng trẻ lại 20 năm thì Hồ Phỉ không thể thắng được.
Nhân vật này tuy các loại võ công không nhiều bằng Hồ Phỉ, nhưng lại là người tu luyện Hồ Gia đao pháp đến cảnh giới cao nhất. Tuy đã từng giao đấu với Miêu Nhân Phượng lúc đỉnh cao trong 5 ngày 5 đêm bất phân thắng bại nhưng trong truyện cũng nói rõ nhược điểm của Miêu Nhân Phượng, còn Hồ Nhất Đao thì không có nhược điểm.
Thư Kiếm Ân Cừu Lục là tác phẩm đầu tay của Kim Dung, ban đầu được xây dựng theo hướng Trần Gia Lạc sẽ sử dụng Giáng Long Thập Bát Chưởng, nhưng sau đó đã bị xóa bỏ. Nếu truyện diễn biến như vậy, Trần Gia Lạc chắc chắn sẽ đạt đến đẳng cấp Tứ Tuyệt của Kim Dung. Về sau, Trần Gia Lạc sở hữu các tuyệt kỹ võ công như Bách Hoa Thác Quyền, Bào Đinh Giải Ngưu Chưởng.
Địch Vân là nhân vật chính bi kịch nhất, tự sát bằng cách cắn đứt ngón tay và bẻ gãy xương quai xanh, may mắn được Thần Chiếu Kinh hồi sinh. Cuối cùng, nhờ vào Huyết Đao Kinh mà đánh bại Hoa Thiết Cán.
Đây là người có võ công cao cường nhất trong các tác phẩm của Kim Dung với bối cảnh thời nhà Thanh. Người duy nhất có thể cạnh tranh với cao thủ này là Địch Vân.
Nhân vật có kiếm pháp được miêu tả có phần thần kỳ, nhưng xét về kiếm pháp thì so với Độc Cô Cửu Kiếm vẫn còn kém một chút.
Quách Tĩnh nắm trong tay các môn võ công thượng thừa như Cửu Âm Chân Kinh, Giáng Long Thập Bát Chưởng, tuyệt chiêu của Toàn Chân Giáo. Tuy nhiên, vào thời điểm Anh hùng xạ điêu, Cửu Âm Chân Kinh của Quách Tĩnh vẫn chưa đại thành, Giáng Long Thập Bát Chưởng cũng chỉ mới luyện thành nên chỉ có thể xếp ở vị trí này.
Lệnh Hồ Xung là nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ. Ngoài Độc Cô Cửu Kiếm, Lệnh Hồ Xung còn sở hữu hai môn thần công đó là Hấp Tinh Đại Pháp và Dịch Cân Kinh. Xét trong bối cảnh Tiếu Ngạo Giang Hồ, khi Lệnh Hồ Xung chỉ mới luyện thành Độc Cô Cửu Kiếm và Hấp Tinh Đại Pháp thì rất khó lọt vào top 5.
Võ công của Dương Quá khá hỗn tạp gồm Ngọc Nữ Tâm Kinh, Toàn Chân Kiếm Pháp, Cáp Mô Công, Nghịch Hành Kinh Mạch, Đả Cẩu Bổng Pháp, võ công trong Cửu Âm Chân Kinh, Đạn Chỉ Thần Thông, Ngọc Tiêu Kiếm Pháp tất cả đều đạt đến cảnh giới tối cao. Vào thời điểm Hoa Sơn luận kiếm, Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng gần như là một chiêu thức vô dụng, trừ khi các nhân vật chính khác muốn giết Tiểu Long Nữ thì Dương Quá mới có thể sử dụng.
Tuy nhiên, Dương Quá đã mất đi một cánh tay, điểm yếu này đã bộc lộ rõ trong trận chiến với Chu Bá Thông tại Bách Hoa cốc.
Thạch Phá Thiên là nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết Hiệp khách hành. Đây lại là một tác phẩm võ hiệp chưa thực sự hoàn thiện, về cơ bản khá lộn xộn. Giang hồ chỉ có hai bang phái, thời gian trong giang hồ chỉ vỏn vẹn hai ba mươi năm. Toàn bộ giang hồ chỉ cần một cao thủ tam lưu cũng có thể xưng bá võ lâm. Một người không có nội công vậy mà có thể đánh ngang ngửa với người đứng đầu giang hồ, cho dù sau này người trên Hiệp Khách đảo lợi hại đến đâu thì cũng khó tránh khỏi sự phóng đại.
Như vậy, thực lực thực sự của Thạch Phá Thiên phải ở đẳng cấp Tứ Tuyệt của Kim Dung. Sở dĩ Dương Quá xếp sau Thạch Phá Thiên là do chỉ có một tay.
Cao thủ này cũng là một trong những nhân vật chính có võ học số một trong các tác phẩm của Kim Dung. Các môn võ công mà anh ta học đều là tuyệt học đỉnh cao như Cửu Dương Thần Công, Càn Khôn Đại Na Di, Thái Cực Kiếm, Thái Cực Quyền và võ công Thánh Hỏa Lệnh. Tuy nhiên, chính tính cách của Vô Kỵ đã quyết định đến cảnh giới võ học. Khi đối mặt với ba sứ giả Vân Long chưa từng gặp mặt, Trương Vô Kỵ đã rất lúng túng, suýt chút nữa mất mạng dưới tay Chu Chỉ Nhược.
Điểm mạnh nhất của Càn Khôn Đại Na Di là phát hiện ra sơ hở trong võ công của đối thủ khi giao đấu, nhưng Trương Vô Kỵ chưa bao giờ làm được điều này, dẫn đến việc đối mặt với ba sứ giả Vân Long rất chật vật.
Khả năng ứng phó và lĩnh ngộ võ học của anh ta rất bình thường, lý do luyện được nhiều môn võ công như vậy là nhờ vào Cửu Dương Thần Công.
Kiều Phong được mệnh danh là chiến thần số một trong các tác phẩm của Kim Dung. Trong truyện, tác giả chỉ dùng một câu để miêu tả võ công của Kiều Phong: "Mọi loại võ công đều học một biết mười, học một thành thạo".
Đoàn Dự tuy chỉ có Lục Mạch Thần Kiếm, Lăng Ba Vi Bộ và Bắc Minh Thần Công. Về cơ bản, Đoàn Dự ở cự ly gần có thể hút nội lực của đối thủ, ở cự ly xa có thể sử dụng Lăng Ba Vi Bộ hoặc Lục Mạch Thần Kiếm, thật khó tưởng tượng ai có thể chống đỡ sức tấn công như vậy.
Cao thủ duy nhất có thể đánh bại Đoàn Dự, chính là Hư Trúc. Hư Trúc cũng sở hữu Bắc Minh Thần Công, không sợ bị hút nội lực, hơn nữa nội lực của bản thân lại cực kỳ thâm hậu.
Ngoài ra, Hư Trúc còn có Thiên Sơn Chiết Mai Thủ có thể hóa giải mọi loại võ công trên đời, có Tiểu Vô Tướng Công mô phỏng mọi loại võ công, thực sự là công thủ toàn diện. Không chỉ vậy, Hư Trúc còn sử dụng Đả Cẩu Bổng Pháp và Giáng Long Thập Bát Chưởng, quả thực quá mạnh.
Như vậy, các nhân vật chính trong các tác phẩm của Kim Dung tham gia Hoa Sơn luận kiếm, Hư Trúc chính là cao thủ mạnh nhất võ lâm.
Tổng hợp