Muốn đánh giá một người có cơ hội thành công hay không, hãy xem liệu anh ấy có thể sống hết mình với đam mê hay không.
Muốn đánh giá một người có thực sự ưu tú hay không, hãy xem anh ta có quyền tự chủ hay không, anh ta có thể tự lên dây cót cho các kế hoạch của bản thân hay không.
Quả thực có rất nhiều điều trong cuộc sống và công việc khiến chúng ta muộn phiền. Chẳng hạn như sếp bắt bạn làm những việc mà bạn không thích, đồng nghiệp đùn đẩy nhiệm vụ cho bạn khiến bạn tan làm muộn và gia đình không hiểu cho bạn… Đang rối bời thì phải nhanh về nhà thôi, nhưng vừa đến thì thang máy đã đóng cửa. Bạn cảm giác như thể cả thế giới đang chống lại mình. Vậy bạn phải làm gì đây?
Thở dài là hành động thường thấy nhất và những lời phàn nàn thường được nghe nhất. Sau đó, những câu phàn nàn, than vãn xuất hiện ngày càng nhiều và từ ngày này qua ngày khác. Tại sao bạn lại làm điều này và tại sao không chọn cách tích cực hơn? Có thực sự không có sự lựa chọn không?
Tự chủ là một tính cách rất quý của mỗi người. Marshall Goldsmith, một chuyên viên điều hành và tác giả của nhiều tác phẩm quản lý văn học giáo dục đã gọi những người không có quyền tự chủ là "nô lệ mặc áo trắng". Có thể những điều tồi tệ đó là có thật, nhưng họ không bao giờ tin và không có sự lựa chọn để giải quyết những điều tồi tệ đó.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Victor Frankl bị đưa đến trại tập trung Auschwitz. Ông ấy mặc một bộ đồng phục tù nhân và xếp hàng chờ đợi phán quyết của số phận như bao tù nhân khác. Những người được lính canh chỉ điểm ngẫu nhiên sẽ được xếp vào bên trái của đội và đưa đến một nơi mà họ không biết tên. Đó là một lò thiêu cách đó vài trăm mét, nơi tiễn những con người bất hạnh đó lên thiên đường. "Bạn của anh về trời rồi." Người bạn tù nói với anh ta. "Cuộc sống thực sự vô vọng và đáng sợ. Tôi không biết khi nào đến lượt mình."
Nhưng có phải thực sự là không có sự lựa chọn?
Victor đã chọn cách đối mặt với đau khổ một cách tích cực. Ông ta dùng chai thủy tinh để cạo râu mỗi ngày, ca hát, tham gia các hoạt động trong trại tập trung, và chọn thái độ chủ động hơn. Sau chiến tranh, Victor bước ra khỏi "địa ngục trần gian" và viết cuốn sách nổi tiếng (tạm dịch) là "Tiếng gọi ý nghĩa".
Con người có thể bị tước đoạt mọi thứ, nhưng tự do cuối cùng trong bản chất con người, tự do lựa chọn thái độ sống trong bất kỳ khó khăn, bất hạnh nào thì không bao giờ bị tước đoạt. Quyền tự do lựa chọn thái độ sống là quyền tự do cuối cùng mà một người có thể có được.
Là một cá nhân, nếu nhìn ở góc độ cộng tác xã hội, người không có quyền tự chủ cũng rất kinh khủng, người khác thậm chí không dám hợp tác với bạn.
Netflix áp dụng một nguyên tắc cổ điển: Chỉ tuyển người có trách nhiệm.
Netflix cho rằng những nhân viên có trách nhiệm, người mà mọi công ty đều muốn tuyển không chỉ xứng đáng được tự do làm việc, họ thậm chí còn phát triển mạnh hơn trong môi trường thoải mái. Lãnh đạo hay giám đốc nhân sự nên cân nhắc việc tạo nên một môi trường lý tưởng cho tổ chức mình, nơi mà các cá nhân không bị áp chế bởi vô số quy tắc để giúp họ có thể phát huy tối đa giá trị của bản thân. Chỉ cần bạn đưa ra mục tiêu, hãy nghĩ ra cách để tháo gỡ, thăng tiến và mang lại kết quả.
Nếu bạn cần ai đó để dỗ dành để bạn làm việc giống như cha mẹ bạn dỗ dành bạn, đây không phải là người trưởng thành, có trách nhiệm, đây là một đứa trẻ con trong thân xác người lớn. Khi các công ty tuyển người, cũng có một quy tắc: Họ chỉ thuê người có kĩ năng và thái độ. Nghĩa là: Tuyển những người có thái độ tốt và sau đó phát triển khả năng của họ.
Có quyền tự chủ hay không chính là điểm khác biệt cơ bản nhất giữa nhân viên xuất sắc và nhân viên bình thường. Trên thực tế, không phải ai cũng may mắn gặp được người kiên nhẫn. Vì vậy, trước khi cộng tác, trước tiên bạn phải trở thành người tự chủ, như vậy mới có nhiều cơ hội hơn.
Đây là một sự thay đổi trong thái độ sống, bạn có thể chưa từng nhận ra và không thể thay đổi được. Bây giờ bạn nên biết rằng sự thay đổi có thể xảy ra một cách tự nhiên trong tiềm thức. Sau đó, quan sát cuộc sống để trải nghiệm và cảm nhận cái giá phải trả của những người không có quyền tự chủ đắt bao nhiêu.
Tuổi càng trẻ, cái giá mắc sai lầm càng thấp. Dù bạn chẳng mất gì vì lười biếng và chểnh mảng, nhưng may mắn thay, bạn vẫn còn trẻ và còn thời gian để sửa sai nên việc bạn trả giá cũng nhẹ hơn. Hãy học cách tự chủ trong những thất bại và thất bại gần như là một đặc ân để người trẻ tôi luyện mình. Nếu bạn không còn trẻ và không thể chịu đựng được sự vùi dập của thất bại, bạn có thể nhìn những người đã trải qua đau khổ, nhưng chỉ có trải qua bão tố, ta mới biết trân trọng những ngày nắng ấm. Cũng giống như một số người quen sống trong giàu có, bỗng một ngày bị phá sản, sau đó họ miệt mài làm việc, biết khiêm tốn, họ chợt hiểu ra ý nghĩa của siêng năng, chăm chỉ. Cũng giống như một số người thức đêm hàng ngày, một ngày kia phát hiện mình không may mắc bệnh hiểm nghèo, rồi khỏi bệnh và xuất viện, họ chợt nhận ra rằng mình nên chăm sóc cơ thể mình nhiều hơn.
Nếu những hố sâu ấy có những người đi trước trải nghiệm thay mình rồi thì sao mình lại phải gục ngã và trải nghiệm thêm để làm gì?
Dù bạn là người như thế nào, nếu bạn muốn thực sự có quyền tự chủ, bạn phải chứng kiến hoặc trải qua sự thất bại to lớn đó, nhận ra nỗi đau to lớn và tận hưởng niềm vui khi vượt qua nó, để trở thành một người thực sự năng động.
Phước lành sẽ đến với những ai đã học được tính tự chủ sau những thất bại và đau khổ. Tôi cũng mong bạn có thể có được phẩm chất và khả năng quý giá nhất này mà không phải chịu đựng quá nhiều.
Tôi hy vọng bạn có thể lấy lại sự lựa chọn của mình và có một cuộc sống mà bạn mong muốn.