Dám nghĩ lớn - Bốn biểu hiện căn bản nhất của căn bệnh 'tự bào chữa'

Nguyễn Phương27/08/2022 16:00
Dám nghĩ lớn - Bốn biểu hiện căn bản nhất của căn bệnh 'tự bào chữa'

Bốn biểu hiện căn bản nhất của căn bệnh “tự bào chữa” – nguyên nhân dẫn đến thất bại vô phương cứu chữa

Tôi đã già quá rồi hoặc tôi còn quá trẻ để làm điều đó.

Đổ lỗi cho tuổi tác là một chứng bệnh khiến bạn cảm thấy tuổi tác của mình không phù hợp để làm bất cứ việc gì. Chính cái cớ này đã khiến hàng trăm nghìn người để vuột mất những cơ hội quý giá.

Đừng bận tâm đến tuổi tác. Trên đồng ruộng, một chú bé sẽ trở thành một người đàn ông, nếu chứng minh được là mình có khả năng đảm đương những việc mà người đàn ông trưởng thành thường làm. Tuổi tác lúc đó chẳng có ý nghĩa gì cả.

Tôi không được may mắn như người ta.

Hãy giả định người ta dùng may mắn để cải tổ hãng General Motors. Nếu may mắn là nhân tố quyết định ai làm gì, ở vị trí nào thì tất cả các doanh nghiệp Mỹ sẽ phá sản. Nếu General Motors được cải tổ hoàn toàn dựa trên may mắn, khi đó, nếu muốn tìm chọn ban quản trị của công ty, người ta cứ việc ghi họ tên của tất cả nhân viên vào trong một cái thùng để bốc thăm. Cái tên đầu tiên được lấy ra sẽ là chủ tịch hội đồng quản trị, cái tên thứ hai sẽ là phó chủ tịch hội đồng quản trị và cứ tiếp tục như thế cho đến những chức danh thấp nhất trong công ty.

Nhưng mà sức khỏe của tôi không được tốt lắm.

Cái nguyên cớ “sức khỏe không tốt” vẫn hàng ngày được sử dụng làm lời bào chữa, mỗi khi ai đó không làm được những gì mình muốn, không dám nhận lãnh những trách nhiệm lớn hơn, không kiếm được nhiều tiền hơn, hay không thể đạt được thành công.

Bạn có thể nhận thấy: tất cả những người thành đạt chưa bao giờ dùng sức khỏe làm cái cớ cho những thất bại của mình.

Một buổi trưa nọ, sau khi hoàn thành buổi diễn thuyết ở Cleveland, một anh bạn khoảng 30 tuổi xin gặp riêng David J Schwartz – tác giả cuốn sách Dám nghĩ lớn: “E rằng những ý tưởng của ông chẳng thể giúp được gì cho tôi vì những cơn đau tim cứ liên tục hành hạ khiến tôi không thể làm gì được, tôi đã đến gặp 4 vị bác sĩ khác nhau nhưng không ai phát hiện ra tim tôi có vấn đề gì.”

David đáp: Thực ra tôi không có kiến thức về tim mạch, nhưng nếu ở vào hoàn cảnh của anh thì tôi sẽ làm 3 điều:

- tôi tìm đến thêm một chuyên gia thứ 5 về tim mạch giỏi, nhờ ông ấy khám kỹ lưỡng. Biết đâu anh đang có một trái tim hoàn toàn khỏe mạnh thì sao? Còn nếu cứ tiếp tục lo lắng, rất có thể anh mắc bệnh tim thật đấy.

- tôi tìm tới và đọc cuốn sách: Nếu chỉ còn một ngày để sống.

- tôi sẽ sống hết mình cho đến hơi thở cuối cùng và làm những điều mà bản thân tôi muốn.

Nhưng phải có trí tuệ thì mới thành công được.

Tiến sỹ Edward Teller – nhà vật lý lỗi lạc của Hoa Kỳ từng nói: “Để trở thành một nhà khoa học, một đứa bé không cần phải có bộ óc phản xạ nhanh như chớp, không cần một trí nhớ thần kỳ, cũng không cần những điểm số quá cao. Điều duy nhất quan trọng là đứa trẻ đó phải thực sự đam mê khoa học.”

Lòng đam mê, sự nhiệt tình luôn là những yếu tố quan trọng trong mọi lĩnh vực. Chỉ cần có đủ niềm đam mê để thực hiện công việc đến nơi đến chốn - ắt hẳn sẽ tốt hơn nhiều so với người có thừa trí tuệ nhưng không biết sử dụng vào việc gì. Khi có đam mê là bạn đã nắm được chắc chắn 95% khả năng thành công.

Lược trích từ bộ sách Dám nghĩ lớnDám nghĩ nhỏ - Nếu bạn quan tâm về chủ đề khoa học hành vi, cũng như đang tìm kiếm những cuốn sách giúp mình thực hiện ước mơ một cách sáng tạo nhất, khám phá tại sao năng lực tư duy lại quan trọng hơn trí thông minh, xác định rõ mục tiêu chiến lược từng giai đoạn cuộc đời thì bạn có thể tham khảo bộ sách này.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 27/04/2024