Trong truyện "Tam Quốc diễn nghĩa" – một trong Tứ đại danh tác của Trung Hoa, Quan Vũ được xem là một vị Thánh nhân võ nghệ cao cường, lại là người có phẩm tiết trung nghĩa nhân dung, hình ảnh cao lớn, dũng mãnh, uy vũ của Quan Vũ đã đi sâu vào tâm thức của nhiều người.
Quan Vũ là một trong ba nhân vật trong "kết nghĩa vườn đào", ông cùng Lưu Bị và Trương Phi có tình cảm rất tốt, đến mức đến tận cuối đời ông vẫn theo phò tá Lưu Bị, lúc nào cũng luôn cố gắng bảo vệ chu toàn cho Lưu Bị.
Cũng chính người anh hùng này trong một lần chiến bại bất đắc dĩ phải đầu quân cho Tào Tháo, nhưng sau khi lập công xong ông lại xin được quay về bên Lưu Bị, trung thành phó tá cho Lưu Bị.
Người anh hùng tận tụy, trung thành ấy, bất khả chiến bại trên chiến trường, cả đời ông từng chém đầu không biết bao nhiêu kẻ thù, chỉ tính riêng tướng lĩnh đã giết 16 người. Trong bối cảnh thiên hạ loạt lạc, quần hùng tranh bá, chiến tranh liên miên khi đó, việc chém giết cũng là chuyện thường tình, hơn nữa Quan Vũ lại là một mãnh tướng thường xuyên xuất chinh nên ông hầu như không biết hối hận là gì.
Nhân vật khiến Quan Vũ hối hận sau khi giết là ai?
Thế nhưng có một trường hợp ngoại lệ. Quan Vũ đã từng vô cùng hối hận khi giết một người, người này chính là Tuân Chính – Phó tướng dưới trướng của Kỷ Linh (Kỷ Linh là tướng dưới trướng Viên Thuật).
Hình ảnh nhân vật trên phim.
Bấy giờ, Tào Tháo tấn công Từ Châu, tiêu hao rất nhiều binh lực cùng tài lực, nhưng cũng chưa từng một lần công phá thành công. Khi hai bên vẫn đang duy trì cục diện giằng co như thế, Tào Tháo phải nhờ đến Tuân Úc nghĩ kế sách. Tuân Úc quả nhiên nghĩ ra được kế "lưỡng hổ tranh thực" cùng kế "khu hổ thôn lang".
Theo kế sách của Tuân Úc, Tào Tháo gây mâu thuẫn giữa ba người Lưu Bị, Lã Bố và Viên Thuật bằng cách tấn công tâm lý, nhân cơ hội châm ngòi ly gián, làm suy yếu thế lực của các thế lực này, từ đó dễ dàng chiếm đoạt Từ Châu.
Đầu tiên, Tào Tháo khiến Lưu Bị và Lã Bố trở mặt chống lại nhau, Lưu Bị bị dồn ép phải bỏ chạy đến Phi Thành. Lúc ấy, Tào Tháo cử người mang chiếu thư của Hoàng đế đến cho Lưu Bị, lệnh Lưu Bị tấn công thảo phạt Viên Thuật; đồng thời còn gửi tin mật báo cho Viên Thuật, nói rằng Lưu Bị đang có âm mưu muốn đánh chiếm Thọ Xuân của ông ta, khiến Viên Thuật tức giận, lệnh cho Kỷ Linh dẫn theo mười vạn quân, tiến đánh Lưu Bị.
Khi ấy Lưu Bị chỉ có khoảng mấy nghìn nhân mã, vốn đã chẳng phải đối thủ của mười vạn quân do Kỷ Linh thống lĩnh nên Lưu Bị muốn hòa giải với Viên Thuật. Vì muốn giảng hòa với Viên Thuật nên Lưu Bị dặn Quan Vũ tuyệt đối không được gây hấn với quân của Viên Thuật.
Hình ảnh nhân vật Quan Vũ trên phim.
Lý do giết Tuân Chính
Nhưng trên chiến trường hỗn loạn, phức tạp, lúc đầu Quan Vũ vẫn luôn nghe theo lời dặn của Lưu Bị, nhưng một Quan Vũ kiêu ngạo lại nhiều lần bị Tuân Chính chửi mắng, sỉ nhục nên về sau, ông đã đánh mất lí trí, trong giây phút tức giận đã giết chết Tuân Chính, điều này đã hoàn toàn hủy hoại cơ hội hòa giải với Viên Thuật.
Quan Vũ giết chết Tuân Chính, Viên Thuật bất cứ lúc nào cũng có thể dẫn quân báo thù, khiến cho tình thế của Lưu Bị không còn khả quan, cuối cùng chỉ đành phải đầu quân cho kẻ thù là Tào Tháo, mưu kế của Tào Tháo vì thế mà thành công.
Sau khi đầu quân cho Tào Tháo, Lưu Bị cũng sống không dễ dàng, suy cho cùng khi ấy Lưu Bị vẫn luôn chống đối Tào Tháo, cho nên Tào Tháo tất nhiên sẽ không đối xử thoải mái với Lưu Bị.
Hơn nữa Tào Tháo trời sinh đa nghi, ông ta cũng lo lắng liệu Lưu Bị có phải thật lòng đầu hàng hay không, cho nên Lưu Bị cùng Quan Vũ buộc lòng phải giả vờ như không có lòng phản bội, ngoan ngoãn nghe lời không kiếm chuyện, nhờ đó mới có thể qua mặt được Tào Tháo.
Quan Vũ khi đó đã vô cùng hổ thẹn, áy náy, bởi vì suy cho cùng cũng chính vì sự kích động nhất thời của bản thân mới tạo nên cục diện tồi tệ đó, hơn thế chính vì Lưu Bị không hề trách mắng ông nên Quan Vũ lại càng thêm hối hận.
Pháp luật & bạn đọc