01
Nhận thức rõ bản thân, khiêm tốn
Tôi từng đọc một câu chuyện như này: Một con muỗi bay lên đầu con trâu, nhưng con trâu chỉ chú tâm vào chuyện ăn cỏ, không hề để ý tới sự tồn tại của con muỗi. Con muỗi đợi rất rất lâu, vì muốn thu hút sự chú ý của con trâu, nó nói với trâu rằng: "Trâu ơi, tớ đi đây nhá."
Con trâu vẫn chẳng thèm để ý, tiếp tục ăn cỏ.
Một lát sau, con muỗi lại lớn tiếng nói: "Ê, tớ đi thật đây này!"
Con trâu vẫn chẳng hề để ý tới con muỗi.
Cuối cùng, con muỗi tức giận nói: "Này, tớ sắp đi thật rồi, sao cậu không thèm để ý gì đến tớ vậy?"
Con trâu nuốt nốt cỏ trong mồm rồi dề dà nói: "Cậu đến tôi còn chẳng để ý, cậu đi rồi thì liên quan gì đến tôi."
Một người nếu giống như con muỗi, không nhận thức được độ nặng nhẹ của bản thân, cuối cùng sẽ rơi vào hoàn cảnh ngượng ngùng.
Giống như Newton từng nói:
"Tôi giống như đứa trẻ chơi cát ở trên bãi cát, biển lớn chân lý trước mặt vẫn còn là ẩn số, vẫn chưa được khám phá."
Một người nếu có thể nhận thức rõ hiện thực, nhận thức rõ vị trí của mình, nhận thức rõ được thiếu sót của mình, mới có thể khiêm tốn mà tiếp nhận những đánh giá từ bên ngoài, đồng thời kịp thời thay đổi bản thân.
Mai Lan Phương, bậc thầy về Kinh Kịch nổi tiếng của Trung Quốc trong một lần biểu diễn xong, đã bị một khán giả lớn tuổi phía dưới nói vọng lên sân khấu rằng: "Cái gì mà diễn viên nổi tiếng, dáng bộ múa kiếm không ra đâu mà cũng đòi lên sân khấu biểu diễn."
Sau khi xuống sân khấu, Mai Lan Phương gạt hết lời khuyên của người khác sang một bên, khăng khăng muốn tới chào hỏi vị khán giả lớn tuổi ban nãy mắng mình.
Gặp vị khán giả ấy, Mai Lan Phương cung kính cúi người, lễ phép nói: "Phần biểu diễn của vãn bối không tốt, nhưng tôi một lòng muốn truyền bá tinh hoa đất nước, hi vọng cụ chỉ dạy thêm."
Vị khán giả lớn tuổi ban đầu sắc bén cự tuyệt, nhưng sau khi thấy thái độ khiêm tốn, thành khẩn của Mai Lan Phương, ông nhàn nhạt nói: "Cậu diễn rất tốt, cái chưa đủ ở đây đó là cậu múa cái kiếm pháp của nam giới, nó không phù hợp với thân phận Ngu Cơ."
Mai Lan Phương sau khi nghe xong bỗng như bừng tỉnh…
Điều đáng quý nhất của một người đó là dù có đang ở trên đỉnh vinh quang, họ vẫn duy trì được sự khiêm tốn của mình, dám chấp nhận những phê bình và sự chỉ giáo của người khác; điều hiếm có nhất của một người đó là họ luôn để thấp cái tâm thái của mình xuống, nhận thức được sự giới hạn cũng như những điều còn thiếu xót của mình.
Người càng ở tầng cao, càng khiêm tốn!
02
Buông bỏ sự kiêu ngạo, thiện đãi kẻ "dưới cơ mình"
Cách đây vài tháng, câu chuyện một sinh viên đại học mắng chửi một anh shipper đã trở thành chủ đề nóng trên các trang mạng xã hội Trung Quốc.
Một sinh viên của một trường nào đó thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc đã đặt đồ ăn bên ngoài, nhưng vì quản chế do tình hình dịch bệnh mà anh shipper không thể mang đồ ăn vào trường, anh chỉ có thể đứng ngoài gọi điện cho bạn sinh viên ra lấy.
Điện thoại không gọi được, anh shipper nhắn tin cho cô sinh viên: "Đồ ăn em đặt đã tới rồi, sao em không nhận điện thoại của anh vậy?"
Nào ngờ, cô nữ sinh nhắn tin trả lời anh shipper với một loạt từ ngữ khó nghe: "Người khác vào được anh không vào được mà còn trách tôi ư? Anh là cái thá gì? Con heo ở đáy xã hội như anh (nguyên gốc 底层猪, 底层: tầng thấp, 猪: con lợn) cả đời này cũng chỉ là cái đồ ở dưới đáy xã hội thôi anh có biết không? Ngồi đấy mà suy nghĩ lại cái thái độ của mình đi…"
Chà đạp vào tôn nghiêm của người khác để nâng cao vị thế của mình là là biểu hiện đê hèn nhất của một người.
Mark Twain từng nói: "Tôi đáng giá phẩm chất của người khác, không phải là nhìn vào cách mà anh ta đối đãi với những người ở trên mình, mà là thái độ của anh ta với những người dưới cơ mình."
Phẩm hạnh của một người ra sao, cứ nhìn vào cách anh ta đối đãi với kẻ yếu thế hơn là biết liền.
Trong một chương trình truyền hình thực tế nọ, có một tiết mục biểu diễn tới từ hơn 50 em bé vùng nông thôn, các em biểu diễn tiết mục múa trống. Sau khi màn biểu diễn kết thúc, một số bình luận viên trẻ ngồi tại trường quay đã có những bình luận thiên về chỉ trích như này:
"Tiết mục không có nhiều biến hóa, không có sự đột phá sáng tạo";
"Kĩ năng như này tương lai chưa chắc đã kiếm cơm được";
"Nhiều em tụ lại trong một tiết mục như vậy, không có trọng tâm, không biết nên xem ai" …
Lúc này, một vị khách mời đã lên tiếng: "Nhiều người như vậy, múa đều vốn dĩ đã là một chuyện rất khó. Là các bạn không trông thấy mỗi một khuôn mặt của các em nhỏ ấy, làm ơn đừng chỉ trích những nỗ lực của các em ấy, các em ấy chính là những người kế thừa truyền thống của đất nước."
Một câu nói, khiến mỗi một em nhỏ, mỗi một người ở trường quay đều cảm thấy ấm áp.
Một nho gia nổi tiếng từng nói: "Dĩ thức càn khôn đại, ưu liên thảo mộc thanh."
Người càng ở trên cao, càng có thể cảm thông được với sự không dễ dàng của người khác.
Kẻ mạnh đích thực càng là một người lương thiện, biết cảm thông với người khác.
03
Gặp chuyện khoan dung, chừa cho người khác đường lui
Đạo đối nhân xử thế cao minh nhất của một người chính là khi nói chuyện, làm việc hay qua lại với người khác, hãy chừa cho họ một đường lui.
Một tác gia nước ngoài có tên Tang Feng từng chia sẻ một câu chuyện như này trong cuốn sách của mình: Anh cùng một vài người bạn tới một quán trà nọ uống trà, quán trà trang trí vô cùng cổ kính và có phần sang trọng, có tượng Phật, thư pháp và tranh vẽ…
Chủ quán là người quen với một trong số những người bạn của Tang Feng, sau khi pha trà cho họ xong, chủ quán bắt đầu giới thiệu về sự quý báu của các loại trà ở đây.
"Những loại trà này, e là mọi người sẽ không thể tìm thấy ở bên ngoài. Những loại trà này mà các bạn nhìn thấy bên ngoài đều là giả, chè ở đây đều là đích thân tôi bao, mỗi năm tôi đều là người chọn lá chè trước rồi mới tới người khác. Trà ở những nơi khác không thể nào so sánh được với trà của tôi."
Một trong số những người bạn gồi đấy chỉ mỉm cười, im lặng nghe không nói gì. Nhưng chính anh ấy lại là người trong ngành, trà Ô Lông và trà Phổ Nhĩ tốt nhất trong nước đều do tập đoàn công ty anh ấy kiểm soát. Chọn bừa ra vài loại từ kho, ông chủ ở đây chắc cũng chưa thấy bao giờ.
Người từng trải nhiều rồi mới có cái khí thái, không đi tranh biện, không đi nói toẹt ra khiến người khác ngượng ngùng. Giữ lại cho người khác thể diện cũng là một cách để giữ hòa khí, giữ quan hệ.
Có một câu chuyện như này: Một công ty nọ chuẩn bị sa thải nhân viên, ông chủ gọi một trong số các nhân viên tới và hỏi anh ta: "Cậu thấy cậu T. thế nào? Nghe nói hai người là đối thủ cạnh tranh của nhau."
Người nhân viên nói: "Tôi thấy anh ấy là người tỉ mỉ, chăm chỉ làm việc, làm việc với anh ấy tôi cảm thấy có nhiệt huyết, có không khí làm việc hơn rất nhiều."
Kết quả, nhân viên này và T. đều được ông chủ giữ lại.
Chừa đường lui cho cả đối thủ cũng là đang chừa lại cho mình nhiều cơ hội và không gian hơn, đây là một trí tuệ trong xử thế, càng là tầm nhìn trong làm người.
Biết nhường nhịn, khoan dung, độ lượng mới là cảnh giới cao nhất trong giao tiếp giữa người với người.
04
Đối nhân xử thế, đừng đánh mất đi 3 bảo vật này:
Khiêm tốn, mới biết thế nào là trời cao, thế nào là đất rộng.
Thiện đãi kẻ yếu thế, biết tôn trọng người khác, lời nói mới đem theo sự ấm áp, hành vi mới có trọng lượng.
Khoan dung, độ lượng, chừa cho người khác thể diện, mới đắc được nhân tâm, mới nắm được đại cục và cơ hội.
Sống ở đời, dĩ nhân vi thiện mới không hổ thẹn với đất trời, không hổ thẹn với lòng người.
Những năm tháng sau này, giữ cho mình ba bảo vật này, phúc khí tự nhiên ắt tìm đến.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị