Hai năm trước, một đồng nghiệp của tôi đã viết một bức thư cho lãnh đạo. Sau khi xem nó xong, sếp đã nói với anh ấy: "Cả đêm tôi không ngủ được, bức thư của bạn khiến tôi phải suy ngẫm thật lâu!"
Nội dung bức thư thế này:
Trong hai năm, tôi đã thay đổi công việc nhiều lần, từ nhà phát triển WAP chuyển sang làm quản lý mạng. Nơi làm có thời gian ngắn nhất là 11 ngày, dài nhất thì làm tới bây giờ. Vào thời điểm đó, tôi còn khá hoang mang, không biết mình nên làm gì. Và nhảy việc là cách để tôi tiếp thu kiến thức mới, nhưng nhảy việc cũng khiến tôi trở nên dễ nóng nảy hơn rất nhiều.
Khi đến với môi trường mới này, tôi cảm thấy khá tốt. Lúc đầu, tôi đã quyết tâm sẽ làm việc thật chăm chỉ. Trong đầu tôi nghĩ ra rất nhiều dự án, và tôi muốn công ty có thể thực hiện nó. Nhưng cách cư xử của bạn và nhiều việc xảy ra trong công ty khiến tôi thấy rất thất vọng.
Tôi nghĩ rằng chỉ khi làm việc với một nhà lãnh đạo khôn ngoan, quyết đoán và sáng suốt, thì tôi mới có thể phát triển con đường tương lai của mình ở đây. Đã từng làm việc với nhiều công ty tư nhân, nên tôi hiểu nỗi khó khăn của ông chủ, vì vậy trong quá trình làm việc tôi hiếm khi bày tỏ sự không hài lòng của mình. Nhưng nay tôi không thể chịu đựng được nữa, vì thế muốn xin từ chức.
Chỉ là có một số điều, tôi nghĩ vẫn nên nói với sếp:
1. Là một ông chủ, có vài điều nhỏ nhặt anh không nên quá bận tâm. Người làm sếp thì nên làm những việc có trình độ tương đương, những việc lớn, chứ không phải suốt ngày nhìn chằm chằm vào khuyết điểm của nhân viên, việc này sẽ khiến người ta cảm thấy rất khó chịu.
Ví dụ: Máy tính kia nên để ai sử dụng, tại sao nhân viên kia lại hay đi muộn về sớm, hoặc những việc thanh toán... Những chuyện đó đã có bộ phận nhân sự và kế toán lo, sếp không nên tự làm hỏng hình ảnh của mình.
Tôi chưa bao giờ thấy có vị lãnh đạo nào đích thân tính tiền lương hàng năm cho nhân viên, rồi lại đích thân gửi đi? Bạn làm như vậy, chẳng phải đang tự tạo thêm lượng công việc cho mình hay sao?
2. Tiết kiệm chi phí văn phòng là tốt, nhưng bạn lại đề nghị nhân viên sử dụng Internet trong tầm giới hạn, không được sử dụng quá nhiều bút viết, gọi điện cho khách hàng cũng không được vượt quá số tiền điện thoại, tiền xăng, xe cộ cho nhân viên thì không nhiều... Làm như vậy, nhân viên sẽ cảm thấy bạn keo kiệt, vì phàn nàn về bạn mà tiến độ công việc cũng giảm đi rất nhiều.
3. Làm việc gì cũng phải công bằng. Về việc tăng ca, nên có quy định cụ thể. Nhân viên phải làm việc hiệu quả chứ không nên chỉ chơi trong giờ hành chính rồi đăng kí làm thêm giờ để kiếm lương gấp đôi. Công việc có hoàn thành xong đúng giờ hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức cá nhân.
Tại sao anh lại có cách đối xử với mỗi người khác nhau? Điều này sẽ rất bất công với người khác, làm như vậy sao giữ được lòng người?
4. Nói chuyện nên có giới hạn, đừng vì bản thân có chức quyền mà nói nặng người khác. Tôi đã làm việc rất chăm chỉ để lấy hợp đồng mới về cho công ty. Tuy dự án này có mức lương hàng năm không cao, nhưng bạn cũng không cần trừ tiền và phê bình tôi trước mọi người chứ?
5. Đừng bao giờ dùng hành vi cá nhân để quản lý công ty, và cho rằng công ty là của mình. Tâm lý hẹp hòi sẽ khiến việc quản lý công ty trở nên lộn xộn, không theo hệ thống.
6. Tôi thích làm việc tự do, không thích bị ràng buộc và thích có không gian thể hiện khả năng của mình. Nhưng những điều này công ty đều không thể đáp ứng, nhận rõ công ty không phù hợp với mình, vì thế tôi đã xin từ chức.
7. Công ty chính là một khu tập thể xã hội thu nhỏ, dù công ty trước kia từng thành công rực rỡ thế nào, thì hiện tại nó đang thiếu đi bầu không khí đoàn kết, mỗi nhân viên đều không có cảm giác an toàn. Đã nhiều năm, nhưng những nhân viên kì cựu đều không được thăng chức, tăng lương hay tổ chức tham gia bất kì khóa học nâng cao kĩ năng nào cả.
Thưa sếp, anh có thể tìm được một nhân viên giỏi hơn tôi, nhưng không thể chỉ dựa vào tiền để giữ trái tim nhân viên mãi trung thành. Việc từ chức của tôi sẽ không làm ảnh hưởng đến công ty, nhưng mong rằng sếp có thể thay đổi vài thói quen trong quá trình quản lý của mình. Chúc công ty ngày một phát triển thịnh vượng.
Làm nhân viên đã khó, làm sếp lại càng khó hơn. Mỗi người trong quá trình trưởng thành và phấn đấu từng ngày nhất định sẽ không thể tránh được việc phải phạm sai lầm. Chỉ mong sếp có thể biết lắng nghe và tìm cách thay đổi để bản thân ngày một tốt đẹp hơn...
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị