Trong biển người bao la muôn trùng muôn vẻ, nhiều mối quan hệ đến bên bạn rồi vội lướt qua, từ thân thiết đến tuyệt giao trong im lặng cũng là điều bình thường. Chỉ có những ai biết rõ tính cách bạn, đồng cam cộng khổ cùng bạn, hiểu được niềm vui và nỗi buồn của bạn mới không bao giờ rời xa bạn mà thôi. Những mối quan hệ lâu bền và thoải mái này không phải chỉ do cùng quan điểm và chung sở thích, mà là còn thấu hiểu được 3 quy tắc ẩn sau đây:
Có một điều rất đau lòng rằng: Người mà bạn đã từng nói chuyện mỗi đêm một ngày nào đó vẫn chưa trả lời tin nhắn của bạn, bạn nói nếu anh ta không trả lời tin nhắn, bạn sẽ xóa cuộc trò chuyện này vì bạn không muốn trải qua cảm giác thất vọng khi mất tất cả.
Để tôi kể cho bạn nghe chuyện như sau:
Bạn có biết cuộc hôn nhân Lỗ Tấn và người đàn bà bị ruồng bỏ tên Chu An là do gia đình sắp đặt chứ Lỗ Tấn chưa hề yêu Chu An, một cô gái Thiệu Hưng bình thường, người thấp bé gầy guộc, gò má cao, trán dô, chân bó, không những không đẹp mà còn chậm chạp, không hoạt bát như một cô gái trẻ bình thường khác.
Thượng đế cố tình trêu ngươi, khiến người ta phải nghi ngờ. Lỗ Tấn là một chiến sĩ đứng ở hàng đầu chống phong kiến mà lại phải lấy Chu An - một người đàn bà bảo thủ nhất, tầm thường nhất? Ông cũng có lần muốn nói chuyện với vợ, khoe ở Nhật Bản có món bánh ngọt rất ngon, Chu An vội vã đáp rằng đã được nếm thử rồi. Có lẽ do bị đối xử lạnh lùng nên khi nghe Lỗ Tấn nói vậy, Chu An vội lấy lòng chồng và điều này khiến Lỗ Tấn mất hứng. Loại bánh ngọt ấy, không những cả phủ Thiệu Hưng không có mà cả nước Trung Quốc cũng không có. Chu An làm sao mà biết được. Qua sách báo ư? Cô ta có biết chữ đâu mà đọc?
Sau đó, ông đến với Hứa Quảng Bình, một cô gái trẻ trung kém Lỗ Tấn 18 tuổi, là học trò yêu của Lỗ Tấn ở trường Nữ sư phạm Bắc Kinh, có học thức và khiến ông say mê.
Dù trong tình bạn hay tình yêu, chỉ cần bạn không tương xứng với nửa kia, cho dù bạn có vui vẻ hay cởi mở bắt chuyện thế nào thì đối phương cũng sẽ không chấp nhận bạn, vì bạn làm họ bối rối còn bạn thì cam chịu nhưng chẳng nhận lại được gì.
Trong "Chu Dịch" có một câu nói: "Thượng giao bất siểm, hạ giao bất độc". Nghĩa là đối xử với người dù địa vị có cao đến đâu cũng đừng bám víu, không xu nịnh; còn đối xử với người dù địa vị của họ thấp đến mấy thì cũng phải đối xử nhã nhặn, không bao giờ kiêu ngạo.
Mối quan hệ thực sự giống như hai đầu của cán cân và khi cán cân bằng nhau, nghĩa là không phải bên cao bên thấp. Tình cảm nên được cân bằng từ hai phía chứ không phải là bên này tâng bốc bên kia.
Người tự ti luôn hành động theo biểu hiện của người khác và chỉ hứa suông, vì sợ người khác phật lòng với những lời nói và việc làm "không đúng đắn" của mình.
Ai cũng biết đây là điều tối kỵ trong giao tiếp giữa các cá nhân, thực tế thì đối phương không thích sự thiếu tự tin hay tự phụ của bạn. Bạn càng hành động không đúng, bạn càng như nói với bên kia rằng: "Bạn có thể làm tổn thương tôi, tôi sẽ không để ý đâu."
Bạn đặt người khác trên đỉnh núi còn mình ở dưới chân núi, thì người khác sẽ không nhìn thấy bạn và bạn cũng vậy. Chỉ khi hai người ở cùng một vị trí thì mới ngắm được cảnh đẹp như nhau.
Đúng như Mạc Ngôn đã nói trong bài "Cách đối xử với những người không thích bạn": "Cố ý lấy lòng người khác, chỉ có thể tự mình bị tổn hại. Đừng bẻ cong sự thật chỉ để đổi lấy một đôi mày trầm mặc hờ hững. Không có trí tuệ sẽ không bao giờ bình đẳng."
Haruki Murakami nói: "Làm sao người ta có thể mong đợi có một cuộc sống thú vị với một thái độ chiếu lệ và không hứng thú được cơ chứ."
Khi hòa đồng với mọi người, chúng ta đều sẵn sàng kết thân với những người có thái độ rõ ràng, nói là làm, mà đã làm thì phải có kết quả. Vì thế không bao giờ chiếu lệ, có thể hòa hợp nhưng không đánh mất đi bản chất của mình.
Cho dù một người phi thường và tài giỏi đến đâu, nếu cứ luôn giả tạo thì sẽ không bao giờ có được những mối quan hệ đáng tin cậy với mọi người chứ đừng nói hoàn thành những việc lớn lao. Những người nghiêm túc coi tình bạn là một, hai là hai, công bằng và bình đẳng. Nếu bạn soi mói tôi thì tôi sẽ đối phó với bạn, điều này không chỉ báng bổ tình bạn, mà còn không tôn trọng nhân cách của nhau.
Hòa hợp với mọi người là cả một nghệ thuật, bất kể mối quan hệ là gì, quá thân thiết sẽ áp đặt ý muốn của mình lên người khác còn quá xa sẽ sinh ra sự xa cách nhau. Nếu cả hai đều không đáp ứng được kỳ vọng của nhau thì một ngày nào đó sẽ rất khó khăn để duy trì mối quan hệ và nhanh chóng tan rã.
Quá thân thiết là một thảm họa, vì mọi người đều mất đi sự tôn trọng cũng như dễ đi quá giới hạn của nhau. Còn một mối quan hệ không gượng ép có thể tránh được mất mát và sinh ra năng lượng tích cực.
Các nhà sinh vật học đã từng làm một thí nghiệm thú vị: Họ đưa hơn chục con nhím ra ngoài trời mùa lạnh. Những con nhím rùng mình vì lạnh và theo bản năng, chúng xúm vào nhau để sưởi ấm cho nhau.
Nhưng vì mỗi con nhím đều có gai nhọn trên cơ thể nên gần nhau hơn một chút, chúng sẽ đâm nhau chảy máu và để lại sẹo trên cơ thể của nhau rồi sẽ chạy tán loạn ngay lập tức. Bởi vì thời tiết lạnh giá, chúng chỉ có thể tiến lại gần nhưng bị thương, còn tản ra, lại bị lạnh và đành phải lùi về sau.
Cuối cùng, nếu tìm được một khoảng cách thích hợp, những con nhím này không những có thể sưởi ấm cho nhau mà còn không làm tổn thương những người bạn đồng hành. Các nhà sinh vật học gọi hiện tượng này là: "Quy luật con nhím."
Khoảng cách tạo ra vẻ đẹp, sự tôn trọng và yêu mến nhau. Không phải áp chế, mà là nhường người khác một bước và cũng là chừa một lối thoát cho chính mình, chỉ có loại quan hệ này mới thoải mái lâu dài.
Tại sao mọi người đau khổ? Bởi vì mọi người luôn làm cho nhau xấu hổ, cố chấp theo ý kiến của mình và có hành động không phù hợp với đối phương.
Như mọi người đều biết, khi bạn ở "trên cơ" người khác, bạn có thể thỏa mãn nhu cầu của chính mình, đồng thời bạn đang cung cấp cho người khác lý do để chống lại bạn.
Khổng Tử nói: "Đừng làm điều mình không muốn với người khác".
Một mối quan hệ thoải mái dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, nếu bạn làm tổn thương người khác, bạn cũng sẽ tự làm tổn thương chính mình, khiến người khác vô cùng khó chịu còn bạn sẽ tức giận.
Có câu nói: "Mọi thứ trên đời này đều không thể chịu được sự soi mói. Một khi đã bị soi mói, mỗi người đều ẩn chứa sự bất bình bên trong họ."
Cuộc sống mà, chúng ta đi chiều lòng và nịnh bợ người khác, dễ gây hấn và thích kiểm soát người khác. Nhưng chúng ta đã nhận được gì ngoài sự kiệt quệ về thể xác và tinh thần? Chẳng có gì cả.
Như một số người đã nói: Nếu một mối quan hệ được duy trì mà tôi phải cố gắng hết sức để làm hài lòng người khác, vậy tốt hơn hết là tôi nên quên nó đi.
Đừng làm phiền người khác, đừng ngược đãi bản thân. Dù là tình yêu hay tình bạn, không hẹn mà gặp, không cần quá gượng ép, không phụ lòng người khác, điều quan trọng nhất của cuộc đời là làm cho mình hạnh phúc.
Mọi chuyện đều có sự sắp xếp, có hợp rồi sẽ có tan. Cuộc sống giống như một cuộc hành trình, có rất nhiều người đồng hành cùng bạn trên một chặng đường nhưng lại có rất ít người đi cùng bạn đến cuối cùng, chỉ có bản thân mới là người bạn tốt nhất. Yêu bản thân là sự khởi đầu của một cuộc tình lãng mạn suốt đời.
Charlie Chaplin hay còn gọi là Vua hề Sác-lô, là diễn viên hài nổi tiếng trong các bộ phim câm từ năm 1920-1950. Mặc dù vua hề Sác-lô đã qua đời hơn 50 năm trước, bài học nhân sinh mà ông để lại vẫn tỏa sáng và tiếp tục là nguồn cảm hứng mỗi ngày cho chúng ta bằng sự sâu sắc và sự hài hước của ông.
Bài thơ về yêu thương bản thân của vua hề Sác-lô:
"Khi bắt đầu biết yêu thương chính mình, tôi nhận ra sự thống khổ và cảm xúc đau đớn chỉ là dấu hiệu tôi đang chống lại sự thật của bản thân. Hôm nay, tôi biết rằng đó là SỰ THÀNH THẬT.
Khi bắt đầu biết yêu thương chính mình, tôi hiểu rằng người khác sẽ khó chịu ra sao nếu tôi cố áp đặt những mong muốn lên họ, dẫu tôi biết thời điểm chưa tới và họ chưa sẵn sàng, kể cả khi người đó chính là tôi. Hôm nay tôi gọi đó là SỰ TÔN TRỌNG.
Khi bắt đầu biết yêu thương chính mình, tôi ngừng ao ước về một cuộc sống khác và nhận ra mọi thứ xung quanh đều đang khuyến khích tôi lớn lên. Hôm nay tôi gọi đó là SỰ TRƯỞNG THÀNH.
Khi bắt đầu biết yêu thương chính mình, tôi hiểu rằng dù trong bất kì hoàn cảnh nào, tôi luôn ở đúng chỗ, đúng thời điểm và mọi việc đều xảy ra đúng như nó phải thế. Nên giờ đây tôi có thể bình thản. Hôm nay tôi gọi đó là SỰ TỰ TIN.
Khi bắt đầu biết yêu thương chính mình, tôi ngừng đánh cắp thời gian của bản thân và cũng thôi phác họa những kế hoạch to lớn cho tương lai. Hôm nay, tôi chỉ làm những điều khiến tôi vui và hạnh phúc, làm những việc tôi yêu và khiến tim tôi nhảy múa. Tôi sẽ thực hiện theo cách thức và tiết tấu của riêng mình. Hôm nay, tôi gọi đó là SỰ BÌNH DỊ.
Khi bắt đầu biết yêu thương chính mình, tôi giải phóng bản thân khỏi những điều không tốt cho sức khỏe – thực phẩm, con người, sự vật, tình huống, tất cả những thứ kéo tôi xuống và khiến tôi lạc mất chính mình. Ngày xưa tôi gọi đây là sự ích kỉ lành mạnh. Hôm nay tôi biết rằng đó là YÊU THƯƠNG BẢN THÂN.
Khi bắt đầu biết yêu thương chính mình, tôi chấm dứt việc luôn cho rằng mình đúng và kể từ đó tôi lại mắc ít sai lầm hơn. Hôm nay tôi khám phá ra đó chính là SỰ KHIÊM TỐN.
Khi bắt đầu biết yêu thương chính mình, tôi ngừng sống cho quá khứ và lo lắng về tương lai. Bây giờ, tôi chỉ sống cho hiện tại, khi mọi việc đang xảy ra. Hôm nay tôi sống mỗi ngày, từng ngày và tôi gọi đó là SỰ ĐỦ ĐẦY.
Khi bắt đầu biết yêu thương chính mình, tôi nhận ra rằng suy nghĩ có thể khiến tôi phiền muộn và ngã bệnh. Nhưng khi lý trí kết nối với trái tim, trí não trở thành một đồng minh sáng giá. Hôm nay tôi gọi sự kết nối đó là TRÍ TUỆ CỦA TRÁI TIM.
Chúng ta đừng sợ tranh luận, đối đầu hay gây chuyện với người khác hay với chính mình. Ngay cả những ngôi sao còn va vào nhau, và sản sinh ra các thế giới mới. Hôm nay tôi biết rằng CUỘC SỐNG LÀ VẬY."
Hãy là nhân vật chính trong bộ phim của chính mình chứ đừng mãi đóng vai phụ trong bộ phim truyền hình của người khác. Mong bạn hãy quan tâm đến cảm xúc của mình trong suốt quãng đời còn lại, sống đúng với bản thân, sống vì người khác và bằng lòng với hiện tại.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị